Cẩm Nang | Mẹo trị cảm sốt | Sốt xuất huyết có lây không và những đường truyền nhiễm

Sốt xuất huyết có lây không và những đường truyền nhiễm

Dạo gần đây, thời tiết đang dần chuyển mùa khiến nhiều bệnh dịch bùng phát trong đó có sốt xuất huyết. Chắc hẳn đây là bệnh rất phổ biến nhưng liệu rằng mọi người đã biết sốt xuất huyết có lây không và những thông tin chi tiết về loại bệnh này. Cùng Hapacol giải đáp những vấn đề được nhiều người quan tâm trong bài viết sau. 

1. Sốt xuất huyết có lây không?

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại virus Dengue gây ra. Bệnh này có khả năng lây truyền nhanh trong cộng đồng nếu không có biện pháp phòng dịch tối ưu. Sốt xuất huyết có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh. Hiện tại, chưa có vaccine phòng hoặc thuốc đặc trị sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết thường xuất hiện chủ yếu ở các nước có khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, bệnh này đã gây ra nhiều ca nhiễm bệnh, và dự kiến con số này sẽ tăng cao trong mùa mưa, đặc biệt là vào các tháng 7, 8, 9 và 10.

Sốt xuất huyết có lây không

Sốt xuất huyết hay gặp vào mùa mưa

2. Các con đường lây bệnh của sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết có thể lây lan trên diện rộng và nhanh chóng. Vậy thì sốt xuất huyết lây qua đường nào? Đây chắc chắn là thắc mắc mà nhiều người đang tìm kiếm câu trả lời.

Bệnh sốt xuất huyết có thể lây qua hai cách chính:

  • Lây từ muỗi vằn: Muỗi vằn hút máu từ người bệnh sốt xuất huyết hoặc người mang virus Dengue và sau đó đốt người khỏe mạnh, truyền virus qua vết đốt. Muỗi vằn thường hoạt động vào ban ngày và cư trú trong nhà.
  • Lây qua lấy máu hoặc dùng chung bơm kim tiêm: Bệnh có thể lây nếu người lành và người bệnh dùng chung bơm kim tiêm hoặc khi người lành lấy máu từ người mang virus Dengue. Đường lây bệnh này ít phổ biến hơn so với lây qua đường muỗi đốt

Ngoài ra, có các đường lây truyền ít gặp khác như lây truyền tại bệnh viện và từ mẹ sang con trong trường hợp mẹ mang virus.

  • Lây truyền tại bệnh viện: Virus có thể bị lây truyền qua các chế phẩm từ máu, nhiễm trùng với tổn thương do kim tiêm hoặc là tổn thương niêm mạc. Người cho máu không có triệu chứng cũng có thể mang virus dengue trong máu.
  • Lây truyền dọc: Một số trường hợp khi người mẹ mang virus dengue trong máu (mắc bệnh trong vòng 10 ngày trước sinh) có thể truyền virus cho con khi sinh. Bệnh có thể biểu hiện ở trẻ sơ sinh  được  khoảng 4-11 ngày tuổi.

Xem thêm: Sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Các biến chứng của sốt xuất huyết

3. Cách phòng tránh sốt xuất huyết

Để phòng tránh lây nhiễm sốt xuất huyết, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Kiểm soát và tiêu diệt muỗi: Nên diệt bọ gậy/loăng quăng và muỗi vằn trưởng thành. Bên cạnh đó, cần đậy kín các bể chứa nước, thường xuyên lau rửa và làm vệ sinh chum, vải. Ngoài ra, để ngăn chặn sự phát triển của muỗi vằn, bạn cần loại bỏ hoặc kiểm soát những nơi mà chúng thường sử dụng để đẻ trứng, như lọ hoa, bể cá, hoặc các bồn nước mưa đọng. Nuôi thả cá hoặc giáp xác để ăn bọ gậy trong các vật chứa nước lớn, ít khả năng thay rửa.
  • Sử dụng thuốc diệt muỗi: Có thể phun thuốc diệt muỗi để kiểm soát dịch sốt xuất huyết trong cộng đồng.
  • Chống muỗi đốt: Sử dụng màn (mùng) cả ngày và đêm, đặc biệt cho trẻ nhỏ. Diệt muỗi bằng hóa chất diệt côn trùng nhưng cần có sự hướng dẫn của ngành y tế. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng các biện pháp khác như xua đập cơ học, xông khói, dùng màn tẩm hóa chất, hoặc sử dụng hương muỗi.
Cách phòng tránh sốt xuất huyết

Sử dụng nhiều biện pháp để phòng tránh sốt xuất huyết

4. Một số câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một vài câu hỏi được nhiều người thắc mắc nhất. Hãy theo dõi câu trả lời bên dưới mà Hapacol tổng hợp được.

4.1. Sốt xuất huyết có lây qua đường hô hấp không?

Sốt xuất huyết không lây truyền qua đường hô hấp. Virus sốt xuất huyết không thể tồn tại trong không khí như các virus gây bệnh đường hô hấp. Do đó, bệnh không thể lây truyền qua đường hô hấp, thậm chí cả khi có tiếp xúc gần hoặc chạm vào đồ vật của người nhiễm bệnh.

4.2. Cơ chế lây bệnh từ muỗi sang người như thế nào

Muỗi vằn trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết bằng cách hút máu từ người bệnh sốt xuất huyết hoặc người mang virus Dengue và sau đó đốt người khỏe, truyền virus qua vết đốt. Virus trong máu người bệnh sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8-11 ngày trước khi có thể truyền sang người khác qua vết đốt mới.

4.3. Tiếp xúc với người bị sốt xuất huyết có lây bệnh không 

Tiếp xúc với người bị sốt xuất huyết không lây truyền bệnh. Sốt xuất huyết chủ yếu lây truyền qua muỗi đốt nếu muỗi đó đã hút máu từ người bị sốt xuất huyết hoặc người mang virus Dengue. Các hoạt động như nói chuyện, tiếp xúc gần, hoặc chạm vào đồ vật của người nhiễm bệnh không có nguy cơ lây bệnh. Không giống như các loại virus gây cảm cúm hoặc các bệnh đường hô hấp khác, virus sốt xuất huyết không tồn tại trong không khí, vì vậy không lây truyền qua đường hô hấp.

Xem thêm: Sau sốt xuất huyết bị phát ban khi nào và bao lâu thì khỏi?

Hy vọng qua bài viết của Hapacol ở trên bạn đã giải đáp được những thắc mắc của mình. Nếu bạn vẫn còn điều gì chưa hiểu, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh và tận tình nhất.

Các bài viết khác

Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà theo chuẩn Bộ Y Tế

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính và được chia ra làm 3 giai đoạn từ nặng đến nhẹ. Đây...

Giải đáp: Sốt xuất huyết có được tắm không?

Sốt xuất huyết là một căn bệnh truyền nhiễm và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy nên để tránh những...

Những loại thuốc giảm đau họng bạn nên uống

Trong vài trường hợp hy hữu, bạn sẽ cần uống thuốc để xoa dịu cơn đau khó chịu đang “hoành hành” ở...

Lịch và thứ tự mọc răng của trẻ sơ sinh

Quy trình mọc răng của bé như thế nào và trong giai đoạn này cần làm gì để chăm sóc bé được...

Nhiễm khuẩn huyết là gì? Có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe

Nhiễm khuẩn huyết là một căn bệnh nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng của con người. Dù đã có sự...

Bệnh thương hàn là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Bệnh thương hàn từng là một nỗi lo sợ đối với con người suốt hàng thế kỷ. Với diễn biến đột ngột...