Cẩm Nang | Phun thuốc diệt muỗi tại nhà và các lưu ý cần biết

Phun thuốc diệt muỗi tại nhà và các lưu ý cần biết

Phun thuốc diệt muỗi được nhiều người đánh giá cao là một biện pháp hữu hiệu để phòng tránh dịch bệnh sốt xuất huyết. Đặc biệt là vào mùa mưa thì muỗi sinh sôi phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, khi thực hiện phun thuốc muỗi tại nhà có cần lưu ý gì không? Nên phun như thế nào để tiêu diệt muỗi hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết hơn về vấn đề này.

1. Thuốc diệt muỗi gồm những loại nào?

Thuốc phun diệt muỗi là loại thuốc đã qua thử nghiệm, đáp ứng đủ các tiêu chí chất lượng của Bộ Y tế, hỗ trợ diệt muỗi và phòng chống các bệnh sốt xuất huyết cho người lớn cũng như trẻ nhỏ.

Các sản phẩm thuốc phun muỗi hiện nay gồm 3 nhóm: 

  • Nhóm có gốc clo hữu cơ
  • Nhóm có gốc phốt pho hữu cơ
  • Nhóm có gốc Pyrethrine

Tuy nhiên, thuốc diệt muỗi nhóm 1 và 2 đã bị cấm sử dụng do có chất độc hại. Riêng loại thuốc nhóm Pyrethrine đã được nghiên cứu và thử nghiệm cho kết quả an toàn, hiện được Bộ Y tế và toàn Thế giới sử dụng để phòng ngừa dịch sốt xuất huyết ở cộng đồng.

2. Vì sao nên phun thuốc muỗi tại nhà?

Có thể thấy, khí hậu nhiệt đới ẩm ở nước Việt Nam là môi trường thuận lợi để muỗi sinh sôi và phát triển. Khi gặp điều kiện tốt, muỗi có thể bùng phát về số lượng và tạo thành dịch gây hại cho mùa màng. Đặc biệt, bị muỗi đốt có thể bị nhiễm nhiều căn bệnh nguy hiểm, điển hình là sốt xuất huyết. Chính vì thế, để có thể tiêu diệt muỗi trên diện tích lớn cũng như khống chế số lượng muỗi phát triển bạn nên thực hiện phun thuốc diệt muỗi tại nhà càng sớm càng tốt.

Xem thêm: Phân biệt muỗi gây sốt xuất huyết và muỗi thường 

 Phun thuốc diệt muỗi giúp giảm các nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm do muỗi

Hiện cơ quan nhà nước, quận huyện, thành phố, xã, phường cũng đã tổ chức phun muỗi tập thể

3. Phun thuốc diệt muỗi như thế nào hiệu quả?

Để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như đảm bảo hiệu quả của việc phun thuốc diệt muỗi, người dân cần tuân thủ thực hiện theo quy trình sau.

Bước 1: Chuẩn bị trước khi phun thuốc

  • Nghiên cứu khu vực mình định phun thuốc để tính đoán đủ số lượng thuốc cần phải dùng.
  • Chủ động mở toàn bộ các cửa ra vào, cửa sổ để không khí lưu thông dễ dàng.
  • Các dụng cụ chứa nước như thau, lu, vại… và khu vực để đồ ăn thức uống cần được che đậy kỹ càng.
  • Di chuyển vật nuôi ra khỏi nơi phun thuốc.
  • Mặc đồ bảo hộ và đeo đầy đủ các dụng cụ bảo hộ cần thiết như găng tay, khẩu trang.

Bước 2: Kỹ thuật khi phun thuốc

  • Tùy vào loại thuốc mà bạn sử dụng sẽ có hướng dẫn cách pha khác nhau được chỉ định trên bao bì. Chú ý nên pha theo đúng tỷ lệ quy định để đảm bảo hiệu quả diệt muỗi tốt hơn.
  • Sau khi pha thuốc theo đúng tỷ lệ, bạn cho thuốc vào bình phun và tiến hành xịt phun sương toàn bộ ngóc ngách trong căn nhà.
  • Khi phun, cần phải phun theo chiều từ trên cao xuống thấp để đảm bảo thuốc có thể lan tỏa ra mọi vị trí.
  • Tư thế phun theo hướng giật lùi và giữ khoảng cách từ bình tới cơ thể tối thiểu 0.5m nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của thuốc tới mắt và da.
Cần biết cách phun thuốc diệt muỗi đúng kỹ thuật để đảm bảo an toàn

Việc phun thuốc diệt muỗi cần được thực hiện đúng kỹ thuật để đảm bảo an toàn

– Bước 3: Quá trình xử lý sau khi phun thuốc xong

  • Sau khi thực hiện phun thuốc muỗi tại nhà xong, người trực tiếp phun cần phải vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tắm rửa với xà phòng và thay quần áo mới.
  • Lượng thuốc còn dư cần được xử lý phù hợp, tuyệt đối không đổ trực tiếp xuống ao hồ hay sông ngòi.
  • Nên đợi khoảng 30 phút sau khi xịt xong rồi hãy vào nhà.

4. Những lưu ý khi phun thuốc diệt muỗi

Theo các chuyên gia Y tế, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết hoạt động mạnh vào lúc sáng sớm và chiều tối. Vì thế, để việc phun thuốc diệt muỗi đạt hiệu quả cao nhất nên phun vào những thời điểm trên với điều kiện thời tiết không mưa, ít gió.

Khi phun thuốc muỗi tại nhà, cần lựa chọn loại thuốc và các loại bình xịt được Bộ Y tế cấp phép và đăng ký lưu hành. Cùng với đó, để tránh những hóa chất trong bình xịt không ảnh hưởng đến sức khỏe cả gia đình, bạn nên sử dụng đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Ngoài ra, bạn phải lưu ý một điểm là việc phun thuốc tại nhà chỉ có hiệu quả trong khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, ngoài việc diệt muỗi bằng thuốc, bạn nên tích cực tham gia phòng bệnh sốt xuất huyết bằng cách phát quang bụi rậm, diệt loăng quăng/bọ gậy, đậy kín dụng cụ chứa nước. Đồng thời, thực hiện các biện pháp tránh muỗi đốt như mặc quần áo dài tay, mắc màn khi đi ngủ và dùng kem xua muỗi.

Diệt loăng quăng bọ gậy giúp diệt muỗi triệt để

Kết hợp song song việc phun thuốc và áp dụng các biện pháp diệt loăng quăng bọ gậy là cách diệt muỗi triệt để

Mong rằng qua những thông tin hữu ích được chia sẻ trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ về việc phun thuốc muỗi tại nhà. Đồng thời, nắm được cách thực hiện cũng như những lưu ý cần biết, từ đó giúp việc phun thuốc diệt muỗi đạt được hiệu quả tốt nhất, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của gia đình và mọi người.

Các bài viết khác

Điểm mặt 7 bệnh mùa mưa thường gặp nhất bạn nên lưu ý

Sốt xuất huyết, cảm lạnh, bệnh về da, bệnh thương hàn… là các bệnh mùa mưa phổ biến mà bất kỳ ai...

Bị muỗi đốt có thể gây bệnh gì? Điểm mặt 10 bệnh nguy hiểm

Muỗi là một trong những loài động vật hút máu xuất hiện phổ biến ở nhiều quốc gia. Thế nhưng nếu bị...

Mẹ bầu bị sốt xuất huyết khi mang thai có sao không?

Bản thân sốt xuất huyết đã vô cùng nguy hiểm cho người bệnh. Nếu người mẹ bị sốt xuất huyết khi mang...

Bệnh tay chân miệng có để lại sẹo không

Bệnh tay chân miệng có để lại sẹo không là mối quan tâm chung của bố mẹ hiện nay. Thông thường, các...

TOP 5 các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em

Các bệnh truyền nhiễm như bệnh tay chân miệng, bệnh sởi, sốt xuất huyết, bệnh cúm hay bệnh thủy đậu gây ảnh...

[Giải đáp] Trẻ bị tay chân miệng có tắm được không?

Trẻ bị tay chân miệng có tắm được không là mối quan tâm của nhiều người. Để cải thiện bệnh và giảm...