Cẩm Nang | 5 mẹo dân gian chữa đau đầu cho bà bầu hiệu quả tức thì

5 mẹo dân gian chữa đau đầu cho bà bầu hiệu quả tức thì

Trong thời kỳ mang thai, nhiều phụ nữ gặp phải vấn đề đau đầu, một triệu chứng thường gặp và khá khó chịu. Tuy nhiên, vì lý do an toàn cho thai nhi, không phải lúc nào cũng có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường. Đó là lý do tại sao nhiều bà bầu đã tìm đến các mẹo dân gian, những phương pháp tự nhiên để giảm đau đầu một cách an toàn và hiệu quả. Hãy cùng Hapacol tìm hiểu về các mẹo dân gian chữa đau đầu cho bà bầu hiệu quả.

1. Vì sao bà bầu thường bị đau đầu khi mang thai?

Đau đầu là một triệu chứng phổ biến mà nhiều bà bầu gặp phải trong thời kỳ mang thai. Có một số nguyên nhân khác nhau có thể góp phần khiến bà bầu bị đau đầu. 

Thay đổi hormone

Trong quá trình mang thai, cơ thể sản xuất một lượng lớn hormone, đặc biệt là hormone estrogenprogesterone. Sự thay đổi cường độ các hormone này có thể gây ra sự mở rộng và co thắt các mạch máu ở vùng đầu, góp phần vào việc gây đau đầu.

Vì sao bà bầu thường bị đau đầu khi mang thai

Thay đổi hormone cũng là nguyên nhân gây ra đau đầu

Thay đổi lưu lượng máu

Trong thai kỳ, lưu lượng máu trong cơ thể tăng lên để đáp ứng nhu cầu của cả mẹ và thai nhi. Sự tăng lưu lượng máu này cũng có thể ảnh hưởng đến các mạch máu ở vùng đầu, gây ra đau đầu. Ước tính tại Hoa Kỳ có từ 6% tới 8% phụ nữ mang thai trong độ tuổi từ 20 tới 44 tuổi bị tăng huyết áp. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo, tăng huyết áp có thể kiểm soát được, nếu bị bỏ qua rất dễ dẫn tới biến chứng nghiêm trọng cho cả thai phụ và thai nhi, phổ biến nhất là sau tuần thứ 20 của thai kỳ. 

Căng thẳng và căng cơ

Khoảng 26% số trường hợp đau đầu khi mang thai là đau đầu do căng thẳng. Sự căng thẳng tâm lý và căng cơ do tăng trưởng của cơ thể và sự thay đổi trọng lượng cơ thể có thể góp phần vào việc bà bầu bị đau đầu.

đau đầu khi mang thai là đau đầu do căng thẳng

Có không ít trường hợp bà bầu bị đau đầu là do căng cơ

>> Xem thêm: Nguyên nhân và cách hạn chế đau đầu căng cơ

Các nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân bệnh lý như xoang, tim mạch, huyết khối,… cũng có thể khiến thai phụ bị đau đầu khi mang thai. 

Ngoài ra, một số loại thức ăn nhất định cũng có thể gây ra đau đầu ở một số mẹ bầu. Các loại thức ăn có thể gây đau đầu trong thai kì bao gồm:

  • Sữa.
  • Chocolate.
  • Pho mát.
  • Men nở.
  • Cà chua.

2. Đau đầu khi mang thai có nguy hiểm không?

Đau đầu thông thường trong quá trình mang thai thường không nguy hiểm và không gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đau đầu có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng sau đây, nên tham khảo ý kiến bác sĩ:

  • Đau đầu nghiêm trọng và không giảm đi sau khi nghỉ ngơi và thực hiện các biện pháp tự chăm sóc thông thường.
  • Đau đầu kéo dài và xuất hiện thường xuyên.
  • Đau đầu kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn mửa, khó thở, mất thị giác, mất cảm giác, hoặc mất ý thức.

Nhìn chung, các thai phụ nên đi thăm khám bác sĩ khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, không riêng gì đau đầu, để chắc chắn rằng mọi chuyện đều ổn.

Đau đầu khi mang thai có nguy hiểm không

Đau đầu khi mang thai thường không nguy hiểm nhưng tốt nhất là cần phải gặp bác sĩ

3. Các mẹo dân gian chữa đau đầu cho bà bầu bạn nên biết

3.1 Chữa đau đầu cho bà bầu với bài thuốc từ tỏi

Theo một số nghiên cứu cho thấy, trong củ tỏi có chứa hợp chất hữu cơ rất tốt cho hệ miễn dịch, trong đó có thể kể đến như germanium, selenium, germanium, sulfur glycosides. Đặc biệt, thành phần selen với các loại vitamin và khoáng chất có trong tỏi đem đến khả năng trị cảm cúm, tiêu độc, huyết áp cao, ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch và ung thư.

Để chữa đau đầu bằng tỏi, mẹ bầu có thể dùng các cách sau:

Nhét tỏi vào tai

Mẹo chữa đau đầu bằng tỏi này không chỉ dễ thực hiện mà còn phù hợp với những bạn không ăn được tỏi. (3)

Cách thực hiện: Bạn chỉ cần bóc 2 tép tỏi có kích thước phù hợp với tai, sau đó nhét vào 2 bên lỗ tai giống như đeo tai nghe. Sau vài phút, sức nóng của tỏi sẽ lan tỏa trong tai, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn có thể để tỏi qua đêm nếu cơn đau kéo dài.

Nhét tỏi vào tai

Nhét tỏi vào tai cũng là một phương pháp chữa đau đầu hữu hiệu

Đắp tỏi chữa đau đầu

Ngoài cách ăn, uống nước ép tỏi,… bạn cũng có thể đắp tỏi ngoài da để trị đau đầu. (4)

Cách thực hiện: Lấy một củ tỏi, lột bỏ vỏ rồi giã nát. Bọc phần tỏi đã giã vào trong một miếng vải sạch rồi đắp lên trán. Mỗi ngày thực hiện cách này 1 lần trước khi đi ngủ để giảm đau nhức.

3.2 Chữa đau đầu cho mẹ bầu bằng củ gừng

Gừng là thực phẩm quen thuộc, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong Đông y, gừng có vị cay nồng, tính ấm… có tác dụng tán hàn, tiêu đờm và được cho là “thực phẩm vàng” để chăm sóc sức khỏe. Do đó, gừng thường được sử dụng để chữa nhiều chứng bệnh thường gặp như phong hàn, kích thích tiêu hóa, trị đau đầu, đau bụng kinh,…

Để giảm các triệu chứng đau nửa đầu, cũng như giảm đau đầu hiệu quả, mẹ bầu có thể thử một trong những phương pháp sau đây:

Ngậm gừng 

Ngậm gừng tươi sẽ giúp bạn giảm cơn buồn nôn và có thể ngăn chặn các triệu chứng buồn nôn do chứng đau nửa đầu. 

Cách thực hiện: 1 củ gừng tươi rửa sạch, cắt lát nhỏ, mỏng. Sau đó, cho vào miệng ngậm ít nhất 30 phút hoặc ngậm thêm cho tới khi cơn đau đầu thuyên giảm. Hoặc để tiện lợi hơn, bạn có thể chọn các loại kẹo chiết xuất từ gừng cũng mang đến hiệu quả tương tự.

Uống trà gừng 

Đã có rất nhiều nghiên cứu về gừng và các đặc tính giảm đau của gừng, bao gồm cả chứng đau đầu. Khi thưởng thức trà gừng, nhiều người nhận thấy tinh thần thoải mái, nhẹ nhàng hơn. (1)

Cách thực hiện: nấu nước sôi và cho 2-3 lát gừng tươi vào đun nhỏ lửa 10–20 phút. Đun nhỏ lửa và cho trà vào lâu hơn để trà thơm hơn. Đợi nguội, lọc bỏ bã trà và gừng. Thêm chanh và đường vào khuấy đều rồi thưởng thức.

Uống trà gừng

Uống trà gừng có công dụng trị đau đầu rất tốt

3.3 Chữa đau đầu cho bà bầu từ tâm sen

Trong tâm sen có chứa các thành phần như liensinin, nelumbin… có tác dụng an thần, hạ huyết áp, chống lại sự rối loạn nhịp tim, giảm đau nhức hiệu quả.

Để làm giảm những cơn đau đầu trong thai kỳ, bạn thực hiện theo các cách như sau:

Uống trà tâm sen

Không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ mà trà tâm sen còn dễ chế biến và có hương thơm dễ chịu.

Cách thực hiện: Sao khô tâm sen ở dưới lửa nhỏ để loại bỏ độc tố rồi cho vào trong lọ thủy tinh để bảo quản. Mỗi ngày, bạn hãy lấy một lượng nhỏ tâm sen rồi cho vào nước đun sôi lên, hãm trà rồi chắt lấy nước để uống.

3.4 Chữa đau đầu bằng cách dùng túi chườm

Việc chườm nóng có tác dụng khiến cho thân nhiệt tăng và làm giãn cơ, dây chằng, giảm sự kích thích lên hệ thần kinh và xoa dịu cơn đau. Trong khi đó, nhiệt độ lạnh khi chườm lạnh sẽ khiến cho các mạch máu co lại, giảm tuần hoàn tại chỗ, ngăn ngừa đau nhức và phản ứng viêm. Dưới đây là một số cách chữa đau đầu ngay lập tức có thể thực hiện tại nhà: (2)

– Chườm lạnh: Phương pháp này có thể giúp co mạch máu, giảm viêm, giảm đau tạm thời. Bạn chỉ cần chuẩn bị một túi chườm lạnh và áp túi lên cổ hoặc trán, sau khoảng 15 đến 30 phút sẽ giảm đau đáng kể. Lưu ý, không dùng túi chườm đá để đặt trực tiếp lên đầu.

– Chườm ấm: Đây cũng là biện pháp rất hiệu quả đối với những trường hợp đau đầu do căng thẳng. Tác dụng của túi chườm ấm là làm giãn các cơ bắp, khiến người bệnh cảm thấy thoải mái và giảm đau hiệu quả.

Chữa đau đầu bằng cách dùng túi chườm

Túi chườm cũng có tác dụng làm dịu cơn đau đầu

3.5 Massage chữa đau đầu cho bà bầu

Massage là một liệu pháp trị đau đầu được nhiều mẹ bầu yêu thích bởi không chỉ giúp giảm triệu chứng cơn đau mà massage còn giúp mẹ thư giãn đầu óc, tinh thần thoải mái từ đó giảm tần suất các cơn đau đầu. 

Mẹ bầu có thể đến các trung tâm spa hay bệnh viện có dịch vụ massage vùng đầu, vai gáy, gan bàn chân cho bà bầu để giúp lưu thông máu, giảm đau đầu hiệu quả mà không cần đến thuốc tây. (2)

Trong quá trình mang thai, việc chăm sóc sức khỏe là yếu tố quan trọng để bảo vệ cả mẹ và thai nhi. Đau đầu có thể là một khó khăn thường gặp, nhưng nhờ các mẹo dân gian chữa đau đầu cho bà bầu, chúng ta có thể tìm thấy sự an ủi và giảm đau mà không cần phải sử dụng nhiều loại thuốc. Tuy nhiên, luôn nhớ rằng mỗi người có thể có phản ứng khác nhau đối với các phương pháp này. Nếu triệu chứng đau đầu của bạn trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được đánh giá và điều trị phù hợp.

Nguồn tham khảo

  1. https://medlatec.vn/tin-tuc/bi-quyet-tri-dau-dau-khi-mang-thai-an-toan-va-hieu-qua-s74-n26265
  2. https://hellobacsi.com/mang-thai/thai-ky/cham-soc-me-bau/8-phuong-phap-giup-me-bau-giam-dau-dau/
  3. https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-cach-giam-dau-dau-bang-toi-hieu-qua.html
  4. https://nhatnamyvien.com/chua-dau-dau-bang-toi-48890.html
Các bài viết khác

Bệnh thương hàn là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Bệnh thương hàn từng là một nỗi lo sợ đối với con người suốt hàng thế kỷ. Với diễn biến đột ngột...

Cách phân biệt các triệu chứng sốt rét và sốt xuất huyết

Trong thời tiết giao mùa, mưa nhiều như hiện nay,  tình trạng bệnh dịch sốt rét và sốt xuất huyết ngày càng...

Thỉnh thoảng bị giật nhói ở đầu là cảnh báo bệnh gì?

Bạn có hay bị thỉnh thoảng bị giật nhói ở đầu chưa? Nếu câu trả lời là "có", bạn có thể tự...

Nằm xuống bị chóng mặt: Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà

Trong cuộc sống hằng ngày, đôi khi bạn sẽ trải nghiệm tình trạng chóng mặt khi chuyển từ trạng thái đang đứng,...

Đừng lơ là cảnh giác khi bị sốt ớn lạnh đau nhức người

Sốt ớn lạnh đau nhức người là triệu chứng khó chịu mà ai cũng có thể gặp phải trong cuộc sống. Tuy...

Trẻ bị sốt nhưng không ho sổ mũi cha mẹ nên làm gì?

Trẻ sốt nhưng không ho sổ mũi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ bình thường đến nguy hiểm. Cha...