Cẩm Nang | Cẩm nang | Nguyên nhân trẻ bị viêm họng nhưng không ho và cách xử lý

Nguyên nhân trẻ bị viêm họng nhưng không ho và cách xử lý

Trẻ nhỏ sức đề kháng yếu thường dễ mắc các bệnh về đường hô hấp và tình trạng trẻ bị viêm họng nhưng không ho khiến cho các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Hãy cùng Hapacol tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả tại nhà trong nội dung bài viết sau. 

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng nhưng không ho

Dưới đây là những nguyên nhân thường thấy khiến trẻ bị viêm họng nhưng không ho.

1.1. Viêm amidan

Viêm amidan ở trẻ nhỏ 

Viêm amidan ở trẻ nhỏ

Viêm amidan có thể là một trong những nguyên nhân gây viêm họng nhưng không ho ở trẻ em, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, do hệ miễn dịch của nhóm trẻ này còn yếu. 

Vì cả vùng họng được cấu tạo bởi một khối cơ nhỏ liên kết với các màng nhầy sau mũi, miệng và bộ phận thanh quản ở cổ họng nên khi bị viêm amidan sẽ dẫn đến viêm họng, điều này cho khiến người bệnh có cảm giác đau nhức, khó chịu. 

Các triệu chứng có thể gặp như đau họng, sốt, khàn tiếng, nôn, nghẹt mũi, chảy nước mũi, khó nuốt, cổ họng có mảng trắng vàng, phát ban, bỏ ăn, sưng hạch cổ và quai hàm.  Khi trẻ có các triệu chứng này, hãy đưa trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị một cách chính xác.

1.2. Viêm họng hạt

Amidan trong họng sưng đỏ, xuất hiện các đốm trắng. Đây là dấu hiệu rõ ràng và phổ biến nhất của bệnh viêm họng hạt. Vì vậy, khi trẻ bị viêm họng hạt sẽ gặp các triệu chứng như: sưng  hạch ở cổ, ho, mệt mỏi, sốt, đặc biệt tình trạng đau họng kéo dài. 

Khi bị viêm họng hạt vi khuẩn sẽ xâm nhập và kích hoạt các tế bào lympho ở họng  gây nên tình trạng viêm, nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra dẫn tới tình trạng bị viêm họng. 

Do vậy, khi bé bị viêm họng nhưng không sốt nên cha mẹ cũng khó để phát hiện bệnh. Nếu kiểm tra bên trong họng của bệnh nhân, bạn có thể thấy nhiều hạt màu đỏ với kích thước khác nhau. 

1.3. Thói quen ngủ hay thở bằng miệng

Thói quen thở bằng miệng thường không tốt cho sức khỏe vì nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề trong đó có tình trạng viêm họng không gây ho.  Khi trẻ thở bằng miệng thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng khô họng và niêm mạc họng, hôi miệng, khản tiếng, mệt mỏi và khó chịu khi thức dậy. Nguyên nhân cho thói quen này có thể bao gồm tắc mũi, viêm amidan hoặc hội chứng ngưng thở khi ngủ, khiến việc hít thở bằng mũi trở nên khó khăn và buộc trẻ phải mở miệng để thở.

Thói quen thở bằng miệng thường không tốt cho sức khỏe vì nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề trong đó có tình trạng viêm họng không gây ho. Khi bé thở bằng miệng thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng khô họng và niêm mạc họng, đồng thời gây hôi miệng, khàn tiếng, đây chính là lý do gây nên tình trạng viêm họng của bé.

Nguyên nhân cho thói quen này có thể bao gồm tắc mũi, viêm amidan hoặc hội chứng ngưng thở khi ngủ, khiến việc hít thở bằng mũi trở nên khó khăn và buộc trẻ phải mở miệng để thở. 

Thói quen thở bằng miệng khi ngủ không tốt cho trẻ nhỏ 

Thói quen thở bằng miệng khi ngủ không tốt cho trẻ nhỏ

1.4. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày là hiện tượng các chất chứa trong dạ dày trào ngược trở lên thực quản, họng, gây tình trạng ợ nóng, ợ hơi và đau rát vùng ngực dọc theo xương ức.

Hiện tượng trào ngược sẽ gây kích ứng niêm mạc thực quản, gây ra các bệnh về đường hô hấp trên trong đó có viêm/sưng/đau ở họng, viêm thanh quản, lâu ngày có thể để lại các biến chứng như: hơi thở có mùi, hẹp thực quản, loét thực quản…

1.5. Uống nhiều đồ lạnh

Uống nhiều đồ lạnh có thể gây ra viêm họng hoặc khiến cho tình trạng viêm họng ở trẻ trở nên nặng hơn. Thói quen uống nước lạnh, sinh tố lạnh, sử dụng đá lạnh,…Khi bạn uống nước lạnh sẽ làm cho cổ họng dễ bị kích ứng và phù nề lên, các vi khuẩn cơ hội có thể xâm nhập vào các tổ chức hầu họng, gây tình trạng viêm vọng.

Để giảm bớt triệu chứng cần thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt để giảm nguy cơ khiến trẻ bị viêm họng nhưng không ho. 

Cho trẻ sử dụng nước lạnh quá nhiều

Cho trẻ sử dụng nước lạnh quá nhiều

1.6. Bệnh cảm lạnh

Cảm lạnh là một bệnh lý thường gặp có liên quan đến đường hô hấp nhưng không quá nghiêm trọng nếu điều trị đúng cách. Bệnh có thể là do virus hoặc vi khuẩn gây ra, tuy nhiên nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là do là virus. Cảm lạnh thường gây ra những triệu chứng đau họng nhưng không ho đi kèm với sưng viêm của niêm mạc họng, đau đầu, nghẹt và sổ mũi, một số trường hợp cảm lạnh có thể đi kèm với sốt nhẹ.

1.7. Tiếp xúc nhiều với không khí ô nhiễm

Tiếp xúc nhiều với không khí ô nhiễm có thể là một trong những nguyên nhân khiến  trẻ bị viêm họng nhưng không ho. Không khí ô nhiễm có thể chứa các hạt bụi, hạt vi khuẩn, hạt phấn hoa, khói, hóa chất và các chất gây kích thích khác gây kích ứng cho niêm mạc họng và hệ hô hấp. Tiếp xúc liên tục với không khí ô nhiễm có thể dẫn đến viêm họng và các triệu chứng liên quan như sưng hạch cổ họng, cảm giác khó chịu đặc biệt là ở trẻ em khi hệ miễn dịch còn đang phát triển.

1.8. Áp xe quanh amidan

Khi amidan bị viêm nhiễm có thể dẫn đến tình trạng tạo ra các ổ áp xe, tức là túi mủ có thể hình thành xung quanh amidan. Căn bệnh này có thể gây nên các triệu chứng như đau họng, sưng hạch cổ họng, khó nuốt, chán ăn và hôi miệng. 

Trường hợp này có thể gây ra tình trạng trẻ bị viêm họng sốt nhưng không ho. Vì vậy trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, cha mẹ cần để ý hơn đến những dấu hiệu bất thường của trẻ. Còn nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nhiễm trùng nào như sốt cao, nôn mửa, hoặc khó thở, cha mẹ cần ngay lập tức liên hệ với bác sĩ để được thăm khám kịp thời. 

2. Biện pháp điều trị khi trẻ bị viêm họng nhưng không ho

Khi trẻ bị viêm họng nhưng không ho thường sẽ có hai cách điều trị cơ bản được liệt kê ở dưới đây:

2.1. Điều trị tại nhà

Việc tự điều trị tại nhà nên được thực hiện cẩn thận để tránh tình trạng trẻ lại tái phát bệnh. Dưới đây là một số biện pháp đơn giản mà bạn có thể điều trị viêm họng tại nhà:

  • Bổ sung đủ nước cho trẻ là một biện pháp quan trọng để giảm sưng viêm và đau họng. 
  • Trẻ nên được nghỉ ngơi để giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn. Phòng ngủ của trẻ nên thoáng mát và sạch sẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều trị.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm có thể giúp giảm sưng viêm và hôi miệng. 
  • Nếu trẻ có các triệu chứng dị ứng như ho, sổ mũi, hoặc khó thở, hạn chế tiếp xúc với nguyên nhân gây dị ứng như lông chó mèo, phấn hoa hoặc bụi bẩn.
  • Nếu trẻ trên 1 tuổi và có triệu chứng đau họng, cha mẹ có thể thử cho trẻ ngậm chanh mật ong để giúp giảm sưng viêm và xoa dịu cơn đau họng.

2.2. Sử dụng thuốc trị viêm họng

Trong trường hợp các triệu chứng của trẻ trở nặng, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời. Dựa vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của viêm họng, bác sĩ có thể đề xuất các loại thuốc và liệu pháp điều trị khác nhau: 

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh thường được sử dụng khi viêm họng có nguyên nhân nhiễm trùng, như viêm họng do vi khuẩn. Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng thuốc kháng sinh, vì nếu sử dụng quá liều có thể gây biến chứng như: tiêu chảy, ói, dị ứng, sốc phản vệ thậm chí tử vong. 
  • Thuốc chống dị ứng: Nếu viêm họng có nguyên nhân từ dị ứng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống dị ứng để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa viêm nhiễm.
  • Thuốc kháng axit: Đối với trẻ có triệu chứng trào ngược dạ dày gây viêm họng, bác sĩ có thể đề xuất thuốc kháng axit để giúp cải thiện tình trạng.
  • Thuốc chứa thành phần steroid: Giúp giảm đau, sưng tấy vùng họng.
Hapacol 250 giúp giảm tình trạng đau họng ở trẻ 

Hapacol 250 giúp giảm tình trạng đau họng ở trẻ

3. Cách phòng ngừa trẻ bị viêm họng

Để hạn chế nguy cơ viêm họng ở trẻ nhỏ cùng tìm hiểu về cách phòng ngừa được liệt kê sau đây để bảo vệ sức khỏe của trẻ:

  • Vệ sinh tay sạch sẽ.
  • Tránh đưa trẻ đến những nơi đông người để giảm nguy cơ tiếp xúc với người nhiễm bệnh.
  • Duy trì vệ sinh răng miệng sạch sẽ là một phần quan trọng trong việc ngăn ngừa viêm họng. Đảm bảo rằng trẻ đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng súc miệng thường xuyên và thay đổi bàn chải đúng cách.
  • Vệ sinh đồ chơi và dụng cụ cá nhân của trẻ.
Vệ sinh tay sạch sẽ cho trẻ nhỏ 

Vệ sinh tay sạch sẽ cho trẻ nhỏ

Trẻ em có sức đề kháng yếu vậy nên các bậc phụ huynh trong quá trình chăm sóc con cần chú ý đến các biểu hiện của trẻ để kịp thời phát hiện bất thường. Với những chia sẻ về trẻ bị viêm họng nhưng không ho ở trên Hapacol mong rằng các bậc phụ huynh sẽ có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả. 

Nguồn tham khảo:

  1. https://medlatec.vn/tin-tuc/cha-me-dung-chu-quan-khi-thay-tre-bi-viem-hong-nhung-khong-ho-s64-n30845 
  2. https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phu-huynh-khong-nen-chu-quan-khi-tre-bi-viem-hong-nhung-khong-ho-71926.html 
  3. https://suckhoedoisong.vn/viem-hong-o-tre-em-va-cach-dieu-tri-phong-ngua-169211027104015349.htm#5%C2%A0phong-ngua-viem-hong-o-tre 
Các bài viết khác

[Giải đáp] Viêm mũi xoang xuất tiết gây nguy hiểm không?

Viêm mũi xoang xuất tiết là tình trạng mà các xoang ở cạnh mũi bị viêm nhiễm và tiết ra nhiều dịch,...

Viêm họng có lây không? Cách phòng ngừa viêm họng

Viêm họng là bệnh lý đường hô hấp phổ biến, có thể xảy ra ở mọi đối tượng và có khả năng...

Cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà hiệu quả

Mỗi khi thời tiết thay đổi là các bậc phụ huynh lại đau đầu khi bé con nhà mình mắc các bệnh...

Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà theo chuẩn Bộ Y Tế

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính và được chia ra làm 3 giai đoạn từ nặng đến nhẹ. Đây...

Giải đáp: Sốt xuất huyết có được tắm không?

Sốt xuất huyết là một căn bệnh truyền nhiễm và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy nên để tránh những...

Những loại thuốc giảm đau họng bạn nên uống

Trong vài trường hợp hy hữu, bạn sẽ cần uống thuốc để xoa dịu cơn đau khó chịu đang “hoành hành” ở...