Là một bệnh nhiễm siêu vi gây ra các tổn thương hồng ban, bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng, và đôi khi xuất hiện ở vùng mông, đầu gối của bệnh nhân.
Nguyên nhân do một nhóm virus đường ruột gây ra như:
Dấu hiệu của bệnh
Dấu hiệu cần đưa trẻ đến bệnh viện
Phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có các dấu hiệu biến chứng sau:
Vì sao bệnh tay chân miệng nguy hiểm?
Bệnh hiện chưa có vắc xin phòng ngừa.
Vì siêu vi gây bệnh có thể làm tổn thương não rất nhanh chóng, dẫn đến suy hô hấp, truỵ tim mạch … và có thể gây tử vong rất nhanh chỉ trong 24 giờ.
Chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng
Các việc không nên làm khi chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng:
Sốt xuất huyết và sốt virus rất dễ bị nhầm lẫn vì có một số điểm giống nhau. Xác định đúng bệnh giúp người bệnh có cách điều trị thích hợp và hạn chế biến chứng xảy ra. Dưới đây là cách phân biệt giữa 2 loại bệnh thường gặp…
Trẻ bị bệnh ăn uống rất khó khăn nên thức ăn cho trẻ cần tuân thủ theo nguyên tắc 3 chữ L:
L1 Lỏng: có nghĩa là cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm, giúp trẻ bớt đau đớn khi ăn và dễ tiêu hoá.
L2 Lạt: cho trẻ ăn lạt, đừng nên cho trẻ ăn mặn hoặc thức ăn nhiều chất chua sẽ làm trẻ bị đau rát khi ăn khiến trẻ không muốn ăn uống hoặc bỏ ăn.
L3 Lạnh: nên cho trẻ ăn lạnh để trẻ dễ ăn và không gây kích ứng các vết loét trong miệng.
8 nguyên tắc phòng bệnh tay – chân – miệng:
1. Rửa tay sạch sẽ cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch.
2. Không để trẻ ngậm tay hoặc đưa đồ chơi lên miệng.
3. Cho trẻ ăn chín, uống chín. Không ăn chung thìa bát.
4. Lộc sôi hoặc ngâm dung dịch Cloramin B 2% quần áo, tã lót của trẻ trước khi giặt sạch.
5. Thường xuyên vệ sinh đồ chơi, sàn nhà bằng xà phòng, dung dịch Cloramin B 2% hoặc các chất sát khuẩn thông thường.
6. Người chăm trẻ phải rửa tay nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch, nhất là trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi vệ sinh cho trẻ.
7. Khi thấy trẻ bị sốt và xuất hiện nốt phỏng hoặc mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc niêm mạc miệng, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.
8. Trẻ mắc bệnh phải được nghỉ học và không tiếp xúc với trẻ khác ít nhất 7 ngày. Thu gom xử lý phân của trẻ bằng Cloramin B, vôi bột hoặc tro bếp. Tránh làm vỡ các nốt phỏng của trẻ.