Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng có nguy cơ gây tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Bài viết sau sẽ gửi đến bố mẹ 3 dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ nhỏ dễ nhận thấy nhất.
MỤC LỤC NỘI DUNG
Sốt và các triệu chứng giống cúm là những triệu chứng tay chân miệng sớm nhất. Theo đó, sau khi nhiễm virus, trong 3 – 6 ngày đầu, bé sẽ hầu như không có bất kỳ biểu hiện đặc biệt nào. Thế nhưng sau giai đoạn ủ bệnh, bé sẽ bắt đầu có những biểu hiện đầu tiên như:
Đây là những triệu chứng khá giống cúm. Bên cạnh đó, thời điểm tay chân miệng bùng phát cũng khá giống cúm, tức thời điểm giao mùa nên dễ khiến bố mẹ bị nhầm lẫn và chủ quan. Do đó, nếu thấy con bạn xuất hiện những dấu hiệu trên, hãy quan sát trẻ kỹ tối thiểu trong 1 – 2 ngày đầu.
Sốt, mệt mỏi còn có thể là biểu hiện của nhiều bệnh nguy hiểm khác như sốt xuất huyết, nhiễm trùng tai, viêm màng não…
Cảm cúm rất phổ biến và có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào. Bệnh sẽ khiến bạn mệt mỏi và khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Việc phát hiện sớm các triệu chứng cảm cúm sẽ giúp bạn chữa cảm cúm kịp…
Sau khi có biểu hiện sốt, 1 – 2 ngày sau bé nhà bạn sẽ bị lở miệng (herpangina). Những vết loét này thường bắt đầu như những chấm đỏ nhỏ, thường ở niêm mạc miệng, má, lợi, mặt bên của lưỡi. Sau đó dần dần phồng rộp (đường kính 2 -3 mm) và trở nên đau đớn khi bé chạm hoặc nuốt nước bọt. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy bé đã bước sang giai đoạn toàn phát của bệnh.
Nếu bé nhà bạn còn quá nhỏ, chưa thể miêu tả tình trạng này, bạn có thể chú ý những dấu hiệu như:
Các vết loét ở miệng gây đau đớn, khiến bé khó nuốt nên ăn, uống hoặc bú ít hơn bình thường.
Ở giai đoạn toàn phát, bên cạnh xuất hiện các vết loét, bé sẽ còn bị phát ban trên da ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Các vết ban này cũng có thể xuất hiện trên đầu gối, khuỷu tay, mông hoặc vùng sinh dục.
Phát ban thường trông giống như các nốt phẳng, màu đỏ, đôi khi có mụn nước. Chất lỏng trong vết phồng rộp và vảy hình thành khi vết phồng rộp lành lại có thể chứa virus gây bệnh tay chân miệng. Vì thế, khi chăm sóc bé bị tay chân miệng, bố mẹ cần giữ sạch các vết phồng rộp hoặc vảy và tránh chạm vào các vết này.
Các vết ban có hình bầu dục lồi (đường kính 2 – 10 mm), có thể ở trên da hoặc ẩn dưới da.
Tay chân miệng là bệnh do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Các biện pháp điều trị nhằm khắc phục các triệu chứng và biến chứng của bệnh. Do đó, khi bé xuất hiện triệu chứng tay chân miệng, bố mẹ có thể chăm sóc bé theo các hướng dẫn sau đây:
Lưu ý: Nếu trong nhà cũng có những bé nhỏ khác, bố mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh bệnh lây lan.
Bố mẹ cần rửa tay bằng xà phòng ngay sau khi chăm sóc bé.
Mặc dù bệnh tay chân miệng có tự khỏi trong vòng 7 – 10 ngày, thế nhưng trong một số trường hợp, bé vẫn có nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Do đó bố mẹ không nên chủ quan. Thay vào đó nên chú ý quan sát trẻ và đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất nếu xuất hiện các biểu hiện như:
Bài viết liên quan:
Hình ảnh bệnh tay chân miệng và cách điều trị theo từng cấp độ
Nguồn tham khảo:
https://www.webmd.com/children/guide/hand-foot-mouth-disease
https://www.cdc.gov/hand-foot-mouth/about/signs-symptoms.html