Trẻ bị tay chân miệng có tắm được không là mối quan tâm của nhiều người. Để cải thiện bệnh và giảm nguy cơ nhiễm trùng da, bố mẹ nên tắm cho bé mỗi ngày bằng nước ấm, kết hợp dinh dưỡng khoa học và chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
Tay chân miệng là bệnh nhiễm trùng do virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 gây ra, đặc trưng bởi dấu hiệu sốt và phát ban ở lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc bên trong miệng. Đối tượng mắc tay chân miệng chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi, với khả năng lây nhiễm qua 3 hình thức: Trực tiếp từ phân – miệng; Gián tiếp qua nước, thực phẩm hoặc bàn tay bẩn; Lây truyền qua đường hô hấp (hắt hơi, giao tiếp, ho).
Thời gian ủ bệnh tay chân miệng là 3 -7 ngày. Giai đoạn này hầu như không xuất hiện triệu chứng nào. Khi bệnh khởi phát, trẻ cảm giác mệt mỏi, đau cổ họng và sốt nhẹ.
Sau khoảng 1 – 2 ngày, các mụn nước bắt đầu xuất hiện quanh miệng, bên trong má, lòng bàn tay, mông hoặc xung quanh hậu môn. Một số trẻ còn bị loét miệng với đường kính vết loét 2 – 3 mm ở niêm mạc miệng, lợi và lưỡi, khiến trẻ gặp khó khăn khi nuốt và dễ nhầm lẫn với viêm loét miệng thông thường (nhiệt miệng).
Trường hợp diễn tiến nặng, bệnh còn kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng như:
Lúc này, phụ huynh nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất, đặc biệt là chuyên khoa truyền nhiễm để được theo dõi và điều trị kịp thời, tránh trường hợp trẻ rơi vào tình trạng nguy hiểm như viêm màng não, viêm cơ tim hoặc phù phổi cấp.
[irp posts=”28029″ name=”Bệnh tay chân miệng ở trẻ em: TOP 6 điều bố mẹ cần biết”]
Trẻ bị tay chân miệng không nên kiêng gió, kiêng tắm vì có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng da và để lại sẹo. Thay vào đó, bố mẹ nên tắm cho bé mỗi ngày bằng nước ấm, lau rửa cơ thể nhẹ nhàng để các vùng da bị tổn thương luôn sạch sẽ và thông thoáng.
Ngoài ra, không được tùy tiện chọc vỡ bóng nước, đắp các loại lá cây theo dân gian truyền miệng, muối ăn, chanh, thuốc liền da, chống viêm lên da của trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Vì điều này gây ra tình trạng bội nhiễm nguy hiểm, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.
[irp posts=”31511″ name=”Bệnh tay chân miệng có để lại sẹo không”]
Trẻ nhiễm bệnh tay chân miệng cần được cách ly với trẻ khác trong nhà. Không nên đến nhà trẻ, nơi công cộng, trường học hoặc các khu vui chơi trong 10 – 14 ngày đầu của bệnh. Người lớn khi tiếp xúc và chăm sóc bệnh nhi nên đeo khẩu trang y tế, rửa sạch tay bằng xà phòng để hạn chế lây lan cho trẻ lành.
Mỗi ngày, bạn nên tắm cho bé bằng nước ấm để tránh tình trạng nhiễm khuẩn. Sau khi tắm hãy thay quần áo mới sạch, vải mềm thoáng mát và thấm hút mồ hôi. Quần áo và tã lót của trẻ nên ngâm trong dung dịch sát khuẩn như cloramin B 2% hoặc luộc trong nước sôi trước khi giặt bằng xà phòng, để bảo vệ đề kháng da và ngăn ngừa nguy cơ lây bệnh.
Nếu bị viêm loét trong miệng, hãy tập thói quen cho bé súc miệng bằng nước muối (tốt nhất là nước muối pha loãng). Điều này giúp làm sạch và sát trùng niêm mạc miệng. Ngoài ra, cần chú ý cắt ngắn móng tay hoặc đeo bao tay cho bé để hạn chế trầy xước da do gãi ngứa.
Để cải thiện tình trạng bệnh, các bác sĩ còn chỉ định bạn cho trẻ dùng một số loại thuốc sau:
Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi trẻ bị tay chân miệng có tắm được không. Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm đặc trưng bởi các nốt mụn nước nên bố mẹ cần lưu ý tắm cho bé mỗi ngày để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và tạo sẹo. Đồng thời, xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, sử dụng thuốc theo toa bác sĩ để bệnh nhanh chóng thuyên giảm, phục hồi sức khỏe tốt cho trẻ.
Tìm hiểu thêm:
https://hapacol.vn/tin-tuc/ban-nen-lam-gi-khi-tre-bi-tay-chan-mieng-mot-lan-nua/
https://hapacol.vn/tin-tuc/giai-dap-benh-tay-chan-mieng-bao-lau-thi-khoi/