Cẩm Nang | Cẩm nang | Cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà hiệu quả

Cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà hiệu quả

Mỗi khi thời tiết thay đổi là các bậc phụ huynh lại đau đầu khi bé con nhà mình mắc các bệnh về hô hấp, trong đó bệnh viêm amidan là phổ biến nhất. Đừng lo lắng, hãy theo dõi bài viết của Hapacol ngay sau đây. Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra những cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà cực kỳ hữu hiệu.

1. Những triệu chứng viêm amidan ở trẻ

Bệnh viêm amidan ở trẻ em thường đi kèm với một số triệu chứng rõ ràng. 

Trong trường hợp viêm amidan cấp tính, trẻ sẽ bị sốt, thường là từ 38-39,5 độ C. Bé có thể cảm thấy rét run, đau đầu, mệt mỏi, và không có cảm giác đói. Bên cạnh đó là tình trạng bỏ bú, và miệng thường khô. Tiểu tiện ít và nước tiểu sậm màu, tiêu chảy có cũng thể xảy ra. Ngoài ra, xuất hiện biểu hiện như họng đỏ, đau họng, đau tai, khó nuốt, viêm mũi, và một vài triệu chứng ho khó thở. Trẻ cũng có thể ngủ không ngon và ngáy.

Còn trong trường hợp viêm amidan mạn tính, trẻ thường không có sốt hoặc có sốt nhẹ. Trẻ có thể cảm thấy buồn ngủ và uể oải, đặc biệt vào buổi chiều. Thể trạng yếu hơn, da xanh xao. Việc nuốt thường khó khăn, và triệu chứng ho kéo dài, đặc biệt là vào buổi sáng khi trẻ mới thức dậy. Tình trạng đau rát họng, khó thở, và ngủ ngáy mạnh. Hơi thở có thể có mùi khó chịu và gặp vấn đề về kiểm soát hô hấp trong khi ngủ.

Bố mẹ cần quan sát triệu chứng viêm amidan để điều trị kịp thời cho trẻ

Bố mẹ cần quan sát triệu chứng viêm amidan để điều trị kịp thời cho trẻ

2. Cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà

Chữa amidan cho trẻ có thể thực hiện tại nhà bằng một số liệu pháp tự nhiên. Tuy nhiên, đối với một số bé có tình trạng nặng hơn, cần sử dụng thêm thuốc để điều trị hiệu quả và dứt điểm.

2.1. Chữa trị không dùng thuốc

Đối với bé có biểu hiện bệnh nhẹ, bố mẹ có thể hạn chế cho con sử dụng thuốc kháng sinh thay vào đó hãy áp dụng những biện pháp dân gian. Một số cách chữa viêm amidan tại nhà cho trẻ mà ba mẹ có thể tham khảo như:

  • Súc miệng bằng nước muối: Nước muối giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm dịu cổ họng, giảm đau và viêm amidan. Bạn có thể hòa ½ thìa muối vào khoảng 120ml nước ấm và khuấy đều cho đến khi muối tan hoàn toàn. Sau đó, sử dụng dung dịch này để súc miệng trong một thời gian ngắn.
  • Uống nhiều nước ấm: Uống 1 ly nước ấm mỗi ngày hoặc thưởng thức các món ăn ấm như súp, nước dùng cũng như trà có thể giúp giảm triệu chứng viêm amidan ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhi khoa khuyến nghị trẻ trên 2 tuổi mới nên sử dụng trà thảo mộc. Vì thế cách chữa viêm amidan tại nhà cho trẻ này bố mẹ nên lưu ý không nên dùng cho trẻ dưới 2 tuổi. 
  • Sử dụng nghệ tươi: Nghệ có khả năng kháng khuẩn và chống viêm. Bố mẹ cho trẻ súc miệng bằng pha 1 ly nước nghệ ấm. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể cho trẻ uống một ly sữa ấm có thêm 1 thìa nghệ và ⅓ thìa tiêu trước khi đi ngủ. 
  • Dùng tinh dầu bạc hà: Bạc hà chứa tính kháng khuẩn, giúp chống viêm và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Đầu tiên, bạn hãy đun sôi một ít lá bạc hà tươi với nước lọc. Tiếp đến, bạn hãy đổ hỗn hợp đó vào ly và thêm một ít trà và thêm vào một ít mật ong. Cuối cùng, bạn hãy cho trẻ uống ngay khi trà còn nóng vài lần/ngày cho đến khi triệu chứng viêm amidan ở trẻ được giảm. 
  • Uống nước chanh nóng hằng ngày: Chanh chứa vitamin C và có thể giúp chữa viêm amidan ở trẻ. Bố mẹ có thể cho một vài lát chanh mỏng vào bình sữa mà trẻ đang bú để làm giảm các triệu chứng viêm amidan. Hoặc bố mẹ cũng có thể cho trẻ uống nước chanh ấm bằng việc cho một ít chanh vào nước ấm rồi cho thêm muối và mật ong để trẻ dễ uống hơn 
  • Tăng độ ẩm không khí trong không gian nghỉ ngơi: Không khí khô có thể làm triệu chứng viêm amidan trở nên nghiêm trọng hơn. Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc hít hơi nước ấm từ vòi hoa sen hoặc bồn tắm nóng có thể giúp giảm cảm giác khó chịu.
Những liệu pháp tự nhiên chữa viêm amidan cho bé bố mẹ cần tham khảo

Những liệu pháp tự nhiên chữa viêm amidan cho bé bố mẹ cần tham khảo

2.2. Chữa trị dùng thuốc

Nếu cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà bên trên không hiệu quả, cần phải sử dụng thuốc để điều trị dứt điểm. Có 3 nhóm thuốc có thể sử dụng bao gồm:  

  • Thuốc giảm đau và hạ sốt: Khi trẻ bị sốt trên 38,5 độ C, có thể sử dụng thuốc giảm đau và hạ sốt chứa thành phần paracetamol. Liều dùng cần tuân thủ hướng dẫn trên sản phẩm và thận trọng tính toán liều cho trẻ. Một số sản phẩm bạn có thể tham khảo của Hapacol như: Hapacol 150, Hapacol 250, Hapacol 325, Hapacol 80…  Mỗi sản phẩm sẽ phù hợp với từng độ tuổi của trẻ. Hãy tham khảo ý kiến của người có chuyên môn để sử dụng sản phẩm tương ứng. 
  • Thuốc giảm đau và hạ sốt: Khi trẻ bị sốt trên 38,5 độ C, có thể sử dụng thuốc giảm đau và hạ sốt chứa thành phần paracetamol. Liều dùng cần tuân thủ hướng dẫn trên sản phẩm và thận trọng tính toán liều cho trẻ. Một số sản phẩm bạn có thể tham khảo của Hapacol như: Hapacol 150, Hapacol 250, Hapacol 325, Hapacol 80…  Mỗi sản phẩm sẽ phù hợp với từng độ tuổi của trẻ. Hãy tham khảo ý kiến của người có chuyên môn để sử dụng sản phẩm tương ứng.
Sử dụng thuốc Hapacol 150 mg dành cho đối tượng 1-3 tuổi để giảm đau, hạ sốt

Sử dụng thuốc Hapacol 150 mg dành cho đối tượng 1-3 tuổi để giảm đau, hạ sốt

  • Thuốc kháng sinh: Nếu nguyên nhân của viêm amidan là nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh chứa thành phần cephalosporin, hoặc azithromycin. Bệnh nhân cần uống đúng liều dùng và hoàn toàn theo chỉ định của bác sĩ, ngay cả khi triệu chứng đã giảm đi. Cần lưu ý các tác dụng phụ có thể xảy ra và thông báo cho bác sĩ nếu có bất kỳ biểu hiện nào.
  • Thuốc giảm phù nề: Đối với trường hợp sưng to của amidan gây khó khăn trong việc ăn uống và nói, có thể sử dụng thuốc giảm phù nề chứa thành phần alphachymotrypsin ngậm dưới lưỡi. Các loại thuốc khác chứa thành phần chống viêm corticoid, thành phần histamin cũng có thể được sử dụng tùy theo tình trạng cụ thể của trẻ.

3. Những lưu ý khi điều trị viêm amidan cho trẻ tại nhà

Khi sử dụng cách chữa amidan tại nhà cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý một số điều quan trọng bên dưới đây. 

3.1. Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh

Lạm dụng kháng sinh có thể gây ra những hậu quả khó lường, đặc biệt là đối với trẻ em. 

  • Gây ngộ độc: Thuốc kháng sinh được hấp thu và chuyển hóa ở gan và đào thải qua thận. Tuy nhiên, ở trẻ em hai bộ phận này còn yếu và chưa hoàn thiện, nên việc sử dụng thuốc thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc.
  • Gây dị ứng, tiểu đường và béo phì: Lạm dụng kháng sinh có thể làm hại vi khuẩn đường ruột của trẻ, gây ra dị ứng, tiểu đường, và thậm chí béo phì.
  • Kháng kháng sinh: Sử dụng kháng sinh một cách không cân nhắc có thể làm cho sức đề kháng của trẻ yếu đi, khiến việc điều trị các bệnh trở nên khó khăn hơn do vi khuẩn phát triển kháng lại kháng sinh.

Để hạn chế lạm dụng kháng sinh, đặc biệt là đối với trẻ em, phụ huynh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ và không tự ý sử dụng thuốc. Ngoài ra, cần tạo điều kiện cho trẻ phòng chống nhiễm khuẩn bằng cách thường xuyên rửa tay và tập thể dục đều đặn. 

3.2. Tránh ăn thức ăn cứng

Thức ăn cứng có thể gây khó chịu và đau đớn cho amidan của trẻ, thậm chí có thể làm xước cổ họng và làm tăng viêm nhiễm. Bố mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn các loại thức ăn như khoai tây chiên, bánh quy giòn, ngũ cốc khô, đồ nướng, cà rốt sống, và táo chưa chín. Thay vào đó, trẻ nên ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, hoặc súp cho đến khi các triệu chứng giảm đi.

4. Phòng ngừa viêm amidan cho trẻ 

Để giúp bé phòng ngừa viêm amidan, bạn có thể tham khảo một số  biện pháp sau:

  • Giữ ấm cho trẻ: Chú ý giữ cho trẻ được ấm, đặc biệt là trong thời tiết lạnh hoặc trong giai đoạn chuyển mùa.
  • Đeo khẩu trang: Khi ra ngoài hoặc ở nơi đông người, đeo khẩu trang để giảm nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn, virus và ngăn khói bụi, khói thuốc lá. Điều này giúp phòng ngừa bệnh viêm amidan. 
  • Tạo môi trường sống lành mạnh: Đảm bảo trẻ sống trong môi trường có không khí sạch, thoáng mát, và ít tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, và vi khuẩn.
  • Vệ sinh răng miệng: Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng sau khi ăn để kiểm soát vi khuẩn và ngăn ngừa viêm amidan.

Bên cạnh việc áp dụng cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà phù hợp, bố mẹ nên bổ sung thêm một số dưỡng chất cần thiết giúp con tăng cường đề kháng. Hãy theo dõi Hapacol để có thêm nhiều tips chăm con hữu ích hơn. 

Các bài viết khác

11 cách giảm đau tự nhiên hiệu quả mà bạn chưa biết

Paracetamol là một trong những loại thuốc giảm đau phổ biến, nếu lạm dụng thuốc trong thời gian dài sẽ gặp nhưng...

[Giải đáp] Viêm mũi xoang xuất tiết gây nguy hiểm không?

Viêm mũi xoang xuất tiết là tình trạng mà các xoang ở cạnh mũi bị viêm nhiễm và tiết ra nhiều dịch,...

Viêm họng có lây không? Cách phòng ngừa viêm họng

Viêm họng là bệnh lý đường hô hấp phổ biến, có thể xảy ra ở mọi đối tượng và có khả năng...

Nguyên nhân trẻ bị viêm họng nhưng không ho và cách xử lý

Trẻ nhỏ sức đề kháng yếu thường dễ mắc các bệnh về đường hô hấp và tình trạng trẻ bị viêm họng...

Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà theo chuẩn Bộ Y Tế

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính và được chia ra làm 3 giai đoạn từ nặng đến nhẹ. Đây...

Giải đáp: Sốt xuất huyết có được tắm không?

Sốt xuất huyết là một căn bệnh truyền nhiễm và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy nên để tránh những...