Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ nhỏ, bùng phát mạnh vào thời điểm giao mùa và rất dễ lây lan. Bên cạnh điều trị y tế (nếu cần), việc chăm sóc trẻ đúng cách tại nhà có vai trò rất quan trọng để giúp quá trình hồi phục bệnh nhanh hơn. Vậy bố mẹ nên làm gì và không nên làm gì khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng?
MỤC LỤC NỘI DUNG
Bệnh tay chân miệng (HFMD) là bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Enterovirus gây ra, nổi bật là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Trong đó, Coxsackievirus A16 ít gây biến chứng, người bệnh có thể tự khỏi sau một thời gian nghỉ ngơi. Ngược lại, người mắc bệnh bởi virus Enterovirus 71 lại có nguy cơ tử vong rất cao.
Tay chân miệng gây ra lở loét bên trong/ xung quanh miệng và phát ban/ mụn nước ở tay, chân hoặc mông.
Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi nhưng vẫn có thể xuất hiện ở thanh thiếu niên và người lớn. Tại Việt Nam, tay chân miệng xuất hiện quanh năm ở hầu hết các tỉnh thành. Trong đó 2 thời điểm bùng phát dịch được ghi nhận là từ tháng 3 – tháng 5 và từ tháng 9 – tháng 12. Theo thống kê từ WHO, hàng năm có khoảng 50 000 – 100 000 mắc bệnh tay chân miệng được ghi nhận ở nước ta. Đặc biệt, phía Nam là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất và chiếm hơn 60% các trường hợp trong cả nước.
Phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh tay chân miệng là yếu tố giúp việc điều trị thuận lợi và chăm sóc kịp thời để hồi phục bệnh nhanh hơn. Các triệu chứng trẻ bị tay chân miệng qua từng giai đoạn cụ thể bao gồm:
Từ 3 đến 6 ngày sau khi nhiễm virus. Ở giai đoạn này chưa có biểu hiện ra bên ngoài cơ thể, trẻ vẫn sinh hoạt bình thường.
Triệu chứng sớm nhất của bệnh tay chân miệng là sốt nhẹ, đau họng, sổ mũi, cơ thể mệt mỏi, tiêu chảy vài lần trong ngày, đôi khi sờ thấy hạch ở cổ, hạch ở hàm dưới.
Các vết ban sẽ xuất hiện ngày càng nhiều sau thời gian ủ bệnh.
Từ 7 – 10 ngày tính từ ngày bệnh khởi phát, trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn nếu không xảy ra các biến chứng như trên. Trường hợp xảy ra các biến chứng: sốt cao trên 39°C hoặc sốt cao kéo dài trên 48 tiếng, trẻ quấy khóc, bứt rứt, ói nhiều; ngủ lịm, dễ giật mình, hoảng hốt, run tay chân, thở khó… thì cần cho trẻ nhập viện ngay.
Bệnh tay chân miệng truyền từ người này sang người khác thông qua dịch tiết mũi họng (nước bọt, đờm hoặc chất nước mũi), chất lỏng từ mụn nước hoặc bong vảy và phân. Do đó, bạn rất dễ bị mắc bệnh nếu:
Đối với một số hoạt động giải trí công cộng, chẳng hạn như bơi, bạn có rất ít khả năng bị nhiễm bệnh. Mặc dù hiếm nhưng đây vẫn là yếu tố nguy cơ nếu nước trong hồ không được xử lý đúng cách bằng Clo và bị nhiễm phân từ một người bị tay chân miệng.
Bệnh tay chân miệng là bệnh có tốc độ lây nhiễm khá nhanh, nếu không được kiểm soát tốt có thể sẽ lây lan thành dịch. Đặc biệt, bệnh tay chân miệng thường phổ biến ở trẻ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Do đó, bố mẹ luôn lo…
Trẻ em bị tay chân miệng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thường không dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Một vài trường hợp phát hiện trễ, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm, bệnh gây lở loét trong miệng và cổ họng khiến cho việc ăn uống trở nên đau rát và khó khăn. Một dạng bệnh tay chân miệng hiếm gặp gây ra các biến chứng như:
Đối với phụ nữ mang thai, bên cạnh nguy cơ gặp các biến chứng trên, bệnh còn có thể khiến quá trình mang thai bị ảnh hưởng như sảy thai, thai chết lưu hay dị tật bẩm sinh. Do vậy, phụ nữ mang thai cần đặc biệt cẩn thận khi tiếp xúc với người đang bị tay chân miệng.
Phụ nữ mang thai cần tăng cường đề kháng để phòng tay chân miệng và các bệnh truyền nhiễm khác.
Bệnh tay chân miệng (TCM) là căn bệnh truyền nhiễm do các loại virus khác nhau thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh tuy có thể tự chữa tại nhà nhưng nếu không được phát hiện sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí khiến trẻ tử…
Nếu trẻ bị tay chân miệng ở thể nhẹ, chỉ bị mụn nước hoặc loét miệng thì bố mẹ có thể theo dõi hoặc điều trị tại nhà.
Trẻ bị tay chân miệng nên ăn các loại thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa
Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng, bố mẹ nên xây dựng cho bé một chế độ ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như súp, cháo và bổ sung các thực phẩm có lợi như:
Không cho trẻ ăn các thức ăn cứng và cay nóng. Khi bệnh bước vào giai đoạn nặng, các mụn nước sẽ xuất hiện ở bên trong má, nướu. Nếu bạn cho trẻ ăn thức ăn cứng hay cay nóng sẽ khiến trẻ bị đau, khó nuốt thức ăn, từ đó khiến trẻ sợ ăn và ảnh hưởng tới sức khỏe.
Thức ăn cay nóng sẽ làm vết sưng loét trở nên tồi tệ hơn
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh cho trẻ ăn các loại thức ăn mặn hoặc các loại trái cây có vị chua như cam, quýt. Nếu trẻ không muốn ăn thì bạn cũng không nên ép sẽ khiến trẻ quấy khóc nhiều hơn.
Hiện tại, vẫn chưa có vắc-xin phòng chống bệnh tay chân miệng. Bạn có thể giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh bằng những biện pháp sau:
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ cách chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng để bệnh nhanh khỏi và tránh lây lan sang các bé khác trong nhà. Lưu ý, ngoài chăm sóc đúng cách, bố mẹ cần thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của bé và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu xuất hiện các biến chứng bất thường.
Tìm hiểu thêm:
Nguồn tham khảo:
10 foods to eat if you have HFMD (and what to avoid!). https://sg.theasianparent.com/foods-eat-hfmd-avoid
Hand-foot-and-mouth disease. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hand-foot-and-mouth-disease/diagnosis-treatment/drc-20353041