Cẩm Nang | Trẻ bị chân tay miệng uống thuốc gì để hiệu quả và an toàn?

Trẻ bị chân tay miệng uống thuốc gì để hiệu quả và an toàn?

Tay chân miệng là căn bệnh có nguy cơ lây nhiễm khá cao. Nếu bạn thắc mắc trẻ bị chân tay miệng uống thuốc gì thì bạn cần biết là hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị. Vì thế các loại thuốc bôi tay chân miệng chủ yếu nhằm giảm các triệu chứng có thể xảy ra của bệnh.

1. Dấu hiệu nhận biết tay chân miệng ở trẻ em

Khoảng thời gian thông thường từ khi nhiễm trùng ban đầu đến khi bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu (thời kỳ ủ bệnh) là từ 3-6 ngày. Lúc này, các triệu chứng tay chân miệng ở trẻ em sẽ xuất hiện, bao gồm (1):

  • Đầu tiên trẻ sẽ bắt đầu sốt, có thể sốt cao lên đến 38-39 độ C
  • Một số trẻ có dấu hiệu biếng ăn, mệt mỏi và thường xuyên đau họng
  • Đau, đỏ, tổn thương dạng bọng nước trên lưỡi, chân răng và bên trong má
  • Phát ban đỏ, không ngứa nhưng đôi khi có bọng nước, ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và đôi khi ở mông
loét miệng là một trong các dấu hiệu trẻ mắc tay chân miệng

Cha mẹ nên theo dõi các vết loét miệng này kèm theo dấu hiệu khác để nhận biết trẻ có bị mắc bệnh tay chân miệng không

Những nốt ban dạng phỏng nước khi vỡ ra khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng, kèm theo đó là các biến chứng về hô hấp, tim mạch, thần kinh gây khó khăn trong việc điều trị tay chân miệng. Nhiều bệnh nhi còn gặp phải các dấu hiệu bệnh nặng như:

  • Sốt cao nhiều ngày liên tục trên 39 độ C
  • Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức
  • Hay giật mình, rùng mình ngay cả khi đang thức
  • Xuất hiện dấu hiệu mất nước như tiểu ít, khô miệng …
  • Tay chân bủn rủn, thường xuyên co giật

Xem thêm: Trẻ nên ăn gì khi bị tay chân miệng?

2.Trẻ bị chân tay miệng uống thuốc gì? Danh sách thuốc điều trị tay chân miệng cho trẻ

Tay chân miệng uống thuốc gì?

Bệnh chân tay miệng hiện nay chưa có loại thuốc đặc trị hay vắc-xin phòng bệnh. Do đó, bố mẹ có thể làm dịu các triệu chứng của bệnh tại nhà bằng các loại thuốc uống điều trị tay chân miệng khác nhau như:

– Thuốc hạ sốt

Khi thấy trẻ có dấu hiệu sốt cao từ 38 độ C trở lên, bố mẹ nên nhanh chóng cho trẻ dùng thuốc acetaminophen (paracetamol) với liều lượng 10 – 15mg/kg để làm dịu cơn đau. Trường hợp trẻ không uống được thuốc hoặc khó uống, mẹ nên dùng các sản phẩm có mùi thơm vị ngọt để trẻ dễ uống hơn hoặc có thể thay bằng dạng viên đặt hậu môn theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Bù nước và chất điện giải cần thiết

Tay chân miệng làm cho trẻ bị mất nước khá nhiều, do đó bố mẹ nên bổ sung thêm nước hoặc cho bé uống dung dịch oresol, hydrite được pha theo liều lượng đã được chỉ định. Đặc biệt, bố mẹ cần cho bé súc miệng sạch sẽ thường xuyên với nước muối để giảm tình trạng đau họng.

– Bổ sung hàm lượng vitamin C và kẽm

Các bậc cha mẹ có thể bổ sung vitamin C cho trẻ qua các loại thực phẩm như rau xanh, bắp cải, đu đủ; còn kẽm có nhiều trong các thực phẩm như thịt, trứng, các loại hạt, sữa, ngũ cốc nguyên hạt. Việc này nhằm tạo hàng rào cơ thể, tạo kháng nguyên, kháng thể cho trẻ mau chóng lành bệnh hơn.

Bị tay chân miệng bôi thuốc gì?

– Trị các vết lở, loét miệng

Bố mẹ có thể dùng dung dịch Glycerin Borat lau sạch miệng trẻ trước và sau khi ăn. Bên cạnh đó, gel rơ miệng (kamistad; zyttee…) cũng có tác dụng sát khuẩn và cách giảm đau giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn.

– Các vết ban trên da, lòng bàn tay chân

Với các vết loét ngoài da, mẹ có thể bôi dung dịch sát khuẩn để tránh tình trạng bội nhiễm như dung dịch Povidine, thuốc đỏ, thuốc tím, xanh methylen …

Nếu sau hơn 10 ngày bé vẫn chưa có dấu hiệu giảm thì nên đưa đi khám bác sĩ

Nếu nhận thấy tình trạng bệnh của bé sau hơn 10 ngày vẫn chưa có dấu hiệu giảm thì nên đưa đi khám bác sĩ

Xem thêm: Mẹo dân gian chữa bệnh chân tay miệng hiệu quả nhất

3. Lưu ý gì khi dùng thuốc điều trị tay chân miệng?

Bên cạnh việc tìm hiểu trẻ bị chân tay miệng uống thuốc gì, bố mẹ cũng cần ghi nhớ một số lưu ý sau khi sử dụng thuốc điều trị chân tay miệng tại nhà cho trẻ như sau:

  • Không nên lạm dụng liều lượng thuốc hạ sốt vượt mức khuyến cáo của nhà sản xuất.
  • Không cho trẻ nhỏ sử dụng các loại thuốc có chứa thành phần aspirin, trừ khi có chỉ định của bác sĩ, vì thành phần trong thuốc có thể gây ra hội chứng Reye nguy hiểm.
  • Thực hiện sát khuẩn, súc miệng bằng nước muối đúng nồng độ 0,9%, không pha mặn khiến các vết loét làm trẻ bị xót và đau đớn.
  • Không nên tự ý cho trẻ sử dụng các loại thuốc kháng sinh khi không có sự chỉ định của bác sĩ. Lý do bởi vì thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt và ức chế vi khuẩn chứ không có tác dụng đặc trị tiêu diệt virus gây bệnh. Bên cạnh đó, kháng sinh chỉ được dùng khi có bội nhiễm vi khuẩn theo sự chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ bừa bãi có thể vô tình dẫn đến nguy cơ kháng kháng sinh sau này rất cao.
  • Tham khảo ý kiến dược sĩ tại nhà thuốc trước khi dùng thuốc bôi tay chân miệng ngoài da (hoặc uống kháng histamin) để điều trị vết loét, ngứa nhằm hạn chế gây kích ứng hoặc nhiễm khuẩn cho trẻ.
Do chưa có thuốc đặc trị cho thắc mắc trẻ bị chân tay miệng uống thuốc gì, nên bố mẹ cần trang bị kiến thức về các loại thuốc bôi để điều trị tại nhà cho bé

Bố mẹ nên kết hợp cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm hoặc bổ sung nước ép hoa quả nhằm tránh tình trạng mất nước

Hầu hết, những bệnh nhi mắc tay chân miệng thường sẽ mau chóng lành trong một tuần sau đó. Tuy nhiên đây là bệnh dễ tái đi tái lại và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Chính vì thế, bố mẹ cần trang bị cho mình kiến thức về các loại thuốc bôi tay chân miệng để có thể điều trị tại nhà cho bé hiệu quả và an toàn.

Góc giải đáp:

Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?

[Giải đáp] Trẻ bị tay chân miệng có tắm được không?

Bệnh tay chân miệng có để lại sẹo không?

Các bài viết khác

Minh Trang hóa ‘siêu nhân’ cân cả bầu trời trong thơ của con gái

Minh Trang vừa trải qua chuỗi ngày khó quên khi cả 3 cô con gái nối nhau ốm sốt, song mọi mệt mỏi...

Bố mẹ thông thái giúp con đối phó với dịch bệnh mùa tựu trường

Mùa tựu trường năm nay diễn ra trong bối cảnh tình hình Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Cùng với tiết trời...

Để con ‘khỏe mạnh – an toàn’ khi đến trường trong mùa dịch

Mẹ tin với những kiến thức về y tế cũng như kỹ năng chăm sóc sức khỏe mà bản thân học được...

Hình ảnh bệnh tay chân miệng ở trẻ em và cách điều trị theo cấp độ

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ và rất dễ lây lan. Bệnh có 4 cấp độ khác nhau và tùy...

Tìm hiểu bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?

Bệnh tay chân miệng là bệnh có tốc độ lây nhiễm khá nhanh, nếu không được kiểm soát tốt có thể sẽ...

Giải đáp bệnh sốt xuất huyết mấy ngày khỏi?

Trong 6 tháng đầu của năm 2020, Việt Nam đã ghi nhận 26.857 ca nhiễm sốt xuất huyết và đã có một...