Cẩm Nang | Đau bả vai phải lan xuống cánh tay là dấu hiệu bệnh gì?

Đau bả vai phải lan xuống cánh tay là dấu hiệu bệnh gì?

Đau bả vai phải lan xuống cánh tay là hiện tượng thường thấy ở những người đang mắc các vấn đề về xương khớp, đặc biệt là các tổn thương vùng vai và cánh tay. Các cơn đau không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày mà còn tác động trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh.

Trong bài viết này, hãy cùng Hapacol tìm hiểu nguyên nhân và lắng nghe các phân tích từ những bác sĩ lâu năm trong việc điều trị vấn đề này.

1. Đau bả vai phải lan xuống cánh tay là gì?

Đau bả vai là hiện tượng thường xuyên xảy ra, đặc biệt là ở những người có vấn đề về xương khớp. Khi cảm giác đau trở nên nghiêm trọng, nó có thể kéo dài xuống cánh tay, tạo ra khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày. Vùng vai là nơi chứa các khớp xương linh động nhất trên cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiều chuyển động cần thiết. Sự linh hoạt này cũng là nguyên nhân khiến chúng dễ bị suy yếu và chịu nhiều áp lực từ các tác động bên ngoài.

Đau bả vai phải lan xuống cánh tay gây ra khó khăn trong các hoạt động hằng ngày

Đau bả vai phải lan xuống cánh tay gây ra khó khăn trong các hoạt động hằng ngày

2. Một số triệu chứng thường gặp của đau bả vai lan xuống cánh tay phải

Tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh lý cụ thể, các triệu chứng đau bả vai phải lan xuống cánh tay có thể biến động và khác nhau ở mỗi người. Dưới đây là một số dạng biểu hiện phổ biến mà người bệnh thường trải qua:

  • Cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội: Bạn có thể sẽ gặp phải trường hợp đau vai gáyđau lưng, có thể là cảm giác nhức nhối hoặc đau dữ dội.
  • Đau nhức ở cả hai bả vai: Có thể lan xuống phía trên cả hai cánh tay, gây ra khó khăn trong các hoạt động thường ngày.
  • Khó khăn trong việc xoay vùng cổ: Cơn đau tại vùng cổ và vai gáy có thể làm cho việc cử động đầu trở nên khó khăn, và việc đưa vai lên cao có thể bị hạn chế.
  • Cảm giác tê bì, mất cảm giác: Cả hai cánh tay hoặc thậm chí các ngón tay có thể trải qua cảm giác tê bì, mất cảm giác và khó khăn khi cầm nắm đồ vật.
  • Triệu chứng thần kinh: Một số trường hợp có thể gặp các vấn đề như hoa mắt, chóng mặt, rối loạn chức năng hệ thần kinh và khả năng đi lại không ổn định.
  • Suy giảm chức năng và hạn chế chuyển động: Nguyên nhân có thể làm suy giảm chức năng của bả vai và cánh tay, đồng thời giảm phạm vi chuyển động của các khớp.

Bên cạnh triệu chứng về đau bả vai lan xuống cánh tay phải thì có thể bạn sẽ quan tâm: Đau Nhức Tay Trái: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Đau bả vai phải lan xuống cánh tay đi kèm với nhiều triệu chứng

Đau bả vai phải lan xuống cánh tay đi kèm với nhiều triệu chứng

3. Đau nhức bả vai và cánh tay phải là dấu hiệu của bệnh gì?

Tình trạng đau nhức bả vai phải lan xuống cánh tay có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý xương khớp đáng báo động.

3.1. Thoái hóa cột sống

Đau bả vai lan xuống cánh tay phải là một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh thoái hóa cột sống cổ. Ngoài cảm giác đau nhói và khó chịu ở vùng vai, bệnh còn thể xuất hiện các triệu chứng khác như đau, nhức, hoặc khó khăn khi cử động cổ, có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, thậm chí vài tháng.

Nếu không được chăm sóc và chữa trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm như biến động huyết áp bất thường, cơn đau tim đột ngột, và gây mất kiểm soát về đại tiện hoặc tiểu tiện.

3.2. Thoát vị đĩa đệm

Tình trạng thoát vị đĩa đệm xảy ra khi đĩa đệm, một thành phần nằm giữa các đốt sống đóng vai trò như bộ giảm xóc cho cột sống, trượt ra khỏi vị trí bình thường và gây áp lực lên ống sống hoặc các rễ dây thần kinh.

Khi thoát vị đĩa đệm xảy ra ở cổ (gọi là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ), người bệnh thường trải qua cảm giác đau hoặc cứng ở vùng cổ, vai, và gáy, sau đó lan ra đến cả hai bả vai. Đôi khi, trong một số trường hợp, người bệnh có thể gặp vấn đề đau nhức đầu và chóng mặt.

3.3. Hẹp ống sống

Đây là tình trạng hẹp ống sống, khi phần không gian bên trong cột sống bị thu hẹp, có khả năng tạo áp lực lên tủy sống và các dây thần kinh nằm bên trong. Thoát vị đĩa đệm là một tình trạng nguy hiểm, có thể dẫn đến biến chứng hẹp ống sống.

Bệnh lý này gây ra cảm giác cứng, đau, tê hoặc yếu ở vùng cổ, vai, cánh tay, bàn tay hoặc chân. Trong một số trường hợp, người bệnh còn phải đối mặt với vấn đề thăng bằng hoặc mất kiểm soát về đại tiện hoặc tiểu tiện.

3.4. Trật khớp xương

Trật khớp xương là một tình trạng dễ xảy ra sau khi trải qua các chấn thương từ hoạt động thể thao hoặc tai nạn. Khi khớp vai bị trật, nó có thể biến dạng và gây ra hiện tượng sưng, bầm tím và đau ở vùng quanh vai và cánh tay.

Nếu không được chăm sóc kịp thời, người bệnh có thể phải đối mặt với các tổn thương ở thần kinh, mạch máu, chóp xoay vai và xương bên trong.

Ngoài ra các hoạt động thể theo cũng có thể gây ra tình trạng đau cơ liên sườn để biết thêm chi tiết thì mời bạn tìm hiểu: Đau cơ liên sườn và những điều bạn cần biết

3.5. Viêm khớp

Đau nhức bả vai và cánh tay phải có thể xuất phát từ việc mắc bệnh viêm khớp, đặc biệt là khi kèm theo tiếng kêu từ khớp như lộp cộp. Ngoài ra, vùng xung quanh khớp ở bả vai của người bệnh cũng có thể trở nên sưng, đỏ ửng và có cảm giác ấm khi chạm vào.

3.6. Hội chứng chóp xoay vai

Chóp xoay vai là vùng tập hợp cơ và gân xung quanh khớp vai, chịu trách nhiệm giữ cho chỏm xương cánh tay ổn định khi thực hiện các chuyển động ở vùng vai và cánh tay.

Hội chứng chóp xoay vai có thể dẫn đến hiện tượng đau âm ỉ ở vai, đặc biệt là khi người bệnh cố đưa tay lên. Tình trạng này thường phát sinh sau những chấn thương nặng ở vai hoặc có thể là kết quả của sự thoái hóa tự nhiên và mài mòn của mô gân.

4. Những cách thức điều trị đau bả vai phải lan xuống cánh tay

Chăm sóc tại nhà:

  • Trong nhiều trường hợp, các chấn thương nhẹ như căng cơ hoặc bầm tím ở vùng vai có thể tự phục hồi mà không cần sử dụng thuốc hoặc thực hiện chăm sóc tích cực. Bệnh nhân chỉ cần dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể tự tái tạo, giúp cơ bắp, dây chằng, và sụn đệm trong khu vực vai thư giãn.
  • Nếu cơn đau bả vai nhẹ trong thời gian ngắn do nằm, ngồi sai tư thế hoặc ít vận động, bạn có thể thực hiện các bài tập giảm đau và co duỗi khớp bả vai để giãn cơ và cải thiện sự linh hoạt của các khớp.
  • Chườm nóng cũng là một phương pháp hữu ích cho cả cơn đau cấp tính và mãn tính. Dưới tác động của nhiệt độ cao, cơ bả vai căng cứng sẽ giảm mức độ căng, đồng thời tăng cường lưu lượng máu đến khu vực đó, giảm đau nhức.
  • Nếu đau tại phần mô mềm, đặc biệt là từ vai xuống cánh tay, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) hoặc paracetamol. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt là sau khi đã loại bỏ các nguy cơ như viêm loét dạ dày.
  • Bổ sung vitamin B, C, D, E cũng là một biện pháp hỗ trợ để tăng cường sức đề kháng và cung cấp canxi có thể ngăn chặn tình trạng loãng xương, đặc biệt quan trọng đối với người cao tuổi.

Ngoài ra để biết thêm một số cách điều trị đau bả vai phải lan xuống cánh tay khác thì mời bạn xem qua bài viết: Mách bạn 11 cách giảm đau tự nhiên hiệu quả

Điều trị tại cơ sở y tế:

Khi các triệu chứng đau bả vai phải lan xuống cánh tay trở nên nghiêm trọng, việc đưa người bệnh đi khám sớm là rất quan trọng để tìm hiểm rõ nguyên nhân và điều trị kịp thời.

  • Nếu tình trạng đau nhức bả vai và cánh tay phải xuất phát từ các vấn đề về cột sống, có thể sử dụng cả phương pháp truyền thống và hiện đại như một phương pháp để điều trị. Chẳng hạn, việc áp dụng châm cứu kết hợp với liệu pháp dưỡng sinh và khôi phục chức năng cơ thể có thể mang lại hiệu quả.
  • Trong trường hợp thoái hóa khớp, người bệnh có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau và chống viêm như NSAID hoặc tiêm corticoid tại chỗ để giảm đau và phục hồi hoạt động hàng ngày.
  • Nếu tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, có thể cần được điều trị bằng các phương pháp can thiệp ngoại khoa để cải thiện tình trạng.
  • Trong trường hợp người bệnh trải qua cơn đau âm ỉ, tê lạnh bả vai, có các biểu hiện dị dạng ở chi, thay đổi màu da, sốt cao, đau đầu dữ dội, đau ngực, khó thở, buồn nôn, chóng mặt, người bệnh cần ngay lập tức đến bệnh viện cấp cứu để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị tình trạng đau bả vai phải lan xuống cánh tay

Đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị tình trạng đau bả vai phải lan xuống cánh tay

Như vậy, bạn đã cùng Hapacol tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tình trạng đau bả vai phải lan xuống cánh tay. Nếu các triệu chứng đau nhức ở bả vai và cánh tay không thuyên giảm sau một thời gian, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín và chất lượng để có được tư vấn và chẩn đoán chuyên sâu từ bác sĩ.

 

Các bài viết khác

Cách điều trị hiệu quả khi trẻ 4 tuổi bị táo bón lâu ngày

Tình trạng trẻ 4 tuổi bị táo bón lâu ngày có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc dù...

Trẻ sơ sinh ít đi ngoài có bình thường hay không?

Chăm sóc trẻ sơ sinh là ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là đối với những người vừa mới trở thành cha...

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón và cách xử lý tại nhà

Tình trạng táo bón kéo dài ở trẻ sơ sinh có thể gây ra các vấn đề như nứt kẽ hậu môn,...

Đau đầu ngón tay cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không

Đau đầu ngón tay là triệu chứng khá phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan bỏ qua triệu chứng này...

Cách Vệ Sinh Rốn Cho Trẻ Sơ Sinh Trước Và Sau Khi Rụng

Rốn trẻ sơ sinh nếu không biết chăm sóc đúng cách có thể dẫn tới nhiễm trùng. Mẹ đã biết cách chăm...

Sốt lúc nóng lúc lạnh có nguy hiểm không? Cách điều trị

Sốt là tình trạng thân nhiệt tăng lên cao quá mức bình thường và tình trạng sốt lúc nóng lúc lạnh là...