Cẩm Nang | TOP 5 nguyên nhân đau lưng và cách điều trị tại nhà

TOP 5 nguyên nhân đau lưng và cách điều trị tại nhà

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 80% người từng bị ít nhất 1 lần đau lưng trong suốt cuộc đời. Đây còn là nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết tật trên toàn thế giới? Hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây để hiểu hơn về tình trạng đau lưng cùng những biện pháp điều trị ngay tại nhà hiệu quả nhất.

1. TOP 5 nguyên nhân đau lưng hàng đầu

Do chấn thương hoặc bong gân, căng cơ

Thường xuyên nâng các vật nặng có thể khiến lưng bị căng cơ, tổn thương dây chằng cột sống. Ngoài ra, nếu bạn có thể trạng kém, việc chấn thương lưng liên tục có thể gây ra những cơn đau co thắt cơ.

mang vác vật nặng sai cách có thể dẫn đến đau lưng

Thường xuyên mang vác vật nặng sai cách có thể dẫn đến đau lưng

Béo phì

Tình trạng béo phì làm cho cột sống phải gánh thêm nhiều áp lực, từ đó dễ tổn thương và thái hoá. Cột sống cũng chính là bộ phận chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi trọng lượng cơ thể tăng lên quá mức

Viêm khớp

Thoái hoá cột sống cũng là một nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến bệnh đau cơ lưng. Sụn khớp ở lưng dưới bị tổn thương, suy giảm chất lượng. Theo thời gian, tình trạng này có thể dẫn đến hẹp cột sống.

Loãng xương

Loãng xương là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương thưa dần. Tình trạng này khiến xương giòn, dễ gãy dù chỉ là chấn thương nhẹ. 

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ trong thai kỳ thường xuyên gặp tình trạng bà bầu bị đau lưng 3 tháng đầu, nguyên nhân chính gây ra đau lưng khi mang thai. Thai nhi lớn dần, tử cung trở nên nặng hơn khiến trọng lượng tập trung về phần trước bụng, vì thế các bà bầu đều có xu hướng nghiêng cong người ra phía trước. Điều này khiến cho lưng của các bà mẹ trở nên đau hơn và các cơ ở lưng phải căng hơn.

Nguyên nhân khác

Ngoài ra, đau lưng có thể là hệ quả của một số lý do sau:

  • Nhiễm trùng thận hoặc sỏi thận
  • Sai tư thế khi ngủ, ngồi hoặc tập thể dục
  • Ngồi quá nhiều
  • Hội chứng Equina Cauda, khi bệnh nhân bị mất chức năng thần kinh ở tủy sống dưới.

2. Bệnh đau lưng có nguy hiểm không?

Nhìn chung, đau lưng không phải là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng, Song, tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh nhân sẽ thường xuyên gặp tình trạng đau nhức, mệt mỏi, khó ngủ… Lâu dài sẽ dẫn đến suy nhược, mất tập trung và trí nhớ kém. Vậy bị đau lưng, khi nào thì cần gặp bác sĩ? 

Nếu bạn gặp những cơn đau dữ dội hay bệnh tình diễn tiến nghiêm trọng như yếu liệt các cơ chi dưới, tê bì hoặc mất cảm giác hai chân, mất khả năng vận động… bạn nên trực tiếp đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Một số trường hợp đau lưng có thể dẫn đến ung thư và tổn thương tuỷ sống.

gặp bác sĩ nếu tình trạng đau lưng diễn tiến ngày một nghiêm trọng

Hãy gặp bác sĩ nếu tình trạng đau lưng diễn tiến ngày một nghiêm trọng

3. Chia sẻ cách giảm đau nhức lưng đơn giản tại nhà

Bên cạnh liệu trình của bác sĩ, bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp điều trị đau lưng ngay tại nhà.

Sử dụng chườm đá hoặc liệu pháp nhiệt

Chườm đá có thể làm giảm đi khó chịu và giảm viêm khi đau lưng bước sang giai đoạn cấp tính. Bạn không nên chườm đá trực tiếp lên da. Thay vào đó, quấn viên đá trong một chiếc khăn sạch hoặc gạc mỏng để không làm tổn thương da. Ngoài ra, chườm ấm cũng có thể giảm đau khi tình trạng viêm thuyên giảm. Hãy xem xét xen kẽ giữa hai liệu pháp nóng và lạnh này.

Tập các bài tập Yoga

Người mắc bệnh đau lưng nên thực hiện những bài tập Yoga để cải thiện tư thế cũng như tăng cường sức mạnh của cơ lưng và cơ bụng. Ngoài ra, Yoga còn giúp bạn kéo căng cơ, cải thiện tính linh hoạt ở phần lưng. Bạn có thể tìm đến chuyên gia vật lý trị liệu để biết cách thực hiện bài tập Yoga chính xác nhất.

Duy trì tư thế chuẩn, di chuyển nhẹ nhàng

Khi bị đau lưng, cần tránh khiêng vác vật nặng hay làm việc quá sức. Chỉ nên thực hiện những công việc nhẹ nhàng. Khi vùng lưng xuất hiện tình trạng đau nhức, người bệnh nên nhanh chóng ngừng mọi hoạt động đang thực hiện và nghỉ ngơi 

Nghỉ ngơi, thư giãn, massage vùng bị đau

Một trong những phương pháp để cơn đau lưng thuyên giảm đó là nghỉ ngơi, thư giãn. Song, giữa các thời gian nghỉ ngơi, hãy thực hiện các bài tập Yoga để cải thiện tình hình hiện tại của mình.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng tinh dầu oải hương hay thuốc mỡ Capsaicin để massage vùng bị đau. Đây là thành phần có thể giải mẫn cảm dây thần kinh ở khu vực bạn thoa lên, từ đó giảm cảm giác đau lưng.

Sử dụng thuốc giảm đau không kê toa

Thuốc giảm đau lưng thường được sử dụng để nhanh chóng cắt đi cơn đau. Có 2 nhóm thuốc giảm đau không kê đơn đó là thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID) và Paracetamol (Acetaminophen). Với phương pháp này, bạn có thể nhanh chóng thoát khỏi cơn đau lưng mà lại sử dụng dễ dàng.

Hapacol 650 là loại thuốc giảm đau – hạ sốt với thành phần chính là Paracetamol và tá dược vừa đủ 1 viên. Thuốc có chức năng điều trị các triệu chứng đau trong các trường hợp: đau đầu, đau nửa đầu, đau răng, đau nhức do cảm cúm, đau họng, đau nhức cơ xương, đau do viêm khớp, đau sau khi tiêm ngừa hay nhổ răng. Sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nén, giúp người bệnh dễ dàng sử dụng.

Sản phẩm Hapacol 650 giúp giảm cơn đau nhanh và hiệu quả

Hapacol 650 với thành phần chính là paracetamol giúp giảm cơn đau hiệu quả

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu về đau lưng cũng như nguyên nhân gây đau nhức lưng và cách điều trị thích hợp. Trong trường hợp tình trạng đau lưng liên tục kéo dài hoặc có diễn tiến nặng, bạn cần chủ động đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện uy tín để được kiểm tra và điều trị kịp thời.


Source:

https://www.healthline.com/health/back-pain#home-remedies

Các bài viết khác

Sốt mọc răng và cách hạ sốt khi trẻ mọc răng

Mọc răng đánh dấu bước phát triển của bé từ bú mẹ chuyển sang giai đoạn ăn dặm. Để trẻ mọc răng...

4 nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị nghẹt mũi khó thở

Sốt, nghẹt mũi là hiện tượng thường gặp ở trẻ. Vậy nguyên nhân do đâu và nên xử lý khi bé bị...

Thuốc hạ sốt uống cách nhau bao lâu là an toàn và lưu ý cần biết

Dù mang lại hiệu quả hạ sốt nhanh nhưng sử dụng thuốc hạ sốt quá liều, quá nhiều lần có thể dẫn...

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh viêm xoang trán

Trong nhiều năm trở lại đây, viêm xoang trán đã trở thành một trong những vấn đề nhiễm trùng phổ biến. Tình trạng viêm...

LÀM GÌ KHI TRẺ BỊ ĐẦY BỤNG VÀ SỐT?

Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa và sốt khiến trẻ khó hấp thụ dinh dưỡng, đầy bụng, mệt mỏi, chán...

Viêm họng đỏ là gì? Cách điều trị viêm họng đỏ hiệu quả

Viêm họng đỏ là tình trạng niêm mạc họng bị nhiễm trùng và sưng huyết đỏ. Người mắc viêm họng đỏ thường...