Cẩm Nang | Cẩm nang | Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 là gì? Cách điều trị hiệu quả

Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 là gì? Cách điều trị hiệu quả

Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 được đánh giá là loại bệnh nhẹ nhất trong tay chân miệng. Tuy nhiên không phải vì vậy mà bạn trở nên lơ là và thờ ơ. Vậy cách điều trị và phòng ngừa tay chân miệng cấp độ 1 như thế nào? Bài viết sau đây của Hapacol sẽ giúp bạn đi tìm hiểu rõ hơn về những nội dung này.

1. Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 là gì?

Tay chân miệng cấp độ 1 là gì? Đây là một trong những căn bệnh phổ biến và thường mắc phải hiện nay. Theo thống kê cho thấy, hầu hết những người bị tay chân miệng cấp độ 1 đều là trẻ dưới 5 tuổi và trẻ dưới 3 tuổi.

Tay chân miệng cấp độ 1 là giai đoạn mắc bệnh nhẹ nhất. Chúng thường xuất hiện với các triệu chứng nhẹ như tổn thương trên da, loét miệng, xuất hiện ít mụn nước và không gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 là gì?

Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 là gì?

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng cấp độ 1

Người bệnh bị tay chân miệng độ 1 thường sẽ xuất hiện rất nhiều biểu hiện riêng. Thông thường biểu hiện dễ nhận biết nhất đó là mệt mỏi, sốt nhẹ, khoảng 38 – 39 độ C. Bên cạnh đó, căn bệnh này còn có những dấu hiệu nhận biết cơ bản như:

  • Đau nhức cơ bắp, cứng cổ, đau đầu, và cảm thấy mệt mỏi toàn thân.
  • Người bồn chồn, khó chịu và hay bất an.
  • Ngủ hay bị giật mình, ngủ không ngon giấc làm cho cơ thể suy yếu.
  • Trẻ em quấy khóc, không chịu ăn và cảm thấy khó chịu trong người.
  • Người bệnh cáu gắt thất thường.

Xem thêm: 3 dấu hiệu bệnh tay chân miệng bố mẹ không thể bỏ qua

3. Cách điều trị bệnh tay chân miệng cấp độ 1 tại nhà

Để giúp bệnh tay chân miệng cấp độ 1 không gây ra biến chứng và nhanh khỏi, cần thực hiện các biện pháp sau đây một cách đúng cách:

  • Nguyên tắc điều trị tay chân miệng độ 1

Hiện tại, chưa có thuốc trị tay chân miệng. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình chăm sóc và điều trị tay chân miệng cấp độ 1 diễn ra an toàn và hiệu quả, bố mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh chỉ khi cần thiết, đặc biệt khi trẻ bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
  • Đảm bảo trẻ có chế độ dinh dưỡng phù hợp để tăng cường sức đề kháng và sức khỏe.
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ một cách thường xuyên và phát hiện sớm các dấu hiệu biến chứng của bệnh tay chân miệng.
  • Đưa trẻ điều trị tại cơ sở y tế uy tín gần nhà nếu trẻ bị tay chân miệng cấp độ 1 và duy trì điều trị ngoại trú.
  • Thường xuyên vệ sinh đồ dùng cá nhân của trẻ bằng dung dịch sát khuẩn y tế.
  • Xịt khử khuẩn và duy trì sạch sẽ môi trường sống xung quanh.

Việc tuân thủ các nguyên tắc này sẽ giúp đảm bảo rằng quá trình điều trị tay chân miệng cấp độ 1 diễn ra một cách hiệu quả và an toàn.

Xem thêm: Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì và cần kiêng gì để mau khỏi?

Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng cấp độ 1, để đảm bảo sự thoải mái và khắc phục triệu chứng, bố mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Khi trẻ bị sốt cao, hãy sử dụng thuốc chứa thành phần Paracetamol hoặc Ibuprofen theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm sốt. Đồng thời, đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và hỗ trợ trong ít nhất 48 giờ sau khi sốt xuất hiện.
  • Thoa gel chứa thành phần Antacid lên vùng vết thương và loét ở miệng để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, dễ nhai và nuốt thức ăn.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh chứa thành phần histamin để giảm triệu chứng ngứa nếu trẻ có mụn nước.
  • Hãy thảo luận với bác sĩ về việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng tại các vết loét do mụn nước gây ra.
  • Hãy tuân theo lịch hẹn tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Đảm bảo rằng trẻ được cung cấp một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và phù hợp với độ tuổi. 

Xem thêm: CẨM NANG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

Thông tin chung về bệnh tay chân miệng cấp độ 1

Thông tin chung về bệnh tay chân miệng cấp độ 1

4. Những câu hỏi thường gặp về bệnh tay chân miệng cấp độ 1

Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 có nguy hiểm không? Bao lâu thì khỏi? Đây đều là những băn khoăn và thắc mắc của người bệnh? Nội dung sau sẽ giúp bạn đi tìm hiểu rõ hơn về nó.

4.1. Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 khỏi trong bao lâu?

Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 thường sẽ khỏi trong bao lâu? Theo thống kê cho thấy, tay chân miệng cấp độ 1 sẽ khỏi bệnh trong khoảng 7-10 ngày nếu bạn biết cách chăm sóc và điều trị phù hợp. Bên cạnh đó nhằm giúp tình trạng bệnh nhân thuyên giảm, bạn cũng cần tham khảo thêm ý kiến đến từ các bác sĩ và chuyên gia có kinh nghiệm.  (1)

4.2. Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 có lây không?

Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 có lây không? Câu trả lời là có. Tay chân miệng có thể lây trực tiếp từ người này sang người khác và chúng cũng rất dễ bùng phát. Tính đến thời điểm hiện tại, bệnh tay chân miệng thường lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa. Vậy nên đối với những người mắc bệnh này bạn cần có cách thức phòng ngừa và phát hiện sớm nhằm tìm kiếm cho mình những cách thức hỗ trợ và điều trị phù hợp nhất.

4.3 Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 có thể gây biến chứng gì không?

Theo như nghiên cứu, tay chân miệng cấp độ 1 nếu để kéo dài thì có thể gây nên các biến chứng xấu ảnh hưởng đến sức khoẻ. Tuỳ vào từng thể trạng của mỗi người và sức đề kháng vốn có mà căn bệnh này sẽ có những chuyển biến và để lại các biến chứng khác.

Trên đây là một số các nội dung liên quan đến tay chân miệng cấp độ 1 mà bạn có thể tìm hiểu thêm. Hy vọng thông qua những nội dung mà Hapacol chia sẻ ở trên bạn sẽ có thêm cho mình nhiều kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến sức khoẻ.

Các bài viết khác

Sốt siêu vi uống thuốc gì để nhanh khỏi

Thời tiết chuyển mùa thường dẫn đến biến đổi trong môi trường sống, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh sôi...

Khi bị đau đầu ăn món gì và ăn ngọt đau đầu không?

Có nhiều người thắc mắc khi bị đau đầu ăn món gì? Những thực phẩm nào là tác nhân gây đau đầu,...

Sau sốt xuất huyết bị phát ban khi nào và bao lâu thì khỏi?

Sốt xuất huyết không phải là căn bệnh quá xa lạ nhưng liệu mọi người đã hiểu rõ về căn bệnh truyền...

Tại sao bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường

Sốt ở trẻ là một tình trạng thường thấy và đôi khi nó có thể làm các ông bố bà mẹ cảm...

Bé bị sốt và ngứa khắp người là bệnh gì, cách chữa trị

Sốt phát ban ngứa ở trẻ em là một hiện tượng phổ biến và hoàn toàn bình thường. Mặc dù có thể...

Những lý do bé hết sốt nhưng ngủ li bì và cách xử lý

Trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch rất kém do các tế bào trong cơ thể còn...