Cẩm Nang | Cẩm nang | Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà theo chuẩn Bộ Y Tế

Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà theo chuẩn Bộ Y Tế

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính và được chia ra làm 3 giai đoạn từ nặng đến nhẹ. Đây là căn bệnh có nguy cơ tử vong vô cùng cao nhưng nếu chỉ có những biểu hiện nhẹ bạn vẫn có thể điều trị sốt xuất huyết tại nhà thông qua các biện pháp dưới đây. Theo dõi những chia sẻ của Hapacol trong nội dung dưới để tìm hiểu nhé! 

1. Tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết (hay còn được gọi là sốt dengue) là một bệnh nhiễm trùng do virus Dengue gây ra, chủ yếu lây lan qua muỗi cái Aedes aegypti. Bệnh này phổ biến ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới và thường xuyên xuất hiện trong mùa mưa khi muỗi sinh sản nhiều hơn. 

Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết bao gồm sốt cao, đau nhức xương, mệt mỏi, rối loạn đông máu, xuất huyết và giảm huyết áp đột ngột. Bệnh có thể chuyển biến nặng và gây nguy hiểm đến sức khỏe, đặc biệt là nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Xem thêm: Sốt xuất huyết bị ngứa có nguy hiểm không?

2. Sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Có thể điều trị tại nhà được không?

Bệnh sốt xuất huyết có gây nguy hiểm, chúng không chỉ gây ra các triệu chứng đau nhức và khó chịu cho người mắc bệnh mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và thậm chí gây tử vong. Các biến chứng như suy tim, sốc sốt xuất huyết do mất máu, xuất huyết não và tràn dịch màng phổi đều là những tình trạng dễ gặp.

Dù nguy hiểm nhưng không phải tất cả người mắc bệnh này đều cần phải nhập viện. Quyết định điều trị sốt xuất huyết tại nhà hay nhập viện sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như các yếu tố khác nhau. Ở những trường hợp nhẹ, người bệnh có thể được điều trị tại nhà dưới sự giám sát của bác sĩ hoặc điều dưỡng viên. (2) (3)

3. Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Nếu không quá nặng thì bệnh sốt xuất huyết có thể điều trị tại nhà, dưới đây là những cách điều trị vô cùng hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

3.1. Theo dõi thân nhiệt

Việc theo dõi nhiệt độ của người bệnh để giữ ở mức an toàn là một điều quan trọng. Nếu để nhiệt độ duy trì ở mức cao 39-40 độ C <Đã sửa>, đặc biệt là trong những ngày sau đợt sốt ban đầu và xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như mệt mỏi, tay chân lạnh, nôn, khó thở, đau bụng, chảy máu cam, thì việc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để điều trị và theo dõi là cực kỳ quan trọng. Bệnh sốt xuất huyết có thể chuyển biến nhanh chóng và gây ra các biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe, do đó hãy theo dõi thân nhiệt (36-37 độ C) một cách cẩn thận để ngăn ngừa tình trạng bệnh chuyển biến xấu.

3.2. Nghỉ ngơi thư giãn

Chế độ nghỉ ngơi đầy đủ là một phần quan trọng của việc phục hồi khi nhiễm bệnh sốt xuất huyết. Khi nhiễm sốt xuất huyết cơ thể phải đối mặt với một cuộc chiến chống lại vi rút và mất nước do sốt xuất huyết gây ra, vậy nên nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc mới giúp cơ thể tái tạo năng lượng, tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể đối phó với bệnh tốt hơn. Trong quá trình điều trị cần đảm bảo rằng người bệnh có môi trường yên tĩnh và thoải mái để nghỉ ngơi.

Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Nghỉ ngơi thư giãn với tâm lý thoải mái 

3.3. Vệ sinh bằng nước muối sinh lý

Để trị sốt xuất huyết tại nhà việc vệ sinh mắt, mũi bằng nước muối sinh lý là biện pháp được lựa chọn rất nhiều. Việc duy trì vệ sinh mắt và mũi là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, đặc biệt là khi người bệnh đang phục hồi sau khi nhiễm sốt xuất huyết. Rửa mắt bằng nước muối sinh lý giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và các chất kích thích, giảm nguy cơ viêm nhiễm mắt. Dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi cũng giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và dịch nhầy, giảm nguy cơ viêm nhiễm và kích ứng vùng mũi. Nhỏ vài giọt nước muối thấm vào miếng bông, rồi lau nhẹ nhàng từ khóe mắt đến đuôi mắt và mũi.

3.4. Sử dụng thành phần paracetamol để hạ sốt 

Paracetamol là thành phần của loại thuốc hạ sốt và giảm đau phổ biến được sử dụng để làm giảm các triệu chứng sốt, đau trong trường hợp sốt xuất huyết. Với người lớn liều dùng được khuyến cáo là 10- 15mg/ngày và thời gian giữa các liều dùng thường là từ 4-6 giờ. Tuy vậy hãy cẩn thận khi sử dụng thành phần Paracetamol và đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng. (2)

Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Sử dụng Hapacol 650 để giảm sốt hiệu quả

3.5. Bổ sung dinh dưỡng và chất điện giải

Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Bổ sung chất điện giải 

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng: vitamin C, D, E và chất điện giải là cách trị sốt xuất huyết tại nhà rất hiệu quả. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và phục hồi từ bệnh sốt xuất huyết. Bạn có thể ăn các thực phẩm chứa nhiều rau xanh, súp lơ,… để bổ sung dưỡng chất. 

Việc bù dịch và sử dụng chất điện giải trong điều trị sốt xuất huyết rất quan trọng và cần được thực hiện một cách thận trọng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Các thực phẩm giàu chất điện giải điển hình là: bơ lạc, phô mai, dầu oliu, chuối, cam, măng tây, đậu Hà Lan, đậu nành,… sẽ giúp cải thiện sức khỏe của người bệnh.

Xem thêm: Làm gì khi bị sốt xuất huyết? Người bệnh nên ăn và kiêng gì?

4. Những triệu chứng cần đến bác sĩ

Dưới đây là một số dấu hiệu mà người bệnh cần tìm đến sự điều trị của bác sĩ ngay lập tức bởi lúc này những cách trị sốt xuất huyết tại nhà đã không còn tác dụng nữa:

  • Đau bụng: Xuất phát từ việc tổn thương đến các cơ quan nội tạng.
  • Nôn nhiều lần trong 24 giờ, đặc biệt nếu nôn ra máu hoặc có máu trong nôn.
  • Chảy máu mũi hoặc máu nướu răng. 
  • Tiểu ít trong một khoảng thời gian dài.
  • Mệt mỏi, bồn chồn từ việc mất nước và mất máu. 
  • Tay chân lạnh, dễ bị vã mồ hôi. 
  • Đau ở vùng thắt lưng dưới.

5. Những lưu ý khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà 

Dưới đây là những điều cần lưu ý quan trọng để giúp người bệnh ổn định và giảm nguy cơ biến chứng khi mắc sốt xuất huyết:

  • Người bệnh nên ăn thức ăn mềm và dễ tiêu như cháo, súp để cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. 
  • Uống đủ nước là quan trọng để tránh mất nước và duy trì cân bằng nước trong cơ thể.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ là quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Tắm bằng nước ấm có thể giúp giảm sự khó chịu do sốt và làm dịu cơ thể.
  • Sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm triệu chứng.
  • Cạo gió không được khuyến nghị, việc cạo gió có thể gây tổn thương cơ và mạch máu, làm tăng nguy cơ xuất huyết dưới da.
Những lưu ý khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà 

Uống đủ nước trong quá trình điều trị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết có nguy cơ lây nhiễm và tái phát vô cùng cao nếu không được điều trị kịp thời. Mong rằng thông qua những chia sẻ về điều trị sốt xuất huyết tại nhàHapacol đã chia sẻ ở trên, bạn sẽ bảo vệ được cho bản thân và gia đình thật tốt nhé!

Các bài viết khác

Viêm họng có lây không? Cách phòng ngừa viêm họng

Viêm họng là bệnh lý đường hô hấp phổ biến, có thể xảy ra ở mọi đối tượng và có khả năng...

Cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà hiệu quả

Mỗi khi thời tiết thay đổi là các bậc phụ huynh lại đau đầu khi bé con nhà mình mắc các bệnh...

Nguyên nhân trẻ bị viêm họng nhưng không ho và cách xử lý

Trẻ nhỏ sức đề kháng yếu thường dễ mắc các bệnh về đường hô hấp và tình trạng trẻ bị viêm họng...

Giải đáp: Sốt xuất huyết có được tắm không?

Sốt xuất huyết là một căn bệnh truyền nhiễm và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy nên để tránh những...

Những loại thuốc giảm đau họng bạn nên uống

Trong vài trường hợp hy hữu, bạn sẽ cần uống thuốc để xoa dịu cơn đau khó chịu đang “hoành hành” ở...

Sốt xuất huyết có lây không và những đường truyền nhiễm

Dạo gần đây, thời tiết đang dần chuyển mùa khiến nhiều bệnh dịch bùng phát trong đó có sốt xuất huyết. Chắc...