Những câu hỏi thường gặp

Liều dùng paracetamol cho trẻ như thế nào?
Các thuốc có thành phần Paracetamol là lựa chọn hàng đầu để hạ sốt cho trẻ do độ an toàn cao và ít tác dụng phụ.
Đối với trẻ em liều thường tính theo mg thuốc/kg cân nặng của trẻ,
– Cách mỗi 6 giờ uống một lần, không quá 5 lần/ ngày.- Liều uống: trung bình từ 10 – 15 mg/ kg thể trọng/ lần.- Tổng liều tối đa không quá 60 mg/ kg thể trọng/ 24 giờ.  Trường hợp trẻ bị suy thận, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc tối thiểu là 8 giờ.
Thông dụng nhất là các dạng tọa dược và dạng uống, ngoài ra còn có dạng tiêm truyền nhưng chỉ được sử dụng ở bệnh viện.
Dạng tọa dược (thuốc đạn thuốc giảm đau nhét hậu môn): Thích hợp khi cần hạ sốt trong lúc trẻ ngủ, ói nhiều và trẻ đang lên cơn sốt cao co giật. Điều trị bằng tọa dược ngắn hạn, sau đó chuyển sang dạng uống vì dạng tọa dược có thể gây ngứa, kích thích trực tràng.
Cách dùng: Làm lạnh viên thuốc trước khi đặt. Chỉ đặt cho viên thuốc vừa vào hết hậu môn là được. Không đặt thuốc quá sâu vì như thế thuốc sẽ giảm tác dụng. Nên cho trẻ nằm yên vài phút sau khi đặt viên thuốc. Trong trường hợp đặt 2 viên mới đủ liều thì sau khi đặt viên thứ nhất, phải đợi 1-2 phút mới đặt tiếp viên thứ 2. Tốt nhất nên chọn loại viên tọa dược có hàm lượng phù hợp.
Dạng uống: Thích hợp khi cần hạ sốt trong lúc bé thức, có nhiều dạng như thuốc bột, thuốc giọt, sirô, thuốc viên. Gói bột sủi là dạng uống phổ biến nhất. Cách dùng là cho thuốc vào một ly nhỏ nước để hòa tan, cho trẻ uống ngay sau khi thuốc đã hòa tan hoàn toàn.
Hapacol 250 là thuốc giảm đau hạ sốt quen thuộc trong tủ thuốc của các bậc cha mẹ có con nhỏ. Hapacol 250 chứa 250 mg Paracetamol, với dạng bào chế thuốc bột sủi bọt, có vị cam dễ uống, hòa tan trong nước trước khi uống, thuốc được hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua hệ tiêu hóa.
Hapacol Sủi điều trị được những triệu chứng đau nào?
Hapacol sủi điều trị các triệu chứng đau trong các trường hợp: đau đầu, đau nửa đầu, đau răng, đau nhức do cảm cúm, đau họng, đau nhức cơ xương, đau do viêm khớp, đau sau khi tiêm ngừa hay nhổ răng. Bên cạnh đó, Hapacol sủi giúp hạ sốt ở bệnh nhân bị cảm hay những bệnh có liên quan đến sốt.
Hapacol sủi chứa 500 mg Paracetamol, được bào chế dạng viên nén sủi bọt, mùi thơm vị ngọt, hoà tan nhanh trong nước trước khi uống, thích hợp cho mọi người nhất là trong những trường hợp khó hoặc không nuốt được viên thuốc. Thuốc được hoà tan trước khi uống nên dễ dàng được hấp thu qua ống tiêu hoá và nhanh chóng phát huy tác dụng, đạt hiệu quả trị liệu cao. Tuy nhiên, để trả lời câu hỏi uống Hapacol nhiều có tốt không, thì cần lưu ý luôn phải có tư vấn của bác sĩ trước khi dùng.Liều dùng và cách dùng Hapacol sủi:
Hòa tan viên thuốc trong lượng nước tuỳ thích đến khi hết sủi bọt. Khoảng cách giữa 2 lần uống phải hơn 4 giờ và không uống quá 8 viên/ ngày.
Người lớn và trẻ em > 12 tuổi uống 1 viên/ lần. Nếu đau nhiều, người lớn có thể uống 2 viên/ lần hoặc theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Lưu ý: Đối với trẻ em uống không quá 5 lần/ ngày. Ngoài ra, không nên kéo dài việc tự sử dụng thuốc mà cần có ý kiến bác sĩ khi:
– Có triệu chứng mới xuất hiện.
– Sốt cao (39,5 độ C) và kéo dài hơn 3 ngày hoặc tái phát.
– Đau nhiều và kéo dài hơn 5 ngày.
Vì sao nên chọn Hapacol Sủi thay vì thuốc viên nén?
Hapacol sủi chứa 500 mg Paracetamol là một dạng bào chế dùng đường uống, nhằm giúp cơ thể hấp thu thuốc nhanh hơn vào máu so với dạng viên nén vì thuốc đã được hòa tan trước khi uống (các viên nén phải uống vào cơ thể rồi mới rã và tan ra). Vì thế, dạng thuốc viên sủi được xem là tăng nhanh độ hấp thu kể cả tác dụng của thuốc.
Hơn nữa, thuốc Hapacol sủi còn có mùi cam, vị ngọt giúp việc uống thuốc dễ dàng hơn
Thuốc dạng sủi thích hợp cho những trường hợp khó nuốt như trẻ nhỏ, người cao tuổi (những đối tượng này có thể khó nuốt các loại thuốc dạng viên nên uống dung dịch tạo từ viên sủi sẽ dễ hơn là viên nén). Đặc biệt, Hapacol sủi dễ sử dụng, chỉ cần có nước đun sôi để nguội là hòa tan viên thuốc ra để uống.
Hapacol sủi điều trị các triệu chứng đau trong các trường hợp: đau đầu, đau nửa đầu, đau răng, đau nhức do cảm cúm, đau họng, đau nhức cơ xương, đau do viêm khớp, đau sau khi tiêm ngừa hay nhổ răng. Bên cạnh đó, Hapacol sủi giúp hạ sốt ở bệnh nhân bị cảm hay những bệnh có liên quan đến sốt.
Nhân viên văn phòng hay bị nhức đầu, phải làm thế nào?
Ngồi làm việc lâu với máy tính trong phòng điều hoà, không thoáng khí, áp lực công việc… là một trong những nguyên nhân gây nên chứng đau đầu của nhân viên văn phòng.
Triệu chứng thường gặp là đau đầu theo cơn, đầu nhức khó chịu, bức bối, thậm chí có hiện tượng chóng mặt, choáng váng, đứng không vững. Những người mắc chứng đau nửa đầu Migraine cũng dễ bị tái phát hơn khi phải làm việc lâu với máy vi tính.
Để điều trị căn bệnh này, trước hết, tinh thần phải luôn được thư thái; tư thế ngồi đúng; tầm nhìn máy vi tính vừa tầm mắt để tránh tình trạng phải cúi đầu làm khả năng tuần hoàn máu kém, não không được cung cấp đầy đủ ôxy và dưỡng chất; mở cửa cho thoáng khí; trong phòng điều hoà nên có cây xanh; không nên ngồi quá 2 tiếng, có thể tranh thủ 5 – 10 phút đứng dậy đi quanh phòng thư giãn, nghe nhạc nhẹ nhàng…
Khi bị đau đầu có thể sử dụng một số thuốc giảm đau. Thông dụng nhất là paracetamol, được dùng để giảm đau tạm thời trong điều trị chứng đau đầu nhẹ và vừa. Thuốc được dùng theo đường uống với các dạng thuốc như viên nén, viên sủi, gói thuốc bột.
Khi dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng về liều lượng cho từng đối tượng. Nếu còn đau thì 4-6 giờ sau mới được uống nhắc lại.
Không được dùng paracetamol để tự điều trị giảm đau quá 10 ngày ở người lớn, trừ khi do thầy thuốc chỉ định, vì đau nhiều và kéo dài có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý cần được chẩn đoán và điều trị có giám sát bởi thầy thuốc. Không uống rượu trong khi dùng thuốc vì uống rượu có thể gây tăng độc tính với gan của paracetamol.
Hapacol của Dược Hậu Giang (một trong những doanh nghiệp sản xuất thuốc hàng đầu tại Việt Nam) là một loại thuốc giảm đau và hạ sốt rất hiệu quả. Hapacol thường được sử dụng để trị những bệnh như là: đau đầu, đau họng, đau răng, đau nhức cơ xương, đau nhức do cảm cúm, đau do viêm khớp…
Mỗi lần mưa bão là cả người tôi lại đau nhức, cách nào để giảm đau nhanh?
Thời tiết chuyển mùa từ nắng nóng sang mưa bão đi kèm với gió lạnh dễ khiến các mạch máu ngoại vi co lại. Tình trạng này làm giảm cung cấp máu cho các cơ quan ngoại biên như da, cơ, khớp gây ra các triệu chứng như đau mỏi cơ xương khớp, co cứng cơ vùng vai gáy, thắt lưng.
Để phòng tránh các bệnh về xương khớp khi mùa mưa đến, nên duy trì luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cần thiết kế cho bản thân một chế độ ăn uống hợp lý như thực phẩm giàu vitamin C và E, canxi, uống thật nhiều nước để duy trì độ trơn tru giữa các khớp. Tốt nhất nên uống 2 ly sữa mỗi ngày, mỗi tuần ăn hai bữa hải sản để phòng tránh loãng xương, đây một nguyên nhân thường đi kèm thoái hóa khớp gây đau nhức.
Đau nhức cơ xương khớp thường có 2 phương pháp điều trị. Thứ nhất là không dùng thuốc bao gồm nghỉ ngơi hợp lý, chườm đá vùng sưng viêm, tập vật lý trị liệu lấy lại chức năng. Thứ hai, có thể kết hợp với dùng thuốc nếu đau nhiều như giảm đau, kháng viêm, giảm co cứng cơ.
Thông thường, để làm giảm đau trong trường hợp này các bác sĩ thường bắt đầu bằng các thuốc giảm đau hạ sốt có chứa paracetamol. Bởi nó không chỉ giảm đau hiệu quả mà còn là hoạt chất được đánh giá là phù hợp cho nhiều đối tượng bệnh nhân như: dùng được cho người cao huyết áp và người lớn tuổi, người có vấn đề tim mạch, không gây buồn ngủ, không hại dạ dày, dùng được ngay cả khi bụng đói, dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú. Đây là hoạt chất được chọn lựa đầu tay của giới chuyên môn và của người bị đau nhức trên toàn thế giới.
Khi dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng về liều lượng cho từng đối tượng, nhất là với trẻ em (10-15mg/kg)… Nếu còn đau thì 4-6 giờ sau mới được uống nhắc lại. Trong vòng 2 giờ trước và sau khi uống thuốc, không được uống các chất kích thích như bia, rượu, trà, cà phê…
Người dùng chỉ nên chọn nhãn hiệu thuốc có uy tín và được nhiều người tin dùng: vì thông thường sản phẩm của các hãng dược lớn có chất lượng ổn định và quy cách đóng gói bao bì đạt chuẩn giúp cho việc bảo quản và đảm bảo chất lượng viên thuốc tốt hơn. Bên cạnh đó, cần lưu ý hạn sử dụng khi dùng.
Hapacol của Dược Hậu Giang (một trong những doanh nghiệp sản xuất thuốc hàng đầu tại Việt Nam) là một loại thuốc giảm đau và hạ sốt rất hiệu quả. Hapacol thường được sử dụng để trị những bệnh như: đau đầu, đau họng, đau răng, đau nhức cơ xương, đau nhức do cảm cúm, đau do viêm khớp…

 

Đau răng nên uống thuốc gì?
Khi bị đau răng, bạn có thể sử dụng paracetamol, loại thuốc giảm đau thông dụng, an toàn. Liều dùng với người lớn là mỗi lần uống 500 mg – 1.000 mg, không nên quá 3g trong ngày. Riêng đối với người cao tuổi nên dùng liều thấp hơn do chức năng gan đã kém.
Không được dùng paracetamol để tự điều trị giảm đau quá 10 ngày ở người lớn hoặc quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi do thầy thuốc chỉ định, vì đau nhiều và kéo dài có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý cần được chẩn đoán và điều trị có giám sát bởi thầy thuốc. Không uống rượu trong khi dùng thuốc vì uống rượu có thể gây tăng độc tính với gan của paracetamol.
Ngoài thuốc giảm đau, bạn có thể sử dụng các loại gel làm tê tại chỗ để bôi vào vùng răng bị đau. Các loại gel này chứa các hoạt chất có thể làm tê liệt khu vực đau và giảm đau răng ngay lập tức dù hiệu quả của nó không kéo dài. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng gel giảm đau với các thuốc giảm đau.
Nếu đau răng kéo dài hơn 48 tiếng đồng hồ và tình trạng đau không được cải thiện dù đã dùng thuốc giảm đau, hãy đi khám răng. Căn cứ trên kết quả khám, bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định phương pháp chữa trị cụ thể cho bạn.
Hapacol của Dược Hậu Giang (một trong những doanh nghiệp sản xuất thuốc hàng đầu tại Việt Nam) là một loại thuốc giảm đau và hạ sốt rất hiệu quả. Hapacol thường được sử dụng để trị những bệnh như: đau đầu, đau họng, đau răng, đau nhức cơ xương, đau nhức do cảm cúm, đau do viêm khớp…
Giảm đau vai gáy thế nào cho nhanh mà hiệu quả?
Đau mỏi vai gáy là triệu chứng liên quan đến bệnh lý đốt sống cổ, gây đau vùng cổ, vai và một bên tay kèm theo một số rối loạn cảm giác, có thể kèm rối loạn vận động.
Khi các đốt sống cổ bị tác động xấu, phần rễ thần kinh tương ứng với đốt sống cổ đó bị chèn ép, gây đau các vùng lân cận như bả vai, phần cổ và cánh tay.
Một số nhóm thuốc Tây y thường được bác sĩ chỉ định để điều trị đau mỏi vai gáy là:
– Thuốc giảm đau: Paracetamol, giảm đau opioid (codein, tramadol), thuốc kháng viêm không steroids (NSAIDs: diclofenac, piroxicam, meloxicam, celecoxib…).
– Thuốc giãn cơ (Epirison, mephenesine) dùng khi bị co cứng cơ.
– Thuốc giảm đau thần kinh: Gabapentin, pregabalin
– Vitamin nhóm B (B1, B6, B12) hoặc mecobalamin
– Corticosteroid: trường hợp bị chèn ép rễ thần kinh nặng và cấp tính
Khi cần giảm đau chỉ nên dùng thuốc giảm đau bậc 1, tức nên chọn paracetamol là thuốc dùng đầu tiên, dùng đúng liều và không dùng kéo dài. Nếu tình trạng đau không cải thiện hoặc cải thiện, sau đó lại tái phát, nên đến cơ sở điều trị để được bác sĩ khám, xác định nguyên nhân và giúp chọn loại thuốc giảm đau thích hợp.
Tuyệt đối không tự ý tìm mua thuốc có chứa corticoid tự điều trị giảm đau vì dẫn đến hậu quả bị tai biến rất nặng nề. Cần biết, corticoid là thuốc có tác dụng chống viêm mạnh nên giảm đau rất tốt. Nhưng nếu dùng corticoid không đúng sẽ bị loãng xương, tăng huyết áp, bị huyết khối làm nghẽn mạch, loét dạ dày, bị giảm sự đề kháng dẫn đến nhiễm trùng, bị teo tuyến thượng thận…

 

Phân biệt giữa sốt thường do cảm và các loại sốt nguy hiểm khác thế nào?
Để phân biệt được sốt do cảm cúm thông thường và các loại sốt nguy hiểm khác cần nắm rõ các triệu chứng của các loại sốt như sau:

 

Sốt thông thường Sốt xuất huyết Sốt phát ban Sốt siêu vi
– Thân nhiệt tăng tạm thời cao hơn bình thường.
– Nhiệt độ sốt không bằng nhau trong ngày.
– Thường kéo dài hơn 2-3 ngày.
-Sốt cao liên tục 3-4 ngày, trên 39 độ C khó giảm
– Khi sốt kèm ho, sổ mũi, đau nhức hố mắt, mình mẩy, nôn và có thể tiêu chảy.
– Sốt giảm, dưới da xuất hiện chấm xuất huyết, chảy máu chân răng/ chảy máu cam, mắt đỏ, chân tay lạnh…
– Từ ngày thứ 3 bệnh sẽ tiến triển nặng nếu không kịp chẩn đoán và điều trị kịp thời.
– Sốt cao từng cơn (39-40 độ C).
– Triệu chứng rất giống sốt xuất huyết. Để phân biệt với sốt xuất huyết bạn dùng tay căng da chỗ ban đỏ, nếu ban biến mất tì là sốt phát ban, ngược lại là sốt xuất huyết.
– Da có thể bị nổi phát ban 3-5 ngày rồi lặn.
– Sốt từng cơn, có khi sốt đến hơn 40 độ C
– Đầu và cơ thể có cảm giác đau mỏi, đặc biệt các cơ.
– Thường hắt hơi, chảy nước mũi, viêm đường hô hấp, mắt đỏ, chảy nước mắt.
– Xuất hiện hạch sưng to ở vùng cổ, mặt, đầu.

Khi bị sốt có thể điều trị tại nhà nếu sốt dưới hoặc bằng 39 độ C, ở trẻ em thì vẫn ăn và chơi bình thường, trong khoảng thời gian 2 ngày đầu. Có thể điều trị tại nhà bằng phương pháp vật lý như: Cho trẻ ở nơi thoáng mát, có thể ở trong phòng có nhiệt độ điều hoà từ 25 đến 28 độ C, mặc quần áo thoáng, thấm mồ hôi, uống nhiều nước, lau người, hoặc tắm bằng nước ấm…
Dùng thuốc hạ sốt khi người bệnh sốt >= 38,5 độ C. Thuốc thường được sử dụng an toàn là paracetamol liều 10 đến 15 mg/ kg/ lần, có thể dùng lần tiếp theo sau 4 đến 6 giờ với mục tiêu chính là giúp cơ thể thoải mái hơn, giảm đau, giảm khó chịu và tránh mất nước.
Hapacol của Dược Hậu Giang (một trong những doanh nghiệp sản xuất thuốc hàng đầu tại Việt Nam) là một loại thuốc giảm đau và hạ sốt rất hiệu quả. Hapacol thường được sử dụng để trị những bệnh như: hạ sốt , đau đầu, đau họng, đau răng, đau nhức cơ xương, đau nhức do cảm cúm, đau do viêm khớp…

 

Khi trẻ bị sốt cao thì nên xử trí như thế nào?
Ở trẻ em, thân nhiệt bình thường nằm trong khoảng 37-37,5°C, khi lên đến 38°C là có sốt. Với mức sốt vừa 38-38,5°C thì cơ thể trẻ có thể chịu đựng được nhưng khi bị sốt cao ở nhiệt độ 39-40°C, thậm chí trong thời gian dài sẽ gây mất nước, rối loạn điện giải, rối loạn thần kinh, co giật, thiếu ô xy não, tổn thương các tế bào thần kinh, có thể hôn mê hoặc tử vong…
Khi trẻ có những dấu hiệu sốt cao do bất cứ nguyên nhân nào cha mẹ hoặc người trông trẻ cần làm như sau:
Để trẻ nằm ở nơi thông thoáng khí, hạn chế nhiều người vây quanh trẻ. Cặp nhiệt độ (có thể đặt nhiệt kế ở dưới nách hoặc ở hậu môn của trẻ). Nhiệt kế phải được giữ trong nách ít nhất 3 phút, cánh tay của trẻ áp sát vào ngực. Nhiệt độ của trẻ sẽ là số hiện trên nhiệt kế cộng thêm khoảng 0,3 – 0,4 độ.
Nếu thân nhiệt của trẻ không quá 38°C thì cởi bớt quần áo, không đắp chăn, chỉ mặc quần áo mỏng cho trẻ và theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên, cứ khoảng 1 giờ đo 1 lần.
Nếu thân nhiệt của trẻ khoảng 38 – 38,5°C có thể hạ sốt cho trẻ bằng các phương pháp sau: cởi bỏ bớt quần áo, dùng phương pháp hạ sốt vật lý (chườm mát – lau người cho trẻ) và hạ sốt bằng thuốc hạ sốt thông thường.
Phương pháp chườm là dùng khăn bông mềm, sạch, nhúng vào chậu nước, vắt hơi ráo rồi lau lên khắp mình trẻ, nhất là các vị trí như nách, bẹn, chờ bốc hơi thì lau tiếp cho tới khi thân nhiệt hạ xuống khoảng 37,5°C. Có thể tắm nhanh trong nước này.
Nếu thân nhiệt của trẻ 38,5°C trở lên thì cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol.  Đối với trẻ em liều thường tính theo mg thuốc/kg cân nặng của trẻ, liều dùng là 60mg/kg/ngày hoặc 15mg/kg mỗi 6 giờ hoặc 10mg/kg mỗi 4 giờ. Tuy nhiên, số lần dùng tính cho cả ngày 24 giờ tùy lứa tuổi có khác nhau. Như trẻ sơ sinh dùng liều 10-15mg/kg cho mỗi lần và cách 6-8 giờ dùng một lần, tức trong ngày dùng 3-4 lần. Còn trẻ lớn hơn cũng dùng liều như trẻ sơ sinh nhưng nhịp cho thuốc gần hơn, cách 4-6 giờ dùng một lần, tức trong ngày dùng 4-6 lần nhưng kèm theo có lời khuyên không dùng quá năm lần trong vòng 24 giờ. Trường hợp trẻ bị suy thận, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc tối thiểu là 8 giờ.
Nếu trẻ nhỏ buồn nôn không uống được thuốc thì có thể dùng viên đạn nhét hậu môn; Cho trẻ uống nhiều nước (nước đun sôi để nguội, nước đỗ, nước sinh tố cam, chanh…, tốt nhất là nước oresol, nếu trẻ còn bú thì cho bú nhiều hơn. Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám tìm nguyên nhân gây sốt.
Sốt như thế nào thì cần đưa bé đến bệnh viện?
Khi trẻ ở nhà bị sốt, nếu thân nhiệt trẻ nằm ở mức 37,5 đến 38,5 độ thì chỉ cần cởi bớt quần áo, cho bé uống nhiều nước hay bú mẹ nhiều hơn. Nếu thân nhiệt của trẻ trên 38 độ, các mẹ nên đưa trẻ đi khám và xác định nguyên nhân song song đó có thể cho bé uống thuộc hạ sốt Paracetamol có tác dụng hạ sốt mà lại an toàn.

 

Chọn thuốc hạ sốt cho bé phải lưu ý gì? Tại sao không được vừa dùng thuốc hạ sốt, vừa nhét hậu môn?
Khi chọn thuốc hạ sốt cho bé, mẹ cần lưu ý:
– Loại thuốc hạ sốt sử dụng cần phù hợp theo nhóm tuổi của trẻ và “khả năng uống thuốc của trẻ”, đây là cách giúp trẻ có thể nhận đủ lượng thuốc hạ sốt cần thiết trong quá trình hạ sốt cho trẻ.
– Paracetamol là thuốc giảm đau – hạ sốt hữu hiệu. Khi dùng cần tuân thủ liều lượng 10 mg – 15 mg/kg/lần khi sốt trên 38,5 độ C và chỉ lặp lại liều tiếp theo sau 4 giờ nếu trẻ còn sốt, thường dùng 3-4 lần/ngày, tổng liều tối đa không quá 60mg/kg/24 giờ.
– Nên chọn thuốc của hãng dược uy tín, có chứng nhận của Bộ Y tế, có bao bì, nhãn mác, còn hạn sử dụng rõ ràng.
– Hiện nay những loại thuốc dành cho trẻ em đã được bào chế thêm hương liệu (cam, chanh), vị thơm ngọt dễ uống hơn. Nhất là dạng sủi bột thường có mùi hương thơm của các loại trái cây, vị ngọt. Hơn nữa, dạng bào chế bột sủi bọt hòa tan trong nước khi sử dụng, nên thuốc này dễ sử dụng với trẻ em, thuốc hấp thụ nhanh và chủ yếu qua đường tiêu hóa.
– Lưu ý, phụ huynh không nên “nóng lòng” hạ sốt cho con bằng cách vừa cho uống, vừa dùng thuốc giảm đau nhét hậu môn bởi có thể dẫn đến quá liều, gây tác dụng phụ, ngộ độc thuốc. Paracetamol  an toàn ở liều dùng thông thường.

 

Phân biệt giữa cảm và cúm thế nào?
Có thể phân biệt bệnh cúm với cảm thông thường như sau:

Bệnh cúm Bệnh cảm
– Bệnh cúm do các chủng virus cúm gây ra, không những tổn thương đường hô hấp trên mà có thể gây viêm phế quản cấp thậm chí viêm phổi nặng đe dọa tính mạng.
– Những biểu hiện của bệnh cúm thường nặng hơn là cảm lạnh và diễn tiến nhanh. Triệu chứng gồm đau họng, sốt, đau đầu, đau nhức và mỏi cơ, ho… Ngoài ra, trường hợp bị cúm H1N1 có thể có thêm biểu hiện buồn nôn và nôn.
– Phần lớn những biểu hiện khó chịu này sẽ bớt trong 2-5 ngày, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng khỏi bệnh trong 1 tuần. Biến chứng thường gặp của bệnh là viêm phổi, đặc biệt ở trẻ, người già hoặc người có bệnh phổi, tim. Nếu bạn thấy khó thở hoặc sốt trở lại sau khi đã đỡ 1 hoặc 2 ngày thì hãy đến gặp bác sĩ.
– Cảm do các virus gây ra nhưng chỉ khu trú tổn thương đường hô hấp trên, rất hiếm gây các tình trạng nặng đe dọa tính mạng và thường tự khỏi trong một tuần.
–  Dấu hiệu đầu tiên thường là đau họng, có thể biến mất sau 1-2 ngày. Sau đó là các biểu hiện ở mũi như: chảy nước mũi, tắc mũi, cộng với ho vào ngày thứ 4 và 5 của bệnh. Người lớn thường không bị sốt nhưng trẻ nhỏ thì có thể bị sốt nhẹ. Trong vài ngày đầu, bạn sẽ thấy chảy nước mũi trong nhiều, sau đó thì nước mũi đặc lại. Đây là chuyện thông thường và điều này không có nghĩa là bạn đã bị nhiễm khuẩn do vi khuẩn. Bệnh thường chỉ kéo trong khoảng 1 tuần.

Nếu chỉ quan sát triệu chứng, chúng ta khó mà phân biệt được cảm cúm và cảm lạnh. Tuy nhiên, nhìn chung thì các triệu chứng cúm thường kéo dài và đi kèm với sốt, run rẩy và đau cơ, triệu chứng cảm lạnh thường ngắn hơn và chỉ đi kèm với tình trạng chảy nước mũi và sốt nhẹ.

 

Trẻ bị sốt sau khi tiêm chủng cần lưu ý những vấn đề gì?
Sau khi tiêm ngừa, phản ứng thường gặp nhất là sốt, đau và sưng nóng quanh vị trí tiêm. Vì đau nên trẻ sẽ quấy khóc và có thể bỏ bú, ăn kém. Tuy nhiên, tình trạng này nếu có cũng chỉ kéo dài 1 – 2 ngày, ba mẹ không nên quá lo lắng.
Trường hợp này, ba mẹ cần lưu ý một số cách giảm đau, hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm:
– Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát.
– Duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cho trẻ bú mẹ và uống nước nhiều hơn.Có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường (thường dùng nhất là paracetamol, 10-15mg/kg, mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 giờ, không dùng quá 5 lần 1 ngày) với liều phù hợp cân nặng khi trẻ sốt > 38.5°C, quấy khóc.
– Nếu tại vết tiêm sưng, đỏ, có thể chườm lạnh để giúp giảm đau và giảm sưng cho trẻ.
– Khi bế trẻ tránh chạm vào vết tiêm, không xoa dầu, chườm nóng, nặn chanh, đắp khoai tây hay bôi đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm.
– Không dùng aspirin, không dùng thêm các thuốc ho và hạ sốt khác vì các chế phẩm này có thể làm tăng liều paracetamol ở trẻ.
Trường trường hợp trẻ sốt cao trên 39 độ C kèm co giật, tím tái, khó thở hoặc có tình trạng suy chức năng các cơ quan như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy thận, suy gan, ba mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời. Tuy nhiên, tỉ lệ các trường hợp phản ứng nặng sau tiêm là rất hiếm xảy ra. Ba mẹ không nên quá lo lắng.

 

Ho, cảm, sổ mũi do thời tiết, cách chữa trị thế nào?
Giao mùa là thời điểm sức đề kháng của cơ thể yếu, đặc biệt là ở trẻ em và những người lớn tuổi, gây ra một số bệnh trong đó có các bệnh lý đường hô hấp, bắt đầu với các triệu chứng hắt xì, sổ mũi, ngạt mũi, ho khan hoặc ho có đờm, chảy nước mũi, nghẹt mũi, thậm chí có sốt.
Có hai nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là do nhiễm các mầm bệnh như vi khuẩn, virut (do nhiệt độ và độ ẩm thay đổi tạo điều kiện thuận lợi cho một số mầm bệnh phát triển gây bệnh). Do lạnh hoặc do cơ địa người đó nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết.
Nếu do lạnh hoặc do cơ địa, việc quan trọng nhất là cần giữ  ấm và tăng cường chăm sóc.
Trong trường hợp nhiễm các mầm bệnh, người bệnh thường hay có kèm theo sốt. Nếu do nhiễm vi khuẩn cần dùng kháng sinh để giúp bệnh chóng hồi phục. Tuy nhiên nếu do virut cũng chỉ cần giữ ấm và tăng cường chăm sóc bệnh sẽ tự khỏi sau 3 – 5 ngày mà không cần dùng kháng sinh.
Nếu sốt có thể dùng thuốc giảm đau, hạ sốt, thông dụng nhất là Paracetamol nhưng cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng và không nên lạm dụng, tránh tình trạng quá liều dẫn đến ngộ độc. Thông thường, liều hạ sốt cho trẻ là 10 – 15 mg/kg cân nặng, ngày uống 3 – 4 lần và liều tối đa cho trẻ là không quá 60 mg/kg/ngày. Còn đối với người lớn, mỗi lần uống 500 mg – 1.000 mg, ngày uống 3 lần, không nên quá 3 g trong ngày. Riêng đối với người cao tuổi nên dùng liều thấp hơn do chức năng gan đã kém.
Để dự phòng tình trạng này cần giữ ấm, dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý, mỗi khi thời tiết thay đổi. Trong trường hợp bệnh không đỡ nên đến khám tại cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và hướng dẫn biện pháp điều trị thích hợp.

 

Phòng ngừa cảm sổ mũi cho bé như thế nào?
Thời tiết chuyển mùa là thời điểm các bé dễ mắc các bệnh đường hô hấp như sổ mũi, nghẹt mũi. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác dẫn đến trình trạng này như dị ứng, ngạt mũi sơ sinh, cảm lạnh,…
Ba mẹ có thể chăm sóc tại nhà cho trẻ bước đầu như sau:
– Hạ sốt cho trẻ bằng thuốc giảm đau, hạ sốt, thông dụng là paracetamol với liều 10-15 mg/kg/lần, mỗi 4-6 giờ/lần khi trẻ sốt từ 38.5°C trở lên, không quá 5 lần/ngày.
– Vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý (chú ý làm ấm khi trời lạnh): trẻ nhỏ xịt rửa mũi, trẻ lớn có thể kết hợp xúc miệng bằng nước muối sinh lý ấm ngày 3-4 lần.
– Cho ăn thức ăn lỏng, nguội, đủ dinh dưỡng, chia nhỏ bữa.
– Uống nước hoa quả, nước ấm theo nhu cầu của trẻ.
Nếu sau 2-3 ngày, trẻ không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nặng lên như: Sốt cao, uống thuốc hạ sốt không hạ hoặc co giật do sốt, li bì, mệt mỏi, nôn nhiều, bỏ ăn, không uống được, ho nhiều, khò khè, khó thở, tím tái, thở nhanh (trên 60 lần/phút ở trẻ dưới 2 tháng, trên 50 lần/phút ở trẻ 2 tháng-12 tháng, trên 40 lần ở trẻ từ 12 tháng-60 tháng)… thì cho trẻ tới gặp bác sĩ chuyên khoa Nhi để được khám và điều trị.
Để phòng ngừa, mẹ nên:
Giữ vệ sinh: Mẹ nên lau dọn sạch sẽ nhà cửa và những vật dụng bé thường xuyên sử dụng để phòng ngừa vi khuẩn.
Hạn chế đưa bé đến nơi công cộng: Đưa bé ra ngoài dạo chơi thưởng thức không khí trong lành hoàn toàn khác với việc đến những nơi công cộng, nơi có rất nhiều người tụ tập.
Tăng cường chế độ dinh dưỡng: Mẹ nên cho bé ăn nhiều thực phẩm dinh dưỡng, trái cây và rau xanh giàu vitamin để tăng sức đề kháng, hạn chế ăn các thực phẩm lạnh. Bạn hãy cho trẻ uống nhiều nước, mọi cơ quan trong cơ thể đều cần đến nước để hoạt động tốt hơn.
Giữ nhiệt độ cơ thể bé ổn định: Khi cảm thấy cơ thể bé bị lạnh, mẹ cần cho bé mặc thêm áo, bôi tinh dầu tràm, dầu khuynh diệp… và giữ cho nhiệt độ cơ thể bé ổn định, tuy nhiên cũng không ủ ấm quá mức làm bé ra mồ hôi cũng gây cảm lạnh.

 

Đi du lịch dễ mắc phải những bệnh gì?
Mùa hè cũng là mùa du lịch và nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, sự thay đổi đột ngột về môi trường tự nhiên, khí hậu khiến cơ thể dễ bị nhiễm bệnh.
Đối với phụ nữ và trẻ em có thể gặp phải chứng say tàu xe, nhẹ thì buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, rạo rực khó chịu; nặng thì nôn nhiều, sắc mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi lạnh, thậm chí có thể tụt huyết áp, loạn nhịp tim…
Ở người cao tuổi dễ bị rối loạn giấc ngủ, chủ yếu do thay đổi chỗ ngủ, giờ giấc sinh hoạt bị đảo lộn, trạng thái mệt mỏi và căng thẳng thần kinh do mất cân bằng giữa hai quá trình hưng phấn và ức chế, các chứng đau khớp, đau lưng…
Bệnh đường tiêu hóa như đầy bụng, chậm tiêu, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón do nhiều nguyên nhân khác nhau như dinh dưỡng không cân đối, nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn, viêm dạ dày cấp tính, đợt cấp của viêm đại tràng mạn tính… do điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, giờ giấc ăn uống thay đổi, thất thường…
Chứng cảm mạo xảy ra do cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng suy giảm, lạm dụng đồ uống lạnh làm giảm sức chống đỡ của niêm mạc mũi họng tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh. Hơn nữa, các khu du lịch chỉ cần một vài người bị cảm cúm là có thể lây lan rất nhanh sang những người khác. Biểu hiện chủ yếu là ngây ngấy sốt, rát họng, sổ mũi, hắt hơi, đau đầu…
Ngoài ra, bạn còn có thể bị các loài côn trùng gây thương tích, có khi rất nguy hiểm như nhện độc cắn, muỗi và ong đốt… Các chứng bệnh có thể gặp như dị ứng, đau buốt tai khi đi máy bay, tê tay và viêm tiết niệu…
Đặc biệt, khi du lịch cũng cần phải đề phòng sự tái phát của các bệnh lý mạn tính, trong đó đặc biệt chú ý bệnh hen suyễn, tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, rối loạn nhịp tim…

 

Phòng ngừa bệnh hay gặp khi đi du lịch ra sao?
Khi đi du lịch thường dễ mắc các chứng mệt mỏi do lệch múi giờ, say tàu xe, mất ngủ, bị côn trùng cắn và bị các bệnh về đường ruột. Để phòng tránh các trường hợp đó, bạn nhớ kỹ các cách sau:
– Mệt mỏi do lệch múi giờ: Để đối phó với tình trạng này, sau chuyến đi dài, hãy tản bộ, hít thở thật nhiều khí trời ở nơi bạn đến, hạn chế nằm bẹp trong phòng kín.
– Chống say tàu xe: Các loại thuốc chống nôn hiện nay khá phong phú, gồm cả nội và ngoại. Dùng trước khi đi khoảng 2 tiếng sẽ giúp hành khách tránh bị say trong vòng 8 tiếng. Ngoài việc uống thuốc chống say xe, bạn có thể uống một ly nước pha dấm trước khi lên xe. Đừng nên ăn quá no hoặc uống các thứ có cồn trước khi đi.
– Chữa bệnh mất ngủ: Bạn có thể mang theo mặt nạ che mắt và bịt tai để thoát khỏi ánh sáng và tiếng động khi ngủ. Để giấc ngủ sâu hơn, bạn cũng có thể uống trà hoa cúc hoặc các loại trà thảo dược khác trước khi lên giường. Để giấc ngủ sâu hơn, bạn cũng có thể uống trà hoa cúc hoặc các loại trà thảo dược khác trước khi lên giường.
– Tránh bị muỗi, côn trùng cắn: Trước khi đi du lịch, bạn đừng quên mang theo các loại xịt, kem chống muỗi, côn trùng để bôi lên cơ thể. Nếu côn trùng để lại vết tích gì cho vết thương, hãy loại bỏ cẩn thận bằng móng tay hoặc nhíp. Sau đó rửa sạch vết cắn bằng xà phòng và nước hoặc lau bằng cồn.
– Đề phòng các bệnh về đường ruột: Hạn chế tối đa việc ăn ngoài, chuẩn bị sẵn đồ ăn khô, mang theo nước uống riêng… Tránh những loại trái cây đã gọt vỏ và bổ sẵn, rau và thịt sống bày bán ở dọc đường vì chúng rất dễ bị ruồi nhặng bám vào.

 

Đi du lịch nên đem theo thuốc gì?
Trong hành trang đi du lịch, túi thuốc là vật dụng không thể thiếu để ứng phó kịp thời với những chứng bệnh thông thường có thể xảy ra…
Bạn nên mang theo:
Thuốc dị ứng: Trong túi thuốc du lịch cần có thuốc chống dị ứng như desloratadine (dạng viên dùng cho người lớn, dạng siro để dùng cho trẻ nhỏ). Dạng kem bôi như phenergan, hydrocortisol để dùng bôi ngoài da.Trước khi dùng thuốc, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng đi kèm sản phẩm để dùng đúng liều chỉ định.
Thuốc tiêu chảy: Trong túi thuốc nhất định phải có một số gói oresol hoặc gói hydrite, vì khi bị tiêu chảy việc cần làm đầu tiên và quan trọng nhất là phải bù nước và chất điện giải. Lưu ý: Không được dùng thuốc cầm tiêu chảy ngay trong trường hợp tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, nếu trong gia đình bạn có trẻ nhỏ cùng đi du lịch, cần chuẩn bị thêm men vi sinh.
Thuốc hạ sốt: Bạn nên mang theo thuốc hạ sốt đơn thuần là paracetamol. Khi có biểu hiện sốt trên 38 độ 5 thì tùy theo cân nặng có thể dùng các gói (hoặc viên nhét hậu môn). Liều lượng theo có trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, thường ở trẻ là 10-15mg/kg. Cứ sau 4-6 giờ mới được dùng thuốc hạ sốt 1 lần (nếu cần thiết).
Thuốc dự phòng táo bón: Trong túi y tế cần phải có vài typ thuốc thụt tháo phân như bibolax… để dùng khi cần thiết.
Thuốc sát trùng. Trong túi thuốc phải luôn có thuốc sát trùng để sát trùng vết thương ngoài da, đồng thời chống nhiễm trùng cho vết thương. Bạn có thể chọn một số loại thuốc sát trùng thông dụng như cồn ethenol 70°, betadine, ôxy già, povidine…
Nước muối sinh lý: Dung dịch NaCl 0,9% (còn gọi là nước muối sinh lý) được dùng để nhỏ mắt, mũi khi bé bị sổ mũi, nghẹt mũi hoặc đơn giản là làm sạch mắt và mũi của bé.
Thuốc trị bỏng: Đối với loại thuốc này, bạn có thể dự trữ Pantenol dạng kem bôi hoặc dạng xịt. Dùng Pantenol ngay sau khi bị bỏng nhẹ sẽ giúp các vết bỏng không bị phồng rộp. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng dầu mù u hay Biafin để trị các vết bỏng.
Ngoài ra, cần mang theo những vật dụng y tế thông dụng như: bông băng, cồn y tế, băng dính; thuốc chống cảm cúm và trị tiêu chảy, thuốc chống say tàu xe, dầu gió, trà gừng…, các thuốc đang điều trị bệnh mạn tính theo đơn của thầy thuốc, đặc biệt là các thuốc tim mạch, các thuốc dùng cho người có bệnh cơ địa như thuốc hen, thuốc chống dị ứng…

 

Sốt xuất huyết nhận biết thế nào? Cách phòng ngừa và chữa trị?
Trẻ bị sốt xuất huyết thường có dấu hiệu sốt cao đột ngột, trước đó trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, thời gian sốt từ 2-7 ngày, kèm theo biểu hiện sau: đỏ phừng mặt, da xung huyết, đau nhức cơ, đau khớp, đau đầu. Trong 1 số trường hợp kèm đau họng, viêm kết mạc mắt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn. Tiếp theo đó, bệnh nhi có thể biểu hiện xuất huyết như chấm xuất huyết (những chấm đỏ không biến mất khi án vào), thường ở cẳng tay, cẳng chân, nách, ngực, thắt lưng, xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu răng, đi cầu ra máu. Gan có thể to sau vài ngày. Chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết rất khó và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Trên thực tế, không phải trường hợp sốt xuất huyết nào cũng phải nhập viện, các trường hợp sốt xuất huyết nhẹ có thể chăm sóc, điều trị, theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, cách tốt nhất, khi thấy trẻ có biểu hiện sốt cao từ hai ngày trở lên và xuất huyết thì cha mẹ cần nghĩ ngay đến bệnh này và đưa trẻ vào bệnh viện theo dõi, làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Các dấu hiệu trở nặng của bệnh sốt xuất huyết:
– Trẻ ói mửa nhiều; đau bụng.
– Bứt rứt; quấy khóc; tay chân lạnh, tím, vã mồ hôi.
– Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, ói máu, đi tiêu ra máu. Trẻ hết sốt mà có một trong các dấu hiệu trở nặng trên phải đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu để được truyền dịch kịp thời.Để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết ở trẻ cần hạn chế để con bị muỗi đốt, mẹ có thể tham khảo những cách sau:
– Cho con nằm màn khi ngủ bất kể là ban ngày hay ban đêm
– Không cho con chơi ở những chỗ tối, ẩm ướt.
– Luôn mặc quần áo dài tay, dùng kem, dầu chống muỗi cho con khi đi ra ngoài, tới nơi lạ
– Diệt muỗi và loăng quăng, bọ gậy định kỳ thường xuyên.
– Đậy kín các dụng cụ chưa nước để muỗi không để trứng, tránh lưu trữ các vật dụng có động nước quanh nhà như vỏ đồ hộp, chai lọ cũ, không còn sử dụng. Với những gia đình có trồng cây thủy sinh nên nuôi thêm cá bảy màu để diệt loăng quăng, bọ gậy.
– Luôn dọn dẹp rác thải ở các bãi đất trống. Chú ý để nhà cửa quang đãng, ngăn nắp, không treo quần áo nhiều tránh muỗi ẩn nấp.Khi trẻ bị sốt xuất huyết, mẹ cần nhớ rõ những điều sau:
– Hạ sốt cho trẻ bằng cách cho uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và lau mát: Bệnh do virus nên nhiệt độ hạ xong lại tiếp tục cao. Người bệnh chỉ nên dùng thuốc giảm sốt theo đúng chỉ định của bác sĩ 4-5 lần/ngày, 4-6 giờ/lần. Không được dùng ngắn hơn khoảng cách này hoặc tự ý tăng liều thuốc dẫn đến quá liều vì sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ. Tuyệt đối không hạ sốt bằng cách cạo gió cho trẻ.Đối với trẻ mắc sốt xuất huyết, tuyệt đối không dùng thuốc hạ sốt Aspirin và Ibuprofen. Hai loại thuốc này sẽ làm cho tình trạng chảy máu ở người bệnh trầm trọng hơn, có thể xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng. Chỉ nên dùng thuốc hạ sốt có thành phần Paracetamol.
– Bổ sung dinh dưỡng, lau mát cho trẻ: Để giảm sốt, cha mẹ có thể cho bệnh nhân mặc đồ mỏng, nằm nơi thoáng mát, chườm khăn có thấm nước vào trán, nách cho người bệnh. Trẻ bị bệnh, cần được khuyến khích ăn, uống nhiều nước (nước sôi để nguội, cam, chanh, dừa…). Cho đến nay, chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh người mắc sốt xuất huyết kiêng tắm, kiêng ăn sẽ khỏi bệnh. Trái lại, kiêng ăn, kiêng tắm sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn.
– Không tự ý truyền dịch, dùng kháng sinh: Việc tự ý truyền dịch tại nhà do bị sốt xuất huyết có thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng. Một số quan điểm cho rằng bệnh nhân sốt xuất huyết nên dùng kháng sinh, BS Thanh khẳng định: Dùng kháng sinh không khỏi được sốt xuất huyết.
– Bình tĩnh xử trí khi trẻ sốt co giật do sốt quá cao: Với trường hợp này, nên để trẻ nằm nghiêng trên mặt phẳng mềm, không nên cho bất cứ thứ gì vào miệng trẻ vì trẻ sẽ bị sặc. Tiếp theo là lau mát và hạ sốt, nếu áp dụng đúng trẻ sẽ hết giật sau 2 đến 5 phút.
– Tái khám mỗi ngày theo hẹn của bác sĩ. Ngay cả sáng, chiều trong những ngày cao điểm của bệnh.
– Diệt tận gốc nguồn bệnh: Đậy kín các lu, vại, bể chứa nước, diệt hết bọ gậy bằng cách thả cá, dọn vệ sinh nhà cửa, nơi ở, ngủ, nghỉ sạch sẽ, thoáng, không để ẩm thấp. Không để nước tù đọng, thường xuyên làm sạch môi trường, diệt muỗi bằng các biện pháp như đốt hương muỗi, phun thuốc diệt muỗi, vợt muỗi…

 

Bệnh Tay-Chân-Miệng nhận biết thế nào? Cách phòng ngừa và chăm sóc?
Bệnh tay – chân – miệng thường có thời gian ủ bệnh từ 3 – 7 ngày với các triệu chứng:
– Sốt kéo dài 24 – 48 giờ, đi kèm với chán ăn, mệt mỏi và thường xuyên bị đau họng.
– Sau khi sốt 1 – 2 ngày thì xuất hiện đau trong miệng, có đốm đỏ như phỏng rộp và trở thành vết loét. Vết loét thường nằm trên lưỡi, nướu răng (lợi) hay niêm mạc má.
– Phát ban trên da, trong 1 – 2 ngày không thấy ngứa, chỉ thấy những đốm màu đỏ nổi lên, có khi rộp da. Các nốt phát ban thường nằm trong lòng bàn tay, lòng bàn chân; có thể xuất hiện trên mông hoặc cơ quan sinh dục.
– Đôi khi, do các bé còn quá nhỏ nên các triệu chứng biểu hiện không rõ, có thể chỉ bị phát ban hoặc loét miệng hoặc sốt (không cùng lúc) nên rất dễ bị nhầm sang các bệnh khác như cảm cúm. Vì vậy, bố mẹ cần theo dõi con thật kỹ khi thấy con sốt và chán ăn.Hiện nay bệnh này chưa có vắc xin phòng, vì vậy các mẹ cần hết sức lưu ý trong việc giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh bằng việc thực hiện một cách nghiêm túc những điều sau:
– Luôn lau dọn nhà cửa sạch sẽ, lựa chọn nơi an toàn cho con chơi và học.
– Chú ý rửa tay thường xuyên với xà bông trước khi chuẩn bị thức ăn, đồ uống cho bé và sau khi sử dụng nhà vệ sinh hay thay tã, quần cho trẻ.
– Luôn thực hiện vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống sôi, rửa sạch sẽ các vật dụng ăn uống trước khi sử dụng. Với các bé sơ sinh, nên tráng nước sôi mọi vật dụng trước khi cho con ăn.
– Không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút các vật dụng như đồ chơi, thìa, muỗng, bát đĩa đựng đồ ăn không vệ sinh.
– Tránh cho con tiếp xúc với trẻ em hay bệnh nhân bị bệnh. Nhiều người lớn thường thể hiện tình yêu với trẻ hay dạy trẻ cách thể hiện tình yêu bằng cách thơm má, hôn người lạ. Điều này là rất không nên vì cách tiếp xúc này chính là một phần nguyên nhân gây ra các bệnh truyền nhiễm cho trẻ một cách nhanh chóng.
– Làm sạch môi trường và các vật dụng (bao gồm cả đồ chơi của con). Nếu nghi ngờ có sự tiếp xúc với mầm bệnh, các bố mẹ cần tẩy trùng đồ vật bằng các chất tẩy rửa một cách thận trọng.
– Chú ý xử lý rác thải vệ sinh của con đúng cách và đảm bảo an toàn.Chân – tay – miệng là bệnh do nhiều loại virus gây nên và không có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, khi phát hiện triệu chứng bệnh ở các bé, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, bố mẹ nên lập tức đưa con tới các trung tâm y tế để kiểm tra. Sau khi đã chắc chắn là con bị chân – tay – miệng, các mẹ có thể theo tư vấn của bác sĩ để điều trị hoặc làm theo các bước sau đây:
– Giảm sốt cho con: Bố mẹ có thể tùy vào tình trạng của con để làm theo cách truyền thống là lau mát, đắp khăn hay miếng giảm sốt hoặc cho con dùng thuốc giảm sốt. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc giảm sốt tại nhà với thành phần lành tính như Hapacol dang gói sủi bọt hương camdễ uống dành cho trẻ em,
– Hạn chế các tổn thương ở niêm mạc miệng, giảm đau cho con:
Dùng nước muối súc miệng cho con thường xuyên
Dùng các thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng
Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo loãng, sữa…
-Vệ sinh da tránh bội nhiễm vi khuẩn:
Tắm cho trẻ với các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè, lá chân vịt…
Dùng dung dịch sát khuẩn, bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm.
Cho trẻ uống nước thường xuyên.

 

Giao mùa dễ gặp bệnh gì? Cách phòng ngừa và chữa trị là gì?
Thời tiết giao mùa, nóng lạnh thất thường tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh có cơ hội phát triển. Một số bệnh thường gặp khi tiết trời ẩm ương này là:
Viêm phổi: Triệu chứng hay gặp nhất là bệnh nhân có những biểu hiện của bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, dấu hiệu ho khan, ho khạc đờm, đờm màu trắng đục, màu xanh, vàng… đôi khi ho ra máu. Người mắc còn có thể có hiện tượng tức ngực, sốt, khó thở, nhịp tim nhanh…
Đau mắt đỏ: Gây cho bệnh nhân những khó chịu vùng mắt: mắt đỏ ngầu, nước mắt giàn giụa, sưng nhức mắt… Và đặc biệt, khiến người mắc không thể tự tin khi giao tiếp. Để phòng tránh, phải chú ý giữ vệ sinh cá nhân và nơi sinh hoạt. Do bệnh dễ lây nên tuyệt đối tránh tiếp xúc với người bệnh. Không dùng chung khăn, chậu rửa mặt, tránh dụi mắt, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Đồng thời nên đeo kính khi ra ngoài, nhỏ mắt hàng ngày, giặt khăn mặt bằng xà phòng và phơi dưới nắng.
Dị ứng da: Biểu hiện bệnh thường là da nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy gây khó chịu… Để phòng bệnh, bạn có thể bôi kem dưỡng da để cung cấp độ ẩm cho da. Ngoài ra, cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giữ ấm cơ thể hàng ngày…
Đau xương khớp: Bệnh nhân không chỉ bị đau, sưng tấy các khớp tay, chân mà người bệnh còn bị viêm nhiều khớp khác trên cơ thể. Các khớp viêm bị sưng, nóng, đỏ, đau, khó cử động. Cùng với các triệu chứng tại khớp là hiện tượng toàn thân như sốt, mệt mỏi, người xanh xao, gầy sút.
Viêm xoang: Gây hắt hơi, sổ mũi, đau nhức mũi kéo theo đau đầu, đau tai, đau ngứa họng…  Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bị viêm xoang cần hạn chế ăn đồ lạnh, mặc phong phanh và ra ngoài phải có khẩu trang…
Khi có những dấu hiệu như trên và thấy sức khỏe yếu đi, mệt mỏi… đặc biệt nặng ngực cần phải đi đến các cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán bệnh.
Cách phòng tránh bệnh giao mùa:
– Tập thể dục thường xuyên.
– Ăn đầy đủ chất và các nhóm dinh dưỡng.
– Tiêm phòng vaccine cúm đầy đủ.
– Giữ vệ sinh cá nhân, nhà ở thông thoáng sạch sẽ.
– Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi.
– Hạn chế thức ăn lạnh, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh.
– Sử dụng đều đặn và đầy đủ đơn thuốc của bác sĩ đối với những bệnh mạn tính để tránh trường hợp bệnh tái phát nặng hơn.
Cảm cúm mùa đông là do đâu? Phòng ngừa và chữa trị ra sao?
Thời tiết lúc giao mùa thay đổi bất thường, lúc nắng lúc mưa, trời chuyển se lạnh vào đêm và sáng sớm, nhiệt độ trong ngày chênh nhau nhiều khiến nhiều người mắc bệnh cảm cúm.
Các triệu chứng của cảm cúm ở trẻ nhỏ thường xuất hiện khoảng 1 – 3 ngày sau khi tiếp xúc với một virus cảm cúm. Dấu hiệu và triệu chứng của cảm cúm thông thường có thể bao gồm: Sốt, ngứa – đau rát họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, ho, xung huyết mắt, hắt hơi, chảy nước mắt, có thể sốt đến 39 độ C.
Bệnh cúm thông thường chỉ diễn ra từ 1-2 tuần nhưng gây ra cho bệnh nhân rất nhiều mệt mỏi cho cơ thể, ảnh hưởng tới hiệu quả công việc.
Để ứng phó với các triệu chứng của cảm cúm thông thường có thể dùng các thuốc sau:
Thuốc giảm đau, hạ sốt: Đối với triệu chứng sốt, đau họng và nhức đầu nên dùng thuốc paracetamol. Thuốc có tác dụng hạ sốt và giảm đau trong các trường hợp đau nhẹ và vừa. Đối với trẻ em, nhất là trẻ nhỏ liều dùng tính bằng mg/kg cân nặng, thường là 10-15mg/kg. Lưu ý, không dùng nhiều thuốc khác nhau có cùng thành phần hoạt chất cùng một lúc để tránh quá liều.
Thuốc nhỏ, xịt thông mũi: Để ứng phó với tình trạng ngạt (tắc) mũi, nhóm thuốc co mạch hay được sử dụng như naphazolin, oxymetazolin… Thuốc có thể được sử dụng dưới dạng xịt hoặc nhỏ mũi, có tác dụng làm co các mao mạch, động mạch nhỏ, tĩnh mạch hang đẩy máu đi nơi khác làm cho hốc mũi rộng (mũi hết ngạt và dễ thở). Chỉ nên dùng các thuốc trên từ 3-5 ngày, nếu không đỡ cần ngừng thuốc và đi khám để được điều trị phù hợp hơn. Không được dùng thuốc kéo dài, vì nếu lạm dụng sẽ gây viêm mũi do thuốc.
Ngoài ra, sử dụng nước muối sinh lý (0,9%) để nhỏ, rửa mũi hàng ngày cũng giúp giảm ngạt mũi. Có thể súc họng bằng nước muối ấm nhiều lần trong ngày hoặc uống nước chanh nóng với mật ong giúp làm dịu đau họng và giảm ho.
Cách phòng ngừa cảm cúm hiệu quả nhất là tiêm vaccine cúm; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; Tăng cường dinh dưỡng và tập luyện thể thao; Giữ sạch môi trường; Mặc đủ ấm…

 

Tủ thuốc gia đình cần có những thuốc gì?
Việc dự trữ một số thuốc và vật dụng y tế thông dụng tại gia đình sẽ rất cần thiết trong một số tình huống. Điều này cũng giúp giảm thiểu những rủi ro không đáng có. Để chuẩn bị một tủ thuốc đúng cần có các loại thuốc sau:
Thuốc hạ sốt: Nên dự trữ một ít paracetamol dạng viên, dạng sủi (dành cho người lớn) và dạng thuốc gói sủi bọt nếu nhà có trẻ nhỏ. Có thể trữ một ít thuốc viên con nhộng hạ sốt hoặc thuốc giảm đau nhét hậu môn trong trường hợp trẻ cần được hạ sốt khẩn cấp. Khi sử dụng thuốc hạ sốt, các lần dùng cần cách nhau 4- 6 tiếng, tránh dùng quá liều . Lưu ý: không nên cùng lúc vừa cho uống vừa đặt thuốc hạ sốt.
Nước muối sinh lý: Dùng để nhỏ mắt, nhỏ mũi, cho con hàng ngày sau khi đi đường có nhiều bụi bẩn hoặc vào thời điểm có nhiều dịch bệnh, sau khi đi bơi…
Thuốc tiêu hóa: Oresol (bù nước trong trường hợp tiêu chảy, nên pha đúng tỷ lệ được hướng dẫn để tránh ngộ độc); thuốc trị đầy hơi, khó tiêu); thuốc trị tiêu chảy
Thuốc trị bỏng: Đối với loại thuốc này, bạn có thể dự trữ dạng kem bôi hoặc dạng xịt. Dùng ngay sau khi bị bỏng nhẹ sẽ giúp các vết bỏng không bị phồng rộp. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng dầu mù u hay các loại thuốc để trị các vết bỏng.
Thuốc bôi chống muỗi:  dùng trong trường hợp bị muỗi hoặc côn trùng đốt. Thuốc chống dị ứng như Loratadine dạng viên hoặc siro (dành cho trẻ nhỏ) dùng trong trường hợp bị mẩn ngứa hoặc mề đay cấp tính.
Thuốc sát trùng. Trong tủ thuốc phải luôn có thuốc sát trùng để sát trùng vết thương ngoài da, đồng thời chống nhiễm trùng cho vết thương. Bạn có thể chọn một số loại thuốc sát trùng thông dụng như cồn ethenol 70°, ôxy già, ….
Ngoài ra, cần chuẩn bị bông, băng, gạc y tế, kéo sạch, cặp nhiệt độ, máy đo huyết áp.
Lưu ý: Nên treo tủ thuốc ở trên cao, nơi khô ráo, có nhiệt độ mát và không có ánh sáng chiếu vào, tránh xa tầm tay trẻ em. Nên dọn tủ thuốc mỗi tháng một lần để loại bỏ thuốc đã quá hạn sử dụng cũng như bổ sung thêm những thuốc đã dùng hết.
Ngoài ra, nên chia thành các ngăn riêng, một là chứa các loại thuốc trẻ em, thuốc thông dụng như đã nêu trên và hai là thuốc điều trị bệnh (dùng hàng ngày) dành cho người bị bệnh mạn tính.

 

Trẻ em hay dễ gặp những bệnh vặt nào? Phòng tránh, cách điều trị và lưu ý?
Trẻ bị coi là hay ốm vặt nếu hầu như tháng nào cũng ốm và thường xuyên phải dùng đến thuốc. Cha mẹ có thể đổ lỗi cho tình trạng này là do cơ địa mỗi trẻ nhưng thực chất trẻ hay bị ốm vặt đều có nguyên nhân. Thứ nhất là do hệ miễn dịch của trẻ kém do bị các bệnh về nhiễm trùng, dùng nhiều thuốc kháng sinh… Thứ hai là do trẻ bị thiếu vi chất dinh dưỡng do ăn uống không đầy đủ.
Một số bệnh thường gặp ở trẻ có thể kể đến như:
Bệnh cảm cúm: Đây là là bệnh về đường hô hấp do virus. Bệnh lây lan qua nước bọt, nước mũi, đờm của người mang bệnh. Trẻ nhỏ rất dễ bị lây bệnh này khi thay đổi thời tiết, nóng chuyển sang lạnh.  Khi trẻ bị cảm thường bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu, ho, sưng họng hoặc mệt mỏi. Bệnh cúm thường có triệu chứng sốt, đau các cơ, ho khan, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu và mệt mỏi… nếu kèm theo sốt cao thì phải đưa đi khám ngay vì dễ bị biến chứng gây nguy hiểm đường hô hấp.
Viêm họng: Đây là bệnh mà hầu hết trẻ em trên thế giới đều từng mắc phải, thường là do virus hoặc vi khuẩn gây bệnh. Bệnh có triệu chứng nuốt đau, đau họng, sưng họng, sốt… Tuy nhiên triệu chứng đau họng xuất hiện ở nhiều bệnh khác nhau nên dễ nhầm lẫn. Mặc dù bệnh viêm họng có thuốc điều trị khỏi nhưng bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để tìm tận gốc căn nguyên gây bệnh để điều trị hiệu quả.
Sâu răng – Viêm lợi: Cho đến nay, bệnh răng miệng hay gặp nhất ở tuổi học đường là bệnh sâu răng sữa và viêm lợi. Sâu răng sữa xuất hiện ở trẻ chưa hoặc bắt đầu thay sang răng vĩnh viễn, đây là lứa tuổi bắt đầu đến trường. Tình trạng sâu răng sữa cũng có thể xuất hiện trước khi trẻ đến trường với biểu hiện nhiều răng bị “sún”. Nếu không được điều trị tốt, răng sữa bị sâu sẽ lây lan nhanh sang các răng lành khác và là điều kiện thuận lợi làm cho các răng vĩnh viễn mọc sau đó tiếp tục mắc phải căn bệnh này.
Ho: Là một cử động phản xạ để cố gắng làm sạch đờm, nhớt hoặc tống dị vật, các chất kích thích hoặc các vật gây nghẽn ra khỏi đường thở. Ở trẻ con nhiều khi ho do sự kích thích đường thở bởi bụi bặm, khói xe, khói thuốc lá hoặc do dịch nhầy chảy xuống từ sau mũi. Tuy nhiên còn một số nguyên nhân khác là do viêm đường hô hấp trên, thường là do nhiễm trùng.
Bệnh chân tay miệng: Có biểu hiện trẻ bị sốt, xuất hiện các mụn nước ở bên trong miệng, lòng bàn tay, mông, và lòng bàn chân. Bệnh tay chân miệng có thể phòng được bằng cách vệ sinh thật tốt, thường xuyên rửa tay chân và đồ chơi của trẻ. Hầu hết các trường hợp không nghiêm trọng và sẽ khỏi sau một tuần đến 10 ngày.
Đau mắt đỏ là căn bệnh phổ biến mà nhiều trẻ mắc phải, nó dễ lây lan trong mùa dịch. Đau mắt đỏ thường có nguyên nhân do virus. Theo các bác sĩ, hầu hết các trường hợp sẽ khỏi sau 4-7 ngày, cần tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa về việc con em mình có cần phải điều trị khi bị đau mắt hay không.
Sốt ban đỏ: Có thể xuất hiện những chòm da đỏ, mẩn đi kèm với viêm họng. Các nốt ban đầu tiên ở ngực và bụng rồi lan ra khắp người, kèm theo là lưỡi như hình quả dâu tây và sốt cao. Nếu không điều trị, bệnh có thể dẫn đến sốt – thấp khớp và trong một số ít trường hợp, gây hại cho tim. Đó là lý do sốt ban đỏ là một trong những bệnh đáng sợ ở trẻ em. Ngày nay, bệnh dễ được kiểm soát bằng kháng sinh.
Để trẻ giảm tần suất mắc các bệnh vặt như cảm cúm, cảm lạnh, viêm phổi…, mẹ cần nâng cao sức đề kháng non nớt của trẻ. Trước tiên, khẩu phần ăn hàng ngày cần bổ sung 4 nhóm chất (đạm, đường bột, béo, vitamin và khoáng chất). Trong thời gian ốm, trẻ lười ăn, mẹ nên nấu mềm và loãng hơn, chủ động cho bé ăn uống đầy đủ để bổ sung các loại vi chất dinh dưỡng đã mất đi.
Ngoài ra, có thể bổ sung các vi chất dinh dưỡng có chức năng cải thiện hệ miễn dịch cho trẻ như kẽm, selen hay các loại vitamin cần thiết.