Cẩm Nang | Sốt xuất huyết ở trẻ em: Nên điều trị và chăm sóc như thế nào?

Sốt xuất huyết ở trẻ em: Nên điều trị và chăm sóc như thế nào?

Sốt xuất huyết ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, diễn ra quanh năm, nhất là vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong Vậy triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em như thế nào?

Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra. Con đường lây nhiễm bệnh chủ yếu là do muỗi Aedes hay còn được gọi là muỗi vằn. Muỗi sẽ hút máu từ người bệnh rồi truyền virus sang cho người khác thông qua vết đốt. Bên cạnh đó, sốt xuất huyết còn bị lây qua đường máu truyền máu của người bệnh sang cho người khác hoặc khi dùng chung 1 kim tiêm. Sốt xuất huyết thể nhẹ có thể tự khỏi sau 1 tuần, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nặng có thể dẫn đến tử vong.

Theo thống kê năm 2017, Trung tâm Y tế Thế giới (WHO) đã ghi nhận khoảng 390 triệu trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết trên toàn cầu. Trong đó, có đến 96 triệu ca nhiễm phải tiếp nhận điều trị tại bệnh viện và phần lớn là trẻ em.  

Sốt xuất huyết ở trẻ em thường có diễn biến khá phức tạp

Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm virus Dengue do muỗi vằn gây ra

Nhiều người cũng tìm hiểu: Sốt xuất huyết có tái phát không? Những điều lưu ý | Hapacol

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em

Sốt xuất huyết ở trẻ em thường có diễn biến khá phức tạp và các triệu chứng thay đổi nhanh chóng nên rất khó nhận biết. Cụ thể, bệnh tiến triển qua 3 giai đoạn với các triệu chứng điển hình như sau:

Giai đoạn khởi phát (giai đoạn sốt)

Sốt là dấu hiệu đầu tiên của trẻ bị sốt xuất huyết. Để phân biệt giữa sốt xuất huyết và các loại cảm sốt thông thường khác, bố mẹ cần chú ý quan sát các triệu chứng đi kèm như sau:  

  • Trẻ sốt cao đột ngột trên 38 độ, kéo dài liên tục từ 2 – 7 ngày, uống thuốc hạ sốt nhưng vẫn không giảm.
  • Bé có biểu hiện quấy khóc, chán ăn, bỏ bú, buồn nôn, mệt mỏi, sung huyết ở da và chảy máu chân răng.
  • Trẻ lớn hơn thường có thêm các triệu chứng như nhức đầu, chảy máu cam, đau nhức cơ, khớp và hai hốc mắt.

Giai đoạn nguy cấp

Giai đoạn này thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau khi nhiễm bệnh. Đây là giai đoạn nguy hiểm, bé có thể đã hạ sốt nhưng xuất hiện thêm các biến chứng sốt xuất huyết khác như: 

  • Thoát huyết tương khiến dịch tràn ở màng phổi, màng tim, màng bụng dẫn đến tình trạng bụng to bất thường, tay chân lạnh, người lờ đờ, vật vã.
  • Xuất huyết nghiêm trọng ở niêm mạc, dưới da, nội tạng do tiểu cầu bị giảm dẫn đến mi mắt bị phù, tiểu ra máu, xuất huyết xuất hiện nhiều ở mặt trước cẳng chân, mặt trong cánh tay, bụng, đùi và mạng sườn.
  • Không đo được huyết áp hoặc huyết áp bị tụt.

Giai đoạn này, bé cần được theo dõi và tiếp nhận điều trị kịp thời, nếu không sẽ dễ dẫn đến nguy cơ tử vong. 

Giai đoạn phục hồi

Sau khi được chữa trị và qua khỏi giai đoạn nguy cấp khoảng 1 đến 2 ngày sau bé sẽ dần hồi phục và có nhiều chuyển biến tích cực như hạ sốt, có cảm giác thèm ăn, khát nước, huyết áp ổn định, số lượng tiểu cầu và bạch cầu cũng tăng lên khi làm xét nghiệm.

Hiện chưa có thuốc đặc trị sốt xuất huyết ở trẻ em

Sốt là triệu chứng đầu tiên khi trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết ở trẻ em: Nên điều trị và chăm sóc như thế nào?

Hiện chưa có thuốc đặc trị sốt xuất huyết ở trẻ em, các biện pháp chữa trị hiện nay chỉ là điều trị các triệu chứng của bệnh. Vậy bị sốt xuất huyết nên làm gì? Khi nhận thấy hoặc nghi ngờ bé bị bệnh sốt xuất huyết, ba mẹ nên đưa bé đến khám bác sĩ để được điều trị tốt nhất. Một số trường hợp nhẹ, bé sẽ được chữa trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.

Một số cách điều trị cho trẻ bị sốt xuất huyết như sau:

  • Khi có dấu hiệu trẻ em sốt 38 độ trở lên, bố mẹ nên cho bé uống Paracetamol (Hapacol) để hạ sốt. Nếu thân nhiệt của bé dưới từ 37 độ đến 38,5 độ thì bố mẹ không cần cho bé dùng thuốc, có thể giảm nhiệt độ cơ thể bằng cách lau người cho bé và nới lỏng quần áo. Lưu ý, không dùng Aspirin, Ibuprofen… vì có thể dẫn đến các biến chứng như xuất huyết, rối loạn đông máu.
  • Bổ sung nhiều chất điện giải cho bé như nước sôi để nguội, Oresol, nước trái cây, cháo loãng pha với muối… 
  • Nên cho bé tránh các đồ ăn, thức uống có sẫm màu như coca-cola, xá xị, cà phê… để có thể phân biệt được các tình trạng xuất huyết của bệnh với biểu hiện của xuất huyết tiêu hóa.
  • Khi bé có những biến chứng nghiêm trọng như trong người khó chịu, không tỉnh táo  dù đã hạ sốt, không ăn được, nôn ói quá nhiều, đau bụng nặng cần đưa bé đến bệnh viện điều trị ngay.

Khi chăm sóc cho trẻ bị sốt xuất huyết, ba mẹ cần lưu ý các điều sau:

  • Cho bé nghỉ ngơi, hạn chế vận động.
  • Theo dõi thường xuyên nhiệt độ cơ thể và tình trạng của bé.
  • Tham khảo ý kiến của  bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào.
  • Cần cung cấp đủ năng lượng cho bé vì khi bị mắc bệnh bé sẽ chán ăn, bỏ bữa, ba mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn, để bé dễ tiêu và hấp thu chất dinh dưỡng.
  • Đảm bảo bổ sung đủ nước và chất điện giải cho bé. 

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em tốt nhất cho trẻ chính là tiêu diệt nơi sinh sống của lăng quăng, hạn chế khả năng sinh sản của muỗi bằng các cách sau:

  • Đậy kín các dụng cụ chứa nước không cho muỗi sinh sản.
  • Thả cá vào các nơi đựng nước như giếng, chum, vại… 
  • Úp ngược các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
  • Thu gom, hủy các phế thải trong nhà như chai, lọ, mảnh vỡ, vỏ dừa… 
  • Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa.
  • Phối hợp phòng chống bệnh sốt xuất huyết cùng với nhà nước, chính quyền.

Để ngăn ngừa muỗi đốt bé, ba mẹ có thể tham khảo các biện pháp sau:

  • Không để bé chơi ở những nơi ẩm thấp như ao tù, nước động…
  • Cho bé mặc quần áo dài tay khi chơi ngoài trời và khi đi ngủ.
  • Ngủ mùng kể cả ban ngày.
  • Trang bị bình diệt muỗi, nhang hương chống muỗi, vợt điện.
  • Trường hợp gia đình có người bị mắc bệnh, cần cách ly người bệnh và tất cả mọi người trong nhà nên ngủ mùng để hạn chế bị muỗi cắn người bệnh và truyền bệnh cho những người khác. 
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em tốt nhất là tiêu diệt nơi sinh sống của lăng quăng

Chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết ngay hôm nay

Hy vọng với các thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em. Ngay hôm nay, các bậc phụ huynh cần chủ động phòng tránh bệnh sốt xuất huyết cũng như “tiêu diệt” nơi sống của muỗi vằn để bảo vệ tốt sức khỏe cho bé cũng như cho cả gia đình mình.

Các bài viết khác

Cách xử lý trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi

Vào thời điểm giao mùa trẻ thường hay mắc các bệnh về đường hô hấp như nghẹt mũi, sổ mũi, viêm họng,...Tuy...

Dấu hiệu Cúm A ở trẻ em và cách phòng ngừa và điều trị

Dấu hiệu cúm a ở trẻ em như thế nào, có dễ nhận biết không? Thông thường, cúm ở trẻ sẽ xuất...

Triệu chứng cảm cúm và các loại thuốc trị cảm cúm hiệu quả

Triệu chứng cảm cúm được xem là một trong những dấu hiệu nhận biết cơ bản cho thấy cơ thể đang có...

Thuốc cảm cúm cho phụ nữ cho con bú dành cho các mẹ

Cảm cúm là một căn bệnh vô cùng phổ biến và cũng dễ điều trị. Tuy nhiên, với mẹ bầu đang cho...

7 mẹo trị cảm cúm bằng phương pháp dân gian mà bạn nên biết

Cảm cúm là một căn bệnh do siêu vi trùng gây nên, dù vậy căn bệnh này cũng dễ chữa và có...

Nguyên nhân đau khớp gối và các phương pháp điều trị

Các cơn đau đầu gối có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và nếu không được chữa trị kịp...