Cẩm Nang | Cẩm nang | Dấu hiệu Cúm A ở trẻ em và cách phòng ngừa và điều trị

Dấu hiệu Cúm A ở trẻ em và cách phòng ngừa và điều trị

Dấu hiệu cúm a ở trẻ em như thế nào, có dễ nhận biết không? Thông thường, cúm ở trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng cơ bản như  sốt cao, mệt mỏi, ho, sổ mũi, đau đầu, hắt hơi, nhức cơ thể… Vậy nên chúng ta có thể dễ dàng nhận biết cúm a và có cho mình những cách điều trị phù hợp.

1. Tìm hiểu về Cúm A

Cúm A được xem là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Căn bệnh này thường lưu hành khi thời tiết chuyển mùa hay thay đổi thất thường. Tính đến thời điểm hiện tại đã có những biến chủng của cúm a như: A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9,….

Virus cúm A có thể tồn tại lâu trong không khí, virus này có thể tồn tại và phát triển trong vòng 48 giờ. Vậy nên đối với những người bệnh bị cúm a họ có thể lây truyền sang cho những người khác.

Dấu hiệu cúm a ở trẻ em là gì?

Dấu hiệu cúm a ở trẻ em là gì?

2. Dấu hiệu của trẻ em bị Cúm A

Thuốc đặc trị Cúm A là gì? Dấu hiệu nhận biết cúm A ở trẻ là gì? Để tránh nhầm lẫn cúm A với cảm cúm thông thường, chúng ta cần tìm hiểu chính xác dấu hiệu cơ bản của cúm a. Dưới đây là một số các dấu hiệu nhận biết cơ bản như sau:

  • Sốt kèm theo đau nhức đầu kéo dài ở trẻ nhỏ.
  • Bé thường xuyên đau rát ở cổ họng, ho có đờm,
  • Sưng hạch vùng hầu họng lâu không khỏi
  • Hắt hơi kèm theo chảy nước mũi gây nên cảm giác khó chịu.
  • Đau mỏi các cơ và làm cho cơ thể suy mệt

Bên cạnh những dấu hiệu nhận biết trên, khi trẻ bị cúm A biến chuyển nặng sẽ sốt cao từ 39 độ C trở lên. Vậy nên cơ thể của bé sẽ cảm thấy khó chịu, chán ăn, quấy và hay khóc,…

3. Các triệu chứng và biến chứng thường gặp của Cúm A ở trẻ

Dấu hiệu cúm a ở trẻ em có dễ nhận diện không? Các triệu chứng của nó như thế nào? Triệu chứng ban đầu của trẻ nhiễm cúm A thường là ho, khó thở và chảy nước mũi,…..Bên cạnh những triệu chứng cơ bản trên, bé còn có thể gặp phải một số tình trạng như:

  • Thở nhanh, khó hô hấp.
  • Mặt xanh xao, da tái nhợt khi bị bệnh
  • Trẻ có dấu hiệu nôn liên tục, tiêu chảy kéo dài.
  • Trẻ bị đau ngực và cảm thấy khó chịu
  • Co giật và sốt cao.

Trong trường hợp đối với các trẻ bị cúm a kéo dài, nếu không có hướng điều trị phù hợp sẽ có nhiều biến chứng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe: Hệ hô hấp, phổi, đường ruột, sức đề kháng,….

4. Các loại thuốc đặc trị Cúm A

Cúm a uống thuốc gì? Chúng ta nên tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia và bác sĩ để có thể chọn cho mình những loại thuốc điều trị và phù hợp nhất. Để điều trị các triệu chứng cảm cúm thì người lớn có các sản phẩm như Hapacol cảm cúm, Hapacol Cs Day,  trẻ em thì có các sản phẩm như Hapacol 150 Flu, Hapacol 250 Flu,…

Phòng tránh bệnh cúm a do virus

Phòng tránh bệnh cúm a do virus

5. Cách phòng ngừa trẻ bị Cúm A

Dấu hiệu cúm a ở trẻ em là gì? Cách phòng ngừa ra sao? Dưới đây là một số các biện pháp phòng ngừa cơ bản.

  • Tránh và hạn chế tiếp xúc với những người đang bị bệnh.
  • Đeo khẩu trang khi hắt hơi nơi công cộng.
  • Vệ sinh tay chân sạch sẽ.
  • Có thói quen rửa tay bằng xà phòng.
  • Cung cấp vitamin và chất đề kháng cho cơ thể.

6. Một số câu hỏi thường gặp về Cúm A

Dấu hiệu bị cúm a ở trẻ là gì? Trong nội dung dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu rõ hơn về một số câu hỏi và băn khoăn của người bệnh về cúm a.

6.1.Trẻ bị Cúm A sốt bao lâu ?

Đối với những trẻ bị cúm a, bé có thể bị sốt hoặc không tùy vào mức độ nhiễm bệnh do virus. Trong trường hợp, nếu tình trạng sốt kéo dài, bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.

Cúm a có bị sốt không?

Cúm a có bị sốt không?

6.2. Trẻ bị Cúm A có thể điều trị tại nhà được không?

Thuốc điều trị Cúm A cho trẻ em có an toàn không? Có thể điều trị tại nhà không?

Trong trường hợp trẻ mắc cúm A nhẹ, bố mẹ có thể điều trị tại nhà cho bé bằng cách:

  • Cho bé nghỉ ngơi, ăn uống và cung cấp đầy đủ dưỡng chất.
  • Sử dụng nước ấm để tắm cho bé.
  • Cho bé tập thể dục.
  • Nên rửa tay và vệ sinh sạch sẽ cho bé.
  • Cung cấp thêm nhiều vitamin, nước cho bé.

6.3. Trẻ bị Cúm A nên ăn gì và không nên ăn gì?

Đối với những trẻ bị sốt, ho, gặp tình trạng cúm a kéo dài, bố mẹ nên cho bé đến gặp bác sĩ để tìm kiếm hướng hỗ trợ hợp lý. Bên cạnh đó, chúng ta nên hạn chế cho bé sử dụng đồ lạnh như kem, nước đá,…. thay vào đó là bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất.

Trên đây chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu về việc trẻ bị Cúm A sốt bao lâu cũng như các dấu hiệu cúm a ở trẻ em. Mong rằng với những nội dung chuyên gia hapacol chia sẻ trên bạn sẽ có thêm cho mình nhiều kiến thức và phương pháp điều trị cúm a hiệu quả.

Nguồn tham khảo:

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/tre-bi-cum-co-trieu-chung-gi

Các bài viết khác

Xử lý nhanh các cơn đau đầu hiệu quả

Những cơn đau đầu thoáng qua thường không nguy hiểm, chỉ cần nghỉ ngơi, thư giãn là hết. Tuy nhiên, cần cảnh giác khi...

Tình trạng đau đầu ở sau gáy, nguyên nhân và cách điều trị

Đau đầu mỏi cổ và đau nhức sau gáy là tình trạng phổ biến xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau....

Cách xử lý trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi

Vào thời điểm giao mùa trẻ thường hay mắc các bệnh về đường hô hấp như nghẹt mũi, sổ mũi, viêm họng,...Tuy...

Triệu chứng cảm cúm và các loại thuốc trị cảm cúm hiệu quả

Triệu chứng cảm cúm được xem là một trong những dấu hiệu nhận biết cơ bản cho thấy cơ thể đang có...

Sốt xuất huyết ở trẻ em: Nên điều trị và chăm sóc như thế nào?

Sốt xuất huyết ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, diễn ra quanh năm, nhất là vào mùa mưa...

Thuốc cảm cúm cho phụ nữ cho con bú dành cho các mẹ

Cảm cúm là một căn bệnh vô cùng phổ biến và cũng dễ điều trị. Tuy nhiên, với mẹ bầu đang cho...