Cẩm Nang | Sau sốt xuất huyết bị phát ban khi nào và bao lâu thì khỏi?

Sau sốt xuất huyết bị phát ban khi nào và bao lâu thì khỏi?

Sốt xuất huyết không phải là căn bệnh quá xa lạ nhưng liệu mọi người đã hiểu rõ về căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này chưa? Sau sốt xuất huyết bị phát ban khi nào? Một khi sốt xuất huyết phát ban hoành hành, bạn sẽ rất khó kiểm soát tình trạng của người bệnh. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm vững những kiến thức cơ bản của sốt xuất huyết và sau sốt xuất huyết bị phát ban.

Sau sốt xuất huyết bị phát ban là căn bệnh có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng.

Sốt xuất huyết phát ban là căn bệnh có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng.

1. Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết

Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết là do bị nhiễm virus Dengue và muỗi vằn là động vật trung gian truyền virus này từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Muỗi sau khi hút máu từ người bệnh, sẽ tự ủ bệnh trong cơ thể muỗi từ 8 – 11  ngày sau đó truyền bệnh cho người khác thông qua các vết đốt. Hai loại muỗi vằn gây bệnh chủ yếu là Aedes aegypti hoặc Aedes albopictus.

Sốt xuất huyết có 4 chủng virus khác nhau gồm virus DEN – 1, DEN – 2, DEN – 3, DEN – 4. Chính vì thế, mỗi người có thể bị mắc bệnh sốt xuất huyết tối đa 4 lần. Sau mỗi lần nhiễm bệnh, bệnh nhân sẽ tự được miễn dịch với chủng đó nhưng vẫn có nguy cơ bị nhiễm với các chủng virus sốt huyết còn lại.

Tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết diễn ra quanh năm, đặc biệt dễ bùng phát vào mùa mưa vì đây là giai đoạn muỗi được sinh sản mạnh nhất.

2. Sốt xuất huyết phát ban khi nào?

2.1. Thời gian ủ bệnh

Sau khi bị muỗi chứa virus Dengue đốt, người bệnh sẽ có thời gian từ 3 – 14 ngày ủ bệnh. Tuy nhiên, tuỳ vào cơ địa cũng như hệ miễn dịch của mỗi người sẽ có thời gian ủ bệnh khác nhau. Trong thời gian này, các triệu chứng của sốt xuất huyết chưa được biểu hiện rõ rệt.

2.2. Thời gian phát bệnh

Sau khi thời gian ủ bệnh kết thúc, sốt xuất huyết sẽ phát bệnh ra bên ngoài. Thời gian phát bệnh này được kéo dài trong vòng 7 đến 10 ngày. Các nốt phát ban sốt xuất huyết (hay còn gọi là sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ) sẽ liên tục xuất hiện và ngày càng dày đặc hơn. Trong những ngày này, người bệnh sẽ trải qua 3 giai đoạn sau:

– Giai đoạn sốt

Giai đoạn sốt (thường kéo dài từ 3 – 7 ngày). Người bệnh sẽ gặp một số triệu chứng như nhiệt độ cơ thể cao (39 – 40 độ C), đau nhức, đau bụng, buồn nôn, chóng mặt, có khi đau vùng thượng vị kèm tiêu chảy. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể phát hiện bị nổi phát ban dưới da. Nếu nhận thấy những dấu hiệu bệnh này ở trẻ em, hãy lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Sốt cao đột ngột và liên tục trong 3-7 ngày là một trong những triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết

Trong giai đoạn sốt, thân nhiệt của người bệnh sẽ tăng lên đáng kể

– Giai đoạn nguy hiểm

Rơi vào ngày thứ 4 kéo dài cho đến ngày thứ 7. Ở giai đoạn này nhiệt độ cơ thể của người bệnh giảm xuống. Trong vòng 24 giờ, huyết tương có thể bị rò rỉ và bệnh nhân bị giảm huyết áp. Chân răng có nguy cơ chảy máu hoặc bị chảy máu cam. Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt gặp bệnh nhân bồn chồn, yếu ớt, lượng tiểu cầu thấp, nôn ra máu, xuất huyết nội tạng. Trường hợp nặng hơn bệnh nhân có nguy cơ tử vong do suy tuần hoàn hoặc suy hô hấp do xuất huyết nội.

– Giai đoạn phục hồi

Đây là giai đoạn người bệnh đã vượt qua giai đoạn nguy hiểm và bắt đầu hồi phục trong 2 – 3 ngày sau đó. Cơ thể bệnh nhân sẽ bắt đầu có các dấu hiệu khả quan như hết sốt, có thể ăn uống, huyết áp ổn định, các chỉ số trong cơ thể trở về bình thường.

  Làm gì khi bị sốt xuất huyết? Người bệnh nên ăn và kiêng gì?

2.3. Sau sốt xuất huyết phát ban ở đâu?

Sốt xuất huyết phát ban thường bắt gặp ở trẻ em từ 5 đến 15 tuổi. Nếu không được điều trị đúng cách, sốt phát ban có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của tim, thận và các bộ phận khác trên cơ thể.

Một số vị trí nổi phát ban khi bị sốt xuất huyết

  • Làn da bị đỏ lên như cháy nắng và có cảm giác nhám. Hiện tượng này thường bắt đầu ở vùng da mặt hoặc cổ, sau đó lan ra toàn thân, tay và chân. Nếu dùng lực ấn vào thì vùng da này sẽ bị tái đi.
  • Các nếp gấp của da xung quanh bẹn, nách, khuỷu tay, đầu gối và cổ thường trở nên đỏ đậm hơn so với phát ban xung quanh.
  • Khuôn mặt của người bệnh có thể bị đỏ lên bất thường, quanh miệng nhợt nhạt.

3. Sốt xuất huyết phát ban mấy ngày thì khỏi? 

Nếu sau sốt xuất huyết bị phát ban, thì khoảng từ 3-4 ngày sau khi khởi sốt, các nốt phát ban sẽ liên tục xuất hiện và ngày càng dày đặc. Ở những người bệnh, hầu hết triệu chứng sốt xuất huyết phát ban đều biến mất sau khoảng một hoặc hai tuần, tuỳ vào cơ địa mỗi người. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào thời điểm khi cơ thể bệnh nhân không xuất hiện thêm những nốt mẩn đỏ xuất huyết mới. Bệnh sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề lâu dài nào.

Nếu sau sốt xuất huyết bị phát ban, các nốt phát ban sẽ liên tục xuất hiện

Các nốt phát ban sẽ dần thuyên giảm khi bệnh nhân hồi phục

Thời gian hồi phục cho bệnh nhân sốt xuất huyết từ 1-2 tuần tùy thuộc vào tình trạng bệnh và thể trạng của người bệnh. Về tổng thể, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân sẽ phục hồi đáng kể. Lúc này, người bệnh nên chủ động hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống, những điều nên làm trong giai đoạn hồi phục.

4. Cách điều trị và chế độ chăm sóc

4.1. Cách điều trị và chế độ chăm sóc tại nhà

Sốt xuất huyết thể nhẹ có thể được điều trị và theo dõi tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ. Một số cách điều trị cơ bản cho bệnh sốt xuất huyết ở mức độ nhẹ và có thể chủ động điều trị tại nhà để khắc phục những triệu chứng của phát ban như sau:

Cung cấp đủ nước

Đổ mồ hôi quá nhiều khi bị sốt xuất huyết có thể dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng. Bạn cũng có thể uống các loại nước như nước dừa, nước lá đu đủ, các loại nước trái cây khác thường xuyên để giữ cho cơ thể luôn đủ nước. Hơn nữa, uống đủ nước cũng làm giảm các triệu chứng đau đầu, chuột rút cơ bắp.

Nước giúp cải thiện tình trạng bệnh sau sốt xuất huyết bị phát ban

Nước giúp thải các chất độc dư thừa ra khỏi cơ thể, cải thiện tình trạng bệnh

Nghỉ ngơi đầy đủ

Khi bị sốt xuất huyết, bạn sẽ sốt cao, cơ thể và các khớp đau nhức liên tục. Vì vậy, việc nghỉ ngơi đầy đủ là vô cùng quan trọng. Cố gắng và ngủ nhiều nhất có thể.

Chế độ ăn giàu protein

Kể cả khi bị sốt xuất huyết hoặc sau sốt xuất huyết bị phát ban và sau hồi phục, bệnh nhân nên ăn chế độ ăn giàu chất đạm để cung cấp đủ vitamin, khoáng chất, protein và chất béo cần thiết. Bạn cũng có thể ăn thịt gà, cá, trứng, các loại đậu và các sản phẩm từ sữa khác để chống lại virus nhanh chóng.

Nên sử dụng Paracetamol để hạ sốt và giảm đau an toàn

Thuốc giúp hạ sốt và giảm đau, đồng thời làm giảm phát ban khi bị sốt xuất huyết. Không nên dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như aspirin hoặc ibuprofen, vì chúng có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết nội, khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, đe dọa đến tính mạng.

Tuy nhiên, người bệnh cũng không được tự ý sử dụng những loại thuốc này nếu chưa có chỉ định của bác sĩ. Để các triệu chứng phát ban mau khỏi, người nhà có thể hạ sốt cho bệnh nhân bằng cách chườm khăn ấm lên trán, nách, cho bệnh nhân nghỉ ngơi ở nơi thông thoáng.

Hạn chế tiếp xúc với gió và nước lạnh

Gió và nước lạnh là hai yếu tố rất nhạy cảm với bệnh nhân sau sốt xuất huyết phát ban. Khi vệ sinh cơ thể, nên thực hiện bằng cách lau người với nước ấm. Nước lạnh có khả năng làm co mạch ngoài da, làm giãn mạch bên trong nội tạng, gây nguy hiểm cho tính mạng của bệnh nhân.

4.2. Điều trị tại bệnh viện

Nếu bệnh nhân nhiễm bệnh sốt xuất huyết ở thể nặng, cần liên hệ ngay với bác sĩ và điều trị tại bệnh viện. Những biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết cần được đưa đến bệnh viện ngay như:

  • Không thể ăn uống được.
  • Nôn ói quá nhiều.
  • Tình trạng đau bụng ngày càng nghiêm trọng.
  • Cả người lờ đờ, khó chịu dù đã giảm sốt.
  • Nếu bị mắc bệnh khi đang đi du lịch, bạn cần đến các trung tâm y tế, bệnh viện gần nhất để được điều trị kịp thời.
Nên thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân sốt xuất huyết

Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể của người bệnh

Mọi đối tượng, mọi độ tuổi cũng đều có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết phát ban. Chính vì vậy, mỗi gia đình nên chủ động trang bị kiến thức về loại bệnh này để có phương hướng xử lý thích hợp cho người bệnh. Đồng thời, hãy chủ động thăm khám tại cơ sở y tế gần nhất để được điều trị hiệu quả.


Bài viết liên quan:

Sốt xuất huyết bị ngứa có nguy hiểm không?

Phân biệt muỗi sốt xuất huyết và muỗi thường

Cách phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết

Các bài viết khác

Hình ảnh bệnh tay chân miệng ở trẻ em và cách điều trị theo cấp độ

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ và rất dễ lây lan. Bệnh có 4 cấp độ khác nhau và tùy...

Tìm hiểu bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?

Bệnh tay chân miệng là bệnh có tốc độ lây nhiễm khá nhanh, nếu không được kiểm soát tốt có thể sẽ...

Sốt xuất huyết bị ngứa có nguy hiểm không?

Sốt xuất huyết bị ngứa là dấu hiệu cho thấy bệnh nhân đang trong giai đoạn hồi phục, hoàn toàn bình thường...

Giải đáp bệnh sốt xuất huyết mấy ngày khỏi?

Trong 6 tháng đầu của năm 2020, Việt Nam đã ghi nhận 26.857 ca nhiễm sốt xuất huyết và đã có một...

3 dấu hiệu bệnh tay chân miệng bố mẹ không thể bỏ qua

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng có nguy cơ gây tử vong cao nếu không...

Giải đáp bệnh tay chân miệng bao lâu thì khỏi?

Bệnh tay chân miệng khi nào hết là vấn đề nhiều cha mẹ quan tâm khi có con nhỏ mắc bệnh. Do...