Cẩm Nang | Cẩm nang | Bệnh thương hàn là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Bệnh thương hàn là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Bệnh thương hàn từng là một nỗi lo sợ đối với con người suốt hàng thế kỷ. Với diễn biến đột ngột cùng những biến chứng nguy hiểm, bệnh này đã gây nhiều tử vong và khủng hoảng cho sức khỏe. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học hiện nay, đã có rất nhiều biện pháp khắc phục. Cùng Hapacol khám phá chi tiết hơn trong phần bên dưới.

1. Bệnh thương hàn là gì?

Thương hàn là một bệnh đường tiêu hóa có thể lây lan trong cộng đồng, do vi khuẩn Salmonella typhi gây ra. Thời gian ủ bệnh trung bình từ 8 đến 14 ngày, tùy thuộc vào số lượng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người.

Bệnh thương hàn thường bắt đầu một cách đột ngột. Trong trường hợp nhẹ, không có triệu chứng đáng kể. Tuy nhiên, ở các trường hợp nặng, bệnh có thể gây sốt cao kéo dài, mệt mỏi, mất khẩu, đau đầu, nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy, và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như loét niêm mạc dạ dày và ruột hoặc thủng ruột, gây ra chảy máu và có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. (1)

vi khuẩn Salmonella typhi

Bệnh thương hàn – bệnh do vi khuẩn gây nên

2. Nguyên nhân gây bệnh thương hàn

Sốt thương hàn thường xuất phát từ một số nguyên nhân chính:

  • Truyền nhiễm từ người sang người: Bệnh có thể lây từ người bệnh sang người khác và thậm chí cả trong thời gian ủ bệnh. Người bệnh có khả năng truyền vi khuẩn Salmonella typhi cho những người xung quanh.
  • Vi khuẩn vẫn tồn tại sau khi hồi phục: Hầu hết các trường hợp đã hồi phục cũng có thể còn vi khuẩn Salmonella typhi trong cơ thể, và việc đào thải vi khuẩn này vào môi trường có thể kéo dài từ 2 đến 3 tuần.
  • Lây nhiễm qua thực phẩm và đồ uống: Vi khuẩn thương hàn có khả năng sống sót và phát triển trong thực phẩm và đồ uống, thậm chí khi chúng không làm thay đổi mùi vị. Đun sôi thực phẩm có thể giúp giảm nguy cơ lây nhiễm, nhưng không thể đảm bảo hoàn toàn loại bỏ vi khuẩn.
  • Tiếp xúc với vật dụng hoặc chất thải nhiễm vi khuẩn: Bệnh cũng có thể lây qua tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm vi khuẩn từ người mang bệnh hoặc tiếp xúc với chất thải của bệnh nhân. Tuy nhiên, ý thức về vệ sinh cá nhân và quản lý chất thải đã được cải thiện, giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm theo cách này. (2)

Bệnh thương hàn có lây qua hôn không?

Vì bệnh thương hàn có thể lây qua đường tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân nên bệnh thương hàn có thể lây qua hôn nếu người bệnh hoặc người mang trùng có vi khuẩn trong nước bọt và tiếp xúc với niêm mạc miệng của người khác. Tuy nhiên, đây không phải là con đường lây nhiễm phổ biến và có nguy cơ thấp hơn so với con đường ăn uống.

3. Các triệu chứng của bệnh thương hàn là gì?

Thời gian ủ bệnh thường là 1-2 tuần và thời gian mắc bệnh khoảng 3-4 tuần. Các triệu chứng bao gồm:

  • Đau đầu.
  • Ớn lạnh.
  • Ăn mất ngon.
  • Đau bụng.
  • Phát ban “đốm hoa hồng”, hay những đốm hồng nhạt, thường ở ngực hoặc bụng.
  • Ho.
  • Đau cơ.
  • Buồn nôn ói mửa.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón.

Khi điều trị bằng kháng sinh, các triệu chứng bắt đầu giảm dần sau 5 đến 7 ngày,  nhưng nếu không điều trị, tình trạng có thể tiếp tục nặng hơn trong vài tuần và hơn 10% số người không được điều trị có thể tử vong.

Một số người khỏi bệnh thương hàn có thể bị tái phát các triệu chứng, thường khoảng 1 tuần sau đó. Lần nhiễm trùng thứ hai có xu hướng ít nghiêm trọng hơn lần đầu tiên và sẽ khỏi nhanh hơn nếu được điều trị đúng cách.

Các biến chứng khác của bệnh thương hàn xảy ra khi một số lượng lớn vi khuẩn xâm nhập vào máu, gây nhiễm khuẩn huyết. Chúng có thể di chuyển đến phổi, gây viêm phổi hoặc đến màng não (viêm màng não), xương (viêm tủy xương ), van tim (viêm nội tâm mạc ), thận (viêm cầu thận), đường sinh dục hoặc đường tiết niệu, hoặc các cơ.

4. Các giai đoạn của bệnh thương hàn

Bệnh thương hàn phân thành các giai đoạn cụ thể với triệu chứng riêng biệt:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Thời gian này kéo dài từ 7 đến 15 ngày, và trong khoảng này, bệnh không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt, nhưng người bệnh có thể là nguồn lây nhiễm cho người khác.
  • Giai đoạn khởi phát: Thường kéo dài một tuần, bắt đầu với sốt tăng dần, thường đi kèm với gai rét ban đầu. Nhiệt độ có thể đạt đến 39 – 41 độ C vào ngày thứ 7 của bệnh. Đây là giai đoạn vi khuẩn bị tiêu diệt bởi hệ thống miễn dịch và gây ra các triệu chứng như sốt cao, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa (táo bón hoặc tiêu chảy), ho khan…
  • Giai đoạn toàn phát: Thường kéo dài khoảng 2 tuần với sốt cao và triệu chứng nhiễm độc thần kinh như đau đầu, ảo giác, và tay run. Trạng thái typhos có thể xảy ra, khi người bệnh trở nên vô cảm và không phản ứng với môi trường xung quanh. Nốt đào ban nhỏ có thể xuất hiện trên bụng, ngực và mạn sườn vào khoảng từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 12 của bệnh. Người bệnh cũng có vấn đề về tiêu hóa, bao gồm tiêu chảy màu vàng nâu và đau bên hố chậu phải. Mạch và nhiệt độ có sự chậm trễ so với nhau trong giai đoạn này.
  • Giai đoạn lui bệnh: Giai đoạn này kéo dài khoảng 1 tuần. Nhiệt độ cơ thể của người bệnh giảm dần, họ cảm thấy khỏe hơn, ăn ngủ tốt hơn và không gặp các vấn đề về tiêu hóa. (2)

bệnh thương hàn

Những giai đoạn phát triển của bệnh mà bệnh nhân cần chú ý

5. Các phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị chính cho bệnh thương hàn, cũng như hầu hết các bệnh tiêu chảy khác, là bù nước bằng đường uống. Bệnh thương hàn cũng được điều trị bằng kháng sinh:

Điều trị đặc hiệu bệnh thương hàn

Tuy điều trị không phức tạp, nhưng vi khuẩn thương hàn được phát hiện ngày nay có khả năng kháng lại thuốc kháng sinh. Điều này  làm cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Loại vi khuẩn này đã kháng với nhiều loại kháng sinh như Chloramphenicol, Bactrim, Ampicillin, Claforan, Norfloxacin, Ciprobay, và Cephalosporin thế hệ III. Vì vậy phương pháp hiệu quả có thể điều trị cho bệnh này là sử dụng thuốc kháng sinh, loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng ciprofloxacin (cho người lớn không mang thai) và ceftriaxone. 

Khi bị bệnh thương hàn cơ thể bạn sẽ bị mất nước rất nhiều, nên ngoài việc sử dụng thuốc kháng sinh bạn cần phải uống nhiều nước mỗi ngày để bổ sụng nước cho cơ thể.

Điều trị triệu chứng

Ngoài điều trị đặc hiệu, việc điều trị triệu chứng của bệnh thương hàn cũng rất quan trọng. Điều này bao gồm việc bù nước điện giải bằng cách cung cấp nước (tỷ lệ Glucose 5%, Ringer Lactat, Natri clorid 9%) để đảm bảo cơ thể không bị mất nước quá mức. Hạ sốt khi cần thiết và đảm bảo bệnh nhân có chế độ ăn uống mềm và dinh dưỡng đủ trong thời gian sốt. Một số loại thuốc hạ sốt trị triệu chứng của bệnh thương hàn mà bạn có thể tham khảo: Hapacol 650, Hapacol 650 Extra,…

Điều trị biến chứng

Bệnh thương hàn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột, và choáng nội độc tố. Trong trường hợp xuất huyết tiêu hóa, người bệnh không nên được di chuyển và cần được điều trị ngay lập tức bằng chườm lạnh, thuốc cầm máu, và truyền thêm máu. Khi xảy ra thủng ruột, bác sĩ có thể phải thực hiện phẫu thuật ngoại khoa. Đối với biến chứng choáng nội độc tố, bác sĩ có thể sử dụng thuốc kháng viêm như Solu Medrol để giúp kiểm soát tình trạng.

Điều trị người lành mang vi khuẩn

Ngoài việc điều trị bệnh nhân, cũng cần xem xét việc điều trị người lành mang vi khuẩn. Điều này có thể thực hiện bằng cách sử dụng các loại thuốc chứa thành phần như Ciprofloxacin, Pefloxacin, hoặc Cefixim. (3)

thuốc hapacol 650

Sử dụng thuốc Hapacol 650 để điều trị bệnh thương hàn

6. Phòng ngừa bệnh thương hàn

Để ngăn ngừa bệnh thương hàn, có những biện pháp bạn có thể tham khảo:

  • Khi phát hiện mắc cảm thương hàn, cần cách ly và điều trị ngay để ngăn ngừa lây lan dịch bệnh.
  • Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm và tuyên truyền giáo dục mọi người, đặc biệt là trẻ em, về các thói quen ăn uống tốt và tránh thực phẩm bẩn.
  • Rửa tay bằng xà phòng tiệt khuẩn trước khi ăn, đặc biệt khi tiếp xúc với rau sống hoặc quả tươi. Rửa sạch rau củ quả và hạn chế sử dụng tay để bốc thức ăn.
  • Đảm bảo xử lý phân cẩn thận, không uống nước chưa qua tiệt trùng hoặc sôi. Bảo vệ nguồn nước sạch tránh ô nhiễm.
  • Theo dõi sức khỏe của những người lành mang vi khuẩn và kiểm tra định kỳ để đảm bảo an toàn.
  • Xử lý phân bệnh nhân một cách nghiêm ngặt và tiệt trùng đúng cách.
  • Riêng biệt đồ cá nhân của người bệnh thương hàn, rửa sạch với bột tẩy hoặc tiệt trùng bằng nước sôi.
  • Người chăm sóc bệnh nhân cần thường xuyên rửa tay, tắm gội và mặc đồ cách ly.
  • Tiêm phòng: Sử dụng vaccin thương hàn để tăng cường phòng ngừa. Tìm đến các trung tâm tiêm chủng uy tín hoặc bệnh viện lớn để đảm bảo chất lượng vacxin. (2)

Bệnh thương hàn – 1 trong những căn bệnh thế kỷ mang lại nhiều nỗi sợ cho con người. Hy vọng với bài viết này của Hapacol, mọi người có thể nhận thức được sự nguy hiểm cũng như trang bị cho mình đủ kiến thức để bảo vệ sức khỏe cho mình.

Nguồn tham khảo: 

  1. https://www.webmd.com/a-to-z-guides/typhoid-fever
  2. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17730-typhoid-fever
Các bài viết khác

Sốt xuất huyết có lây không và những đường truyền nhiễm

Dạo gần đây, thời tiết đang dần chuyển mùa khiến nhiều bệnh dịch bùng phát trong đó có sốt xuất huyết. Chắc...

Lịch và thứ tự mọc răng của trẻ sơ sinh

Quy trình mọc răng của bé như thế nào và trong giai đoạn này cần làm gì để chăm sóc bé được...

Nhiễm khuẩn huyết là gì? Có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe

Nhiễm khuẩn huyết là một căn bệnh nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng của con người. Dù đã có sự...

Cách phân biệt các triệu chứng sốt rét và sốt xuất huyết

Trong thời tiết giao mùa, mưa nhiều như hiện nay,  tình trạng bệnh dịch sốt rét và sốt xuất huyết ngày càng...

Thỉnh thoảng bị giật nhói ở đầu là cảnh báo bệnh gì?

Bạn có hay bị thỉnh thoảng bị giật nhói ở đầu chưa? Nếu câu trả lời là "có", bạn có thể tự...

5 mẹo dân gian chữa đau đầu cho bà bầu hiệu quả tức thì

Trong thời kỳ mang thai, nhiều phụ nữ gặp phải vấn đề đau đầu, một triệu chứng thường gặp và khá khó...