Cẩm Nang | Tìm hiểu về thứ tự mọc răng của trẻ

Tìm hiểu về thứ tự mọc răng của trẻ

Khi nào bé mọc răng và trong giai đoạn này cần làm gì để chăm sóc bé được tốt nhất? Đây cũng chính là câu hỏi băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh. Cùng Hapacol tìm câu trả lời tại đây nhé!

1. Trình tự mọc răng của bé

Thứ tự mọc răng sữa của trẻ thường bắt đầu từ 4 đến 12 tháng tuổi. Có bé mọc răng sớm nhưng cũng có bé mọc trễ hơn. Theo thứ tự, nhìn chung, cứ sau 6 tháng sẽ có khoảng 4 chiếc răng mọc lên. Những chiếc răng đầu đời được gọi là răng sữa, khi bé được 6 tuổi sẽ dần bị thay thế bằng răng vĩnh viễn.

Bé có thể bắt đầu mọc răng từ khi được 4 tháng tuổi hoặc muộn hơn là 7 tháng tuổi, có trường hợp trẻ từ 12 đến 14 tháng mới mọc răng đầu tiên. Giai đoạn mọc răng diễn ra như thế nào?

Bé được 4-7 tháng tuổi

Bé mọc răng nào trước? Bé mọc chiếc răng đầu tiên là răng cửa ở hàm dưới. Dấu hiệu mọc răng của bé có thể bắt đầu sớm nhất là 4 tháng tuổi, đó là hiện tượng bé chảy dãi, sốt, hay gặm cắn, quấy khóc và có thể biếng ăn.

Trẻ 4 tháng tuổi bắt đầu quá trình mọc răng sữa

Bé bắt đầu mọc chiếc răng sữa đầu tiên khi 4 tháng tuổi

Bé được 8-12 tháng tuổi

Sau khi mọc 2 răng cửa hàm dưới, bé sẽ mọc tiếp 2 răng của hàm trên hay còn gọi là răng cửa trung tâm.

Bé được 13-19 tháng tuổi

Đến khi bé được 1 tuổi, thứ tự mọc răng của trẻ tiếp tục với những chiếc răng hàm đầu tiên, có thể bắt đầu bằng những răng trong hàm trên của bé.

Bé được 16-23 tháng tuổi

Khi bé được 1,5 tuổi cho đến 2 tuổi, bé sẽ mọc dần những chiếc răng nanh ở hàm trên.

Bé được 23-33 tháng tuổi

Lúc này bé đã mọc hoàn thiện 20 chiếc răng sữa chính khi 3 tuổi.

Trong quá trình bé mọc răng sữa, bố mẹ có thể vệ sinh răng miệng cho bé thường xuyên để răng chắc khỏe, tránh để trẻ bị sâu răng sữa và đảm bảo việc ăn dặm của bé không bị ảnh hưởng.

2. Quá trình thay răng của bé

Khi nào bé mọc răng vĩnh viễn? Trẻ bắt đầu quá trình thay răng sữa từ năm 6 tuổi, răng rụng dần theo đúng trình tự mọc răng trước đó. Nếu bé mọc răng muộn thì việc thay răng sữa cũng sẽ diễn ra muộn hơn.

Bé sẽ mọc 2 chiếc răng cửa đầu tiên hàm dưới, kế đến là răng ở hai bên răng cửa (giai đoạn từ 7 đến 8 tuổi). Phần răng hàm sữa rụng dần khi bé được 9-12 tuổi, thay thế bằng răng nanh ở hàm dưới và hàm trên.

Răng vĩnh viễn sẽ mọc thay thế cho răng sữa

Răng sữa của bé rụng dần và bị thay thế bởi răng vĩnh viễn

Khi bé được 13 tuổi, quá trình thay từ răng sữa thành răng vĩnh viễn hoàn thành với 28 chiếc răng cả hàm trên và dưới. Còn lại 4 răng khôn sẽ mọc dần sau này khi bước vào tuổi trưởng thành từ 17 đến 21 tuổi.

3. Lưu ý khi chăm sóc răng miệng cho bé

Khi theo dõi trình tự mọc răng của trẻ, mẹ nên nhớ rằng trẻ lúc này có thể bắt đầu tập ăn dặm tuy nhiên thức ăn lúc này vẫn cần nấu chín nhừ và mềm cho bé dễ ăn. Trong lúc bé ăn cần theo dõi để tránh trẻ bị nghẹn hay sặc.

Vệ sinh răng sữa cho bé như thế nào? Khi những chiếc răng đầu tiên của bé mọc, bạn cần:

Chải răng cho bé ít nhất 2 lần/1 ngày, nhất là sau mỗi bữa ăn.

Khi bé còn nhỏ chưa thể tự đánh răng được, bạn dùng 1 ngón tay quấn gạc sạch thấm nước muối sinh lý rồi xoa vào vùng nướu của trẻ nhẹ nhàng trong khoảng 2 phút.

Trước khi ngủ không nên cho bé uống nhiều sữa hay nước trái cây có thể làm ảnh hưởng tới men răng của trẻ.

Khi bé bắt đầu mọc răng sữa đầu tiên và tập ăn dặm, sau mỗi bữa ăn mẹ cần nhớ vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách. Để bé không chán ăn, bỏ ăn do sưng nướu, mẹ có thể cho bé uống thêm nước để làm dịu cơn đau nhức khó chịu.

Tham khảo thêm tại:

Trẻ em mọc răng bị sốt: TOP 5 điều bố mẹ cần biết

Để răng của trẻ phát triển tốt hơn, bố mẹ có thể thử áp dụng các phương pháp làm thay đổi thói quen ăn uống cũng như tăng cường dinh dưỡng cho răng chắc khỏe. Ngoài thức ăn hấp thụ hàng ngày, bạn có thể bổ sung những thực phẩm chức năng hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu cho trẻ như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong giai đoạn này.

Trên đây là những thông tin về trình tự mọc răng của trẻ bố mẹ cần biết. Mong rằng qua bài viết này bố mẹ đã hiểu hơn về sự phát triển của bé qua từng giai đoạn và có cách chăm sóc hợp lý nhất rồi nhé!

Nguồn tham khảo:

https://www.marrybaby.vn/su-phat-trien-cua-tre/nam-dau-doi-cua-be/cot-moc-phat-trien-be-so-sinh/thu-tu-moc-rang-cua-be

Các bài viết khác

Những dấu hiệu cơ bản khi bạn nhiễm Covid

F0 có triệu chứng mắc COVID-19 có thể “nhận dạng” bằng những dấu hiệu nào? Mức độ nặng nhẹ ra sao? Dưới...

F0 không triệu chứng có cần nhập viện không? Nên điều trị thế nào?

F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên cần chuẩn bị những gì để...

F0 không triệu chứng trở nặng: dấu hiệu nhận biết và cách xử lý kịp thời

F0 không triệu chứng trở nặng đột ngột nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến trường hợp xấu...

Mẹ đã biết cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh?

Rốn trẻ sơ sinh nếu không biết chăm sóc đúng cách có thể dẫn tới nhiễm trùng. Mẹ đã biết cách chăm...

Những điều cần biết khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Hệ đường ruột còn non nớt nên trẻ bị rối loạn tiêu hóa là chuyện không hiếm. Những nguyên nhân nào trẻ...

Hướng dẫn mẹ cách xử lý tại nhà khi trẻ bị ho sổ mũi

Trẻ bị ho sổ mũi là dấu hiệu của các bệnh viêm đường hô hấp trên. Để tình trạng này không kéo...