Cẩm Nang | Bệnh tay chân miệng có để lại sẹo không

Bệnh tay chân miệng có để lại sẹo không

Bệnh tay chân miệng có để lại sẹo không là mối quan tâm chung của bố mẹ hiện nay. Thông thường, các vết thương do tay chân miệng gây ra có thể tự lành và biến mất sau 5 ngày. Tuy nhiên, với cơ địa nhạy cảm, cần lưu ý chăm sóc trẻ đúng cách để giảm nguy cơ bội nhiễm và để lại sẹo. 

1. Tổng quan về bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, xảy ra do sự tấn công của 2 chủng virus: virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Đây là những virus sống trong hệ tiêu hóa và có thể lây từ người sang người qua hình thức tiếp xúc thông thường. 

  • Do virus Coxsackievirus A16 gây ra: Đây được xem là thể bệnh nhẹ, có thể tự hồi phục trong vòng 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị.
  • Do virus Enterovirus 71 gây ra: Với tác nhân là virus Enterovirus 71, bệnh để lại những biến chứng nguy hiểm về thần kinh, tim mạch, hô hấp và tăng nguy cơ viêm màng não. 
Hình ảnh khi bé bị bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là loại bệnh truyền nhiễm do virus Coxsackievirus A16 và virus Enterovirus 71 gây ra

Tay chân miệng bắt đầu khởi phát sau 3 – 7 ngày ủ bệnh, với triệu chứng cảm thông thường như mệt mỏi, đau họng và sốt nhẹ. Sau 2 ngày, bệnh nhi bị nổi mụn nước trong khoang miệng (lưỡi, má trong), lòng bàn tay, bàn chân, thậm chí là ở mông hoặc quanh hậu môn. Không chỉ vậy, bệnh còn gây ra những triệu chứng khác, bao gồm: 

  • Đau nhức, mỏi cơ bắp, đau đầu, cứng cổ. 
  • Ngủ không ngon giấc hoặc ngủ nhiều hơn. 
  • Trẻ biếng ăn, ăn không ngon miệng, hay chảy nước miếng do đau họng
  • Trẻ chỉ thích thức uống lạnh và đồ ăn dạng lỏng.

Trường hợp gặp phải những dấu hiệu bất thường như sốt cao không thuyên giảm, giật mình, khó thở và rối loạn ý thức, bố mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. 

2. Bệnh tay chân miệng có để lại sẹo không?

Nổi mụn nước là triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng. Ban đầu, các nốt mụn nổi lên như một vết sẹo nhỏ, hơi đỏ và phẳng. Sau đó, chúng phồng rộp và chứa nước bên trong như quả bóng hình bầu dục, có màu xám. Nếu bệnh diễn tiến thuận lợi với sự chăm sóc đúng cách thì sau khoảng 5 ngày, trẻ có thể tự hồi phục, giảm sốt, đồng thời các bóng nước khi lành không tạo sẹo và gây cảm giác đau ngứa. 

Mặc dù vậy, nhiều phụ huynh còn mắc phải sai lầm khi châm chích, bóp vặn cho bóng nước nhanh vỡ. Điều này khiến các mụn nước bị nhiễm trùng, lở loét, ăn sâu vào bên trong da. Với trẻ sơ sinh, làn da vốn mỏng manh và nhạy cảm. Nếu không được điều trị kịp thời, các vết loét có thể để lại sẹo mất thẩm mỹ. 

Nếu không được chăm sóc đúng cách, bệnh tay chân miệng có thể để lại sẹo

Bệnh tay chân miệng có thể không để lại sẹo nếu như bố mẹ chăm sóc bé đúng cách

3. Cách hạn chế sẹo thâm ở trẻ do bệnh tay chân miệng

Để bệnh tay chân miệng không để lại các vết sẹo, bố mẹ nên áp dụng những cách chăm sóc trẻ tại nhà như sau:

3.1 Chăm sóc vết thương đúng cách

Với các vết thương hở ngoài da, bạn nên lau nhẹ nhàng mỗi ngày bằng nước ấm, sau đó bôi dung dịch sát khuẩn như Betadine, Povidine, Calamine để giảm ngứa và ngăn ngừa bội nhiễm. Ngoài ra, nên kết hợp dùng các loại vitamin C, vitamin PP, vitamin A theo toa của bác sĩ để hỗ trợ cho da và niêm mạc mau lành. 

Cho bé súc miệng bằng nước muối sẽ giúp giảm viêm loét ở miệng

Tập cho bé súc miệng bằng nước muối mỗi ngày để giảm viêm loét ở niêm mạc miệng, lợi và lưỡi

3.2 Sử dụng thuốc bôi theo hướng dẫn của bác sĩ

Không phải trường hợp nào cũng có thể dùng thuốc bôi chân tay miệng ngoài da. Với các mụn nước ít bị vỡ, mau lành sau vài ngày, bạn chỉ cần giữ vệ sinh cho trẻ mỗi ngày là đủ. Trường hợp mụn nước ngày càng to, dễ bị vỡ và nhiễm trùng, hãy dùng thuốc bôi chân tay miệng theo hướng dẫn của bác sĩ để đề phòng nhiễm khuẩn.

Các loại thuốc gây tê, giảm đau tại chỗ như Benzocain, Lidocain, Tetracain nên tránh sử dụng cho trẻ dưới 3 tuổi vì tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như suy giảm hệ miễn dịch, dị ứng, tê lưỡi, mắt mờ và rối loạn nhịp tim. 

Trẻ bị đau họng và viêm loét miệng nên súc miệng bằng nước muối pha loãng 0,9%. Điều này giúp sát khuẩn, làm sạch khoang miệng cũng như giảm đau nhức do vết loét gây ra. 

3.3 Không bóc các vết thương đang lành 

Các nốt phỏng nước do bệnh tay chân miệng gây ra ít khi bị vỡ. Thay vào đó, chúng thu nhỏ lại, khô mài và biến mất sau khoảng vài ngày. Tuy nhiên, quá trình lành vết thương có thể gây ra cảm giác ngứa và khó chịu, dẫn tới một số trẻ dùng tay gãi hoặc bóc các lớp mài đang hồi phục. Điều này khiến vết thương lâu lành, dễ bị nhiễm trùng và tạo sẹo. 

Chính vì thế, bố mẹ cần lưu ý không cho trẻ tự lột các vết thương khi chưa lành. Tốt nhất là cắt ngắn móng tay hoặc đeo bao tay cho bé để giảm tổn thương da do gãi ngứa. 

3.4 Vệ sinh thân thể thường xuyên cho bé

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh tay chân miệng nên để giảm nguy cơ nhiễm trùng, phụ huynh nên tắm cho bé mỗi ngày bằng nước ấm. Thay quần áo mới, thoáng mát cho trẻ sau khi tắm. Quần áo và tã lót của bệnh nhi nên ngâm trong dung dịch sát khuẩn cloramin B 2% hoặc nước sôi trước khi giặt để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm. 

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm một số mẹo dân gian chữa bệnh chân tay miệng hiệu quả nhất

Vệ sinh sạch sẽ cho bé để tránh nguy cơ bội nhiễm

Nên vệ sinh thân thể cho bé bằng nước ấm mỗi ngày để tránh nguy cơ bội nhiễm

Với câu hỏi bệnh tay chân miệng có để lại sẹo không, câu trả lời là không nếu như trẻ được điều trị đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài áp dụng những cách chăm sóc tại nhà, bố mẹ cần đưa trẻ đi tái khám 1 – 2 ngày/tuần để phát hiện và kiểm soát những biến chứng nguy hiểm xảy ra. 

Các bài viết khác

Bị muỗi đốt có thể gây bệnh gì? Điểm mặt 10 bệnh nguy hiểm

Muỗi là một trong những loài động vật hút máu xuất hiện phổ biến ở nhiều quốc gia. Thế nhưng nếu bị...

Mẹ bầu bị sốt xuất huyết khi mang thai có sao không?

Bản thân sốt xuất huyết đã vô cùng nguy hiểm cho người bệnh. Nếu người mẹ bị sốt xuất huyết khi mang...

Phun thuốc diệt muỗi tại nhà và các lưu ý cần biết

Phun thuốc diệt muỗi được nhiều người đánh giá cao là một biện pháp hữu hiệu để phòng tránh dịch bệnh sốt...

TOP 5 các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em

Các bệnh truyền nhiễm như bệnh tay chân miệng, bệnh sởi, sốt xuất huyết, bệnh cúm hay bệnh thủy đậu gây ảnh...

[Giải đáp] Trẻ bị tay chân miệng có tắm được không?

Trẻ bị tay chân miệng có tắm được không là mối quan tâm của nhiều người. Để cải thiện bệnh và giảm...

8 BÍ KÍP GIẢM ĐAU, HẠ SỐT NHANH CHÓNG NGAY TẠI NHÀ

Những triệu chứng đau nhức, cảm cúm có thể là “vị khách không mời” làm gián đoạn khoảng thời gian vui chơi,...