Cẩm Nang | Tình trạng đau đầu ở sau gáy, nguyên nhân và cách điều trị

Tình trạng đau đầu ở sau gáy, nguyên nhân và cách điều trị

Đau đầu mỏi cổ và đau nhức sau gáy là tình trạng phổ biến xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau. Để xác định được nguyên nhân gây đau đầu sau gáy, bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng bệnh, bao gồm loại đau đầu và vị trí nơi cơn đau xuất hiện. Để hiểu rõ hơn về tình trạng đau đầu sau gáy cũng như nguyên nhân và cách chữa trị, mời bạn tham khảo bài viết của Hapacol chúng tôi.

Đau đầu ở sau gáy là gì?

Đau đầu sau gáy là do cơ cứng xảy ra do những rối loạn dây thần kinh, triệu chứng đau đầu xảy ra với mọi đối tượng, hiện tượng đau nhức mỏi diễn ra phía sau đầu, cổ, gáy. Thêm vào đó có thể lan tới hai bên thái dương hoặc xuống vai, ngực… diễn biến từ nhẹ đến nặng, âm ỉ kéo dài. Người bệnh sẽ cảm thấy đau đầu dưới gáy, đau nhức vai gáy bên phải hoặc bên trái hoặc cả hai.

Bị đau đầu sau gáy sẽ mệt mỏi, mất ngủ, rối loạn cảm giác, điện giật, chóng mặt, buồn nôn

Đau đầu sau gáy – tình tình trạng khiến nhiều người mệt mỏi

Trường hợp ngoại lệ có thể người bệnh cảm thấy bị mệt mỏi, mất ngủ, rối loạn cảm giác, điện giật, chóng mặt, buồn nôn. Trong đó, đau đầu sau gáy thường do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.

Những nguyên nhân gây đau đầu sau gáy

Đau ở cổ và phần sau đầu

Một số nguyên nhân khiến bạn đau ở cổ và phần sau đầu gồm:

Viêm khớp

Những tình trạng viêm và sưng ở cổ do bệnh viêm khớp sẽ khiến bạn đau đầu ở sau gáy. Một số chuyển động nhất định có thể làm cơn đau nghiêm trọng hơn.

Một số loại viêm khớp gây đau đầu sau gáy như viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp.

Tư thế không đúng

Tư thế không đúng có thể gây đau ở cổ và phần sau đầu. Ngoài ra, tư thế không đúng còn tạo áp lực lên lưng, vai và cổ, khiến bạn đau đầu mỏi cổ. Lúc này, bạn có thể cảm thấy đau âm ỉ và nhói ở đáy sọ.

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm ở cột sống cổ có thể gây đau đầu do trật các đốt xương sọ và cổ.

Bạn có thể cảm nhận cơn đau ở sau đầu, thái dương hoặc sau hốc mắt. Các triệu chứng đi kèm với tình trạng này bao gồm khó chịu ở vai hoặc cánh tay trên.

Cơn đau đầu do trật các đốt xương sọ và cổ có thể tăng lên khi bạn nằm. Thậm chí, cơn đau có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến bạn không thể ngủ ngon giấc.

Đau dây thần kinh chẩm

Đau dây thần kinh chẩm là tình trạng các dây thần kinh từ tủy sống đến não bị tổn thương. Nhiều người thường nhầm lẫn tình trạng này với đau nửa đầu.

Cơn đau dây thần kinh chẩm có thể gây đau nhức và nhói từ cổ đến đầu, làm cho tình trạng đau đầu mỏi cổ trầm trọng hơn.

Các triệu chứng khác của tình trạng này bao gồm:

  • Đau sau hốc mắt
  • Một cảm giác như bị điện giật ở cổ và sau đầu
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Da đầu bị kích ứng, khó chịu (đau, viêm, tê, ngứa…)
  • Đau khi di chuyển cổ

Đau ở bên phải đằng sau đầu

Đau đầu do căng thẳng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra loại đau đầu sau gáy này. Cơn đau thường xuất hiện ở bên phải, đằng sau đầu, gây ra tình trạng đau nhức vai gáy bên phải.

Nguyên nhân gây đau đầu sau gáy

Đau đầu sau gáy được gây ra bởi nhiều nguyên nhân

Bạn có thể cảm thấy cổ hoặc da đầu siết chặt, cùng với cơn đau âm ỉ và nhói.

Xem thêm: Đau nửa đầu bên phải và cách điều trị

Đau ở bên trái đằng sau đầu

Nguyên nhân chính khiến bạn đau ở bên trái đằng sau đầu là do đau nửa đầu. Cơn đau nửa đầu có thể gây ra:

  • Đau đầu như búa bổ và nhói
  • Các triệu chứng thoáng qua (ảnh hưởng đến cảm giác và hành động của người bệnh)
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Chảy nước mắt
  • Nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh

Cơn đau nửa đầu có thể bắt đầu ở bên trái đầu, sau đó lan đến đau hai bên thái dương và sau đầu.

Xem thêm: Đau Nửa Đầu Bên Trái Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Thế Nào?

Đau đầu sau gáy khi nằm

Nếu bạn bị đau đầu sau gáy khi nằm thì nguyên nhân có thể do đau đầu từng cụm. Tình trạng này thường hiếm nhưng có thể khiến bạn rất đau đớn.

Giống như tên gọi, cơn đau đầu này thường xuất hiện từng đợt trong vài tuần hoặc vài tháng.

Đau đầu từng cụm có thể gây đau đầu dưới gáy hoặc đau nửa đầu. Cơn đau có thể tệ hơn khi bạn nằm. Các triệu chứng khác của tình trạng này bao gồm:

  • Cơn đau mạnh
  • Bồn chồn
  • Buồn nôn
  • Chảy nước mắt quá nhiều
  • Nghẹt mũi
  • Sa mí mắt
  • Nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh

Biểu hiện của đau đầu sau gáy

Đau vùng đầu, gáy-cổ, mặt-hốc mắt, đau có thể gặp một bên hoặc hai bên, cố định hoặc lan tỏa, khác nhau bởi cường độ đau, tính chất đau (nhói điện giật, bó thắt, âm ỉ, đau như mạch đập…), diễn biến (thành cơn, thị lực, thính lực…).

Cách chữa trị đau đầu sau gáy

Thông thường, các thuốc giảm đau không kê toa, như paracetamol (Hapacol), có thể giúp giảm các triệu chứng đau đầu. Tùy vào nguyên nhân gây đau đầu sau gáy, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị hiệu quả.

Cách chữa trị đau đầu sau gáy

Nhận biết dấu hiệu đau đầu sớm và chính xác để có biện pháp điều trị phù hợp

Đau đầu do viêm khớp

Phương pháp điều trị đau đầu do viêm khớp tốt nhất là bằng thuốc kháng viêm và chườm nhiệt để giảm viêm.

Đau đầu do sai tư thế

Đối với loại đau đầu này, bạn chỉ cần dùng paracetamol (Hapacol) để giảm đau. Ngoài ra, duy trì tư thế đúng sẽ giúp điều trị và phòng ngừa đau đầu.

Đau đầu do thoát vị đĩa đệm

Để điều trị đau đầu do thoát vị đĩa đệm, bác sĩ sẽ điều trị tình trạng tiềm ẩn gây ra vấn đề này.

Các phương pháp điều trị bao gồm vật lý trị liệu, kéo giãn nhẹ nhàng, phương pháp chiropractic, chích thuốc corticoid vào khoảng ngoài màng cứng (epidural injection) và phẫu thuật.

Đau đầu do đau dây thần kinh chẩm

Để điều trị đau đầu do đau dây thần kinh chẩm, bác sĩ sẽ kết hợp liệu pháp nhiệt, các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), vật lý trị liệu, massage và các thuốc giãn cơ.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể tiêm thuốc gây tê cục bộ vào vùng chẩm để giảm đau lập tức. Quá trình điều trị này có thể kéo dài đến 12 tuần.

Đau đầu do căng thẳng

Đối với đau đầu sau gáy liên quan đến đau đầu do căng thẳng, bạn có thể dùng các thuốc giảm đau không kê toa, như paracetamol (Hapacol).

Đau đầu sau gáy liên quan đến đau đầu do căng thẳng có thể dùng thuốc giảm đau như: Hapacol

Các cơn đau đầu có thể được giảm nhẹ một phần bằng các biện pháp đơn giản

Đối với những trường hợp nghiêm trọng hoặc mạn tính, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc phòng ngừa như thuốc chống trầm cảm và thuốc giãn cơ để cơn đau đầu không tái phát.

Đau nửa đầu

Để điều trị đau đầu sau gáy do đau nửa đầu, bác sĩ sẽ kết hợp các thuốc phòng ngừa, như thuốc chẹn beta, và thuốc giảm đau đầu nhanh

Một số thuốc không kê toa cũng có thể điều trị được đau nửa đầu dạng nhẹ.

Bác sĩ cũng sẽ tìm ra những yếu tố kích hoạt cơn đau nửa đầu để bạn có thể phòng tránh chúng.

Đau đầu từng cụm

Việc điều trị đau đầu từng cụm tập trung vào việc rút ngắn thời gian đau đầu, giảm mức độ nghiêm trọng của các cơn đau đầu và ngăn chặn các cuộc tấn công tiếp theo.

Các phương pháp điều trị bao gồm:

  • Thuốc triptan giúp giảm đau nhanh
  • Thuốc octreotide và somatostatin
  • Gây tê cục bộ

Các phương pháp phòng ngừa có thể bao gồm:

  • Corticosteroid
  • Thuốc chẹn canxi
  • Melatonin
  • Thuốc phong bế thần kinh

Trong trường hợp cực kỳ nghiêm trọng, bác sĩ có thể yêu cầu làm phẫu thuật.

Đau đầu ở sau gáy cảnh báo bệnh gì?

Đau đầu sau gáy thường là bệnh lành tính, tuy nhiên chúng cũng là những triệu chứng đầu tiên cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm như:

  • Cao huyết áp: đau đớn ôm sát vùng đầu thường là dấu hiệu của cơn cao huyết áp.
  • U, xuất huyết: Triệu chứng thần kinh khu trú.
  • Viêm màng não: đau đầu dữ dội làm cứng gáy, đau mỏi cổ gáy…
  • Bệnh liên quan đến đốt sống cổ: nguyên nhân thường gặp nhất, đặc biệt là thoát vị đĩa đệm cổ, nguyên nhân hàng đầu. Đau sau đầu, kèm theo mỏi cổ tay, vận động cổ gáy, điện giật lan nên vùng sau đầu, rối loạn da đầu, lan xuất cánh tay và cổ tay…
  • Hội chứng nhiễm siêu vi (bệnh cảm cúm, sốt siêu vi, sốt xuất huyết): đau đầu, đau mỏi vùng cổ gáy…

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Đến gặp bác sĩ nếu:

  • Bạn có những cơn đau đầumới kéo dài hơn một vài ngày
  • Cơn đau đầu ảnh hưởng các hoạt động bình thường của bạn
  • Cơn đau gần thái dương

Nếu bạn bị đau đầu dữ dội không giống với trước đây hoặc nếu cơn đau đầu dần dần trở nên tồi tệ hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nếu cơn đau khiến bạn không thể suy nghĩ được, hãy đi cấp cứu ngay. Một số triệu chứng đau đầu cảnh báo bạn cần đi cấp cứu như:

  • Thay đổi tính cách đột ngột, bao gồm thay đổi tâm trạng không bình thường hoặc kích động
  • Sốt, cứng cổ, bối rối và giảm tỉnh táo đến mức bạn phải “đấu tranh” để tập trung vào một cuộc trò chuyện
  • Rối loạn thị giác, nói chậm, yếu (bao gồm yếu ở một bên mặt) và tê bất cứ nơi nào trên cơ thể
  • Đau đầu dữ dội sau một cú đánh vào đầu
  • Những cơn đau đầu xuất hiện cực kỳ đột ngột, đặc biệt là nếu nó khiến bạn không ngủ ngon.

 Nguồn tham khảo:

Pain in the Back of the Head. https://www.healthline.com/health/pain-in-back-of-head

Các bài viết khác

Trẻ sơ sinh bị táo bón: Dấu hiệu và cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh

Với trẻ sơ sinh, việc đi vệ sinh như thế nào phản ánh tình trạng sức khỏe của bé hiện tại. Khi...

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Mẹo dân gian chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là một tình trạng khá phổ biến, thường do hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn...

Xử lý nhanh các cơn đau đầu hiệu quả

Những cơn đau đầu thoáng qua thường không nguy hiểm, chỉ cần nghỉ ngơi, thư giãn là hết. Tuy nhiên, cần cảnh giác khi...

Cách xử lý trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi

Vào thời điểm giao mùa trẻ thường hay mắc các bệnh về đường hô hấp như nghẹt mũi, sổ mũi, viêm họng,...Tuy...

Dấu hiệu Cúm A ở trẻ em và cách phòng ngừa và điều trị

Dấu hiệu cúm a ở trẻ em như thế nào, có dễ nhận biết không? Thông thường, cúm ở trẻ sẽ xuất...

Triệu chứng cảm cúm và các loại thuốc trị cảm cúm hiệu quả

Triệu chứng cảm cúm được xem là một trong những dấu hiệu nhận biết cơ bản cho thấy cơ thể đang có...