Cẩm Nang | Tìm hiểu bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?

Tìm hiểu bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?

Bệnh tay chân miệng là bệnh có tốc độ lây nhiễm khá nhanh, nếu không được kiểm soát tốt có thể sẽ lây lan thành dịch. Đặc biệt, bệnh tay chân miệng thường phổ biến ở trẻ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Vậy, người lớn có bị chân tay miệng không, bệnh tay chân miệng có lây không và lây qua đường nào… Bài viết sau sẽ giúp bố mẹ giải đáp những vấn đề trên và chia sẻ các cách ngăn ngừa bệnh tay chân miệng.

1. Bệnh tay chân miệng có lây không?

Bệnh tay chân miệng là bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao do các nhóm virus khác nhau gây ra, chủ yếu là nhóm virus Enterovirus. Bệnh tay chân miệng có khả năng sẽ bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát tốt do dễ dàng lây từ người sang người thông qua đường tiếp xúc. 

Bệnh tay chân miệng có thể xảy ra quanh năm nhưng thời điểm từ tháng 2 – 5 và tháng 9 – 12 là khoảng thời gian bệnh xuất hiện nhiều nhất. 

Bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan

Bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan và có nguy cơ bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát tốt

2. Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?

Đối với trẻ em 

Các loại virus gây bệnh tay chân miệng thường tồn tại trong đường tiêu hóa, nước bọt, chất dịch ở mũi, họng và các nốt bọng nước. Do đó, bệnh tay chân miệng có thể lây lan từ người này sang người khác bằng các đường như sau:

  • Đường tiêu hóa như khi ăn uống chung.
  • Tiếp xúc với chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bệnh.
  • Đường tiếp xúc với các vật dụng nhiễm virus như đồ chơi, quần áo, ly chén, sàn nhà…
  • Đường hô hấp như hắt xì hơi, sổ mũi, nước bọt…

Bệnh tay chân miệng phổ biến ở các bé dưới 5 tuổi vì lúc này hệ miễn dịch còn yếu trong khi bé chưa có thói quen giữ vệ sinh nên rất dễ cho virus xâm nhập vào cơ thể. Bé khi nhiễm bệnh sẽ có các dấu hiệu đặc trưng như sốt, nổi các mụn nước hoặc bị viêm loét ở miệng, phát ban và hình thành các bọng nước ở tay và chân. 

Người lớn có bị chân tay miệng không?

Nhiều người nghĩ người lớn sẽ không bị tay chân miệng. Nhưng sự thật là bệnh tay chân miệng có lây cho người lớn khi cơ thể họ không đủ sức đề kháng để chống lại virus. Các báo cáo vẫn ghi nhận các trường hợp người lớn bị lây bệnh tay chân miệng khi chăm sóc và vệ sinh cho trẻ mắc bệnh. 

Lưu ý: Người lớn nhiễm bệnh tay chân miệng thường không có dấu hiệu nhận biết sẽ rất khó kiểm soát. Đồng thời, bệnh tay chân miệng ở người lớn sẽ có các chuyển biến nguy hiểm hơn so với trẻ em.

3. Bệnh tay chân miệng khi nào hết lây?

Bệnh tay chân miệng thường kéo dài trong vòng 2 tuần và tuần đầu tiên phát bệnh là giai đoạn có nguy cơ lây nhiễm cao nhất. Do đây là giai đoạn ủ bệnh nên các triệu chứng nhận biết chưa được rõ ràng, rất dễ lây lan trong cộng đồng. Tuy nhiên, khả năng lây nhiễm của bệnh tay chân miệng vẫn có thể kéo dài vài tuần sau khi bệnh nhân khỏi bệnh vì virus vẫn còn tồn tại trong phân. 

Cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng có nguy cơ lây nhiễm cao nhất vào tuần đầu tiên phát bệnh.

4. Cách để không bị lây bệnh tay chân miệng?

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh tay chân miệng hay vắc-xin phòng ngừa, nên mọi người cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh như sau:

  • Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ thật sạch sẽ, tập cho bé có thói quen rửa tay bằng xà phòng.
  • Dạy bé không đưa tay hoặc đồ chơi vào miệng.
  • Luôn rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh, thay tã… 
  • Thường xuyên khử trùng và làm sạch các đồ dùng trong nhà như bàn ghế, tay nắm cửa, đồ chơi, sàn nhà…
  • Ăn uống đảm bảo vệ sinh và an toàn.
  • Nếu bé nghi ngờ bé bị nhiễm bệnh hoặc có triệu chứng của bệnh thì nên cho bé ở nghỉ học và thực hiện cách ly tại nhà cho bé.
  • Không dùng chung chén dĩa hay các vật dụng như chén, dĩa, khăn… với người bị nhiễm bệnh.
  • Không cho bé gãi hay chọc vào các vết bọng nước.

Xem thêm: Trẻ bị chân tay miệng nên uống thuốc gì?

Hy vọng với các thông tin trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: “ bệnh tay chân miệng lây qua bằng đường nào, người lớn có bị chân tay miệng không?”. Từ đó có thể thấy bệnh tay chân miệng có nguy cơ lây nhiễm khá cao, mọi người nên xây dựng thói quen vệ sinh cá nhân cẩn thận và áp dụng các biện pháp phòng tránh cách ngăn ngừa bệnh hiệu quả nhất. Nếu bé có các dấu hiệu của bệnh ba mẹ nên liên hệ với bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc chữa trị cho trẻ.


Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hand-foot-and-mouth-disease/symptoms-causes/syc-20353035

https://www.healthline.com/health/hand-foot-mouth-disease#risk-factors

Các bài viết khác

Để con ‘khỏe mạnh – an toàn’ khi đến trường trong mùa dịch

Mẹ tin với những kiến thức về y tế cũng như kỹ năng chăm sóc sức khỏe mà bản thân học được...

Trẻ bị chân tay miệng uống thuốc gì để hiệu quả và an toàn?

Tay chân miệng là căn bệnh có nguy cơ lây nhiễm khá cao. Nếu bạn thắc mắc trẻ bị chân tay miệng...

Hình ảnh bệnh tay chân miệng ở trẻ em và cách điều trị theo cấp độ

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ và rất dễ lây lan. Bệnh có 4 cấp độ khác nhau và tùy...

Giải đáp bệnh sốt xuất huyết mấy ngày khỏi?

Trong 6 tháng đầu của năm 2020, Việt Nam đã ghi nhận 26.857 ca nhiễm sốt xuất huyết và đã có một...

3 dấu hiệu bệnh tay chân miệng bố mẹ không thể bỏ qua

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng có nguy cơ gây tử vong cao nếu không...

Giải đáp bệnh tay chân miệng bao lâu thì khỏi?

Bệnh tay chân miệng khi nào hết là vấn đề nhiều cha mẹ quan tâm khi có con nhỏ mắc bệnh. Do...