Cẩm Nang | Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Mẹo dân gian chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Mẹo dân gian chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là một tình trạng khá phổ biến, thường do hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, dễ bị kích thích bởi các yếu tố bên ngoài. Sôi bụng không chỉ khiến bé khó chịu, quấy khóc, mà còn có thể gây ra các biến chứng như tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng… Nếu không được xử lý kịp thời, sôi bụng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Vì vậy, cha mẹ cần biết cách nhận biết và trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không, chữa trị sôi bụng cho trẻ sơ sinh một cách hiệu quả và an toàn hay các mẹo dân gian chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh tại nhà.

1/ Nguyên nhân gây sôi bụng ở trẻ sơ sinh

Trẻ bị sôi bụng đến từ sự tắc nghẽn lượng khí ở các nếp gấp đường ruột hoặc ở vị trí nào khác trong hệ tiêu hóa. Hiện tượng này ở trẻ sơ sinh chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân như dưới đây.

Sữa mẹ không đủ dinh dưỡng

Trẻ trong giai đoạn sơ sinh hầu như chỉ bú sữa mẹ. Thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ phụ thuộc vào những gì người mẹ đã ăn trước đó. Khi mẹ ăn thức ăn lạ, hay ăn những thực phẩm chứa nhiều đạm, dầu mỡ, cay nóng, gỏi, đồ tái làm giảm chất lượng sữa, khi bé hấp thụ dễ bị sôi bụng, đi ngoài.

Tư thế bú không đúng

Khi trẻ bú bình hay bú mẹ, khi ngậm ti không vừa miệng, sữa chảy quá nhanh hoặc quá chậm làm bé nuốt nhiều không khí đi vào dạ dày cũng có thể làm trẻ sơ sinh bị sôi bụng.

Ngoài ra một nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng hay xảy ra với trẻ uống sữa công thức, là khi mẹ pha sữa không theo đúng tỷ lệ, không đảm bảo vệ sinh dụng cụ khi pha chế cũng gây ra hiện tượng trên.

Pha sữa không theo đúng tỷ lệ, không đảm bảo vệ sinh dụng cụ cũng làm cho trẻ sơ sinh hay sôi bụng

Cho bú sai cách cũng dễ làm trẻ bị sôi bụng

Cơ thể không hấp thụ lactose

Lactose là đường hay có trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Nếu trẻ phải bú sữa công thức quá sớm, cơ thể không sản xuất đủ enzyme tiêu hóa lactose dẫn đến tình trạng sôi bụng ở trẻ sơ sinh (do lactose không được tiêu hóa hết tích tụ lại ở ruột).

2/ Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Học cách nhận biết các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sôi bụng giúp bố mẹ có biện pháp khắc phục kịp thời và thay đổi cách chăm sóc trẻ phù hợp hơn. Bé bị sôi bụng là khi:

  • Nghe âm thanh phát ra ùng ục từ bụng
  • Trẻ hay bị nôn trớ, ọc sữa
  • Trẻ quấy khóc đặc biệt là vào ban đêm, bỏ bú
  • Trẻ sơ sinh đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy
  • Trẻ hay trướng bụng, ợ hơi.

3/ Cách xử lý sôi bụng cho trẻ sơ sinh

Đổi tư thế cho bé bú

Do nuốt phải nhiều không khí vào bụng mà trẻ bị đầy hơi, sôi bụng. Do đó, khi cho bé bú, mẹ cần điều chỉnh tư thế đúng cách sẽ hạn chế được điều này.

Lúc cho con bú, nếu bé quấy khóc đồng thời có nghe tiếng bụng con sôi thì mẹ hãy nhanh chóng đổi tư thế ngay. Mẹ có thể đặt bé lên vai, vỗ nhẹ lưng để bé có thể ợ nóng ra ngoài. Một cách làm khác đó là đặt bé nằm ngửa rồi nhẹ nhàng gập đầu gối của bé liên tục.

Với trẻ bú bình, đặt bình sữa sao cho vừa miệng trẻ, hạn chế trẻ nuốt không khí vào bên trong làm trẻ bị sôi bụng.

Điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị đầy bụng, xì hơi nhiều, đi ngoài nhiều lần trong ngày phần nào nguyên nhân có thể nằm ở chế độ ăn của mẹ. Tránh ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng, các loại rau củ quả như cà chua, cam, quýt, cải bắp, súp lơ, các sản phẩm từ đậu nành… rất dễ làm trẻ sơ sinh bị chướng bụng, đầy hơi. Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung thêm nhiều chất xơ vào chế độ ăn của mình.

Chế độ ăn của mẹ cũng là nguyên nhân trẻ sơ sinh bị chướng bụng, đầy hơi

Mẹ nên chú ý cân bằng chế độ dinh dưỡng tránh bị sôi bụng ở trẻ

Đưa trẻ đi khám

Đổi tư thế bú và cải thiện dinh dưỡng sữa mẹ nếu không hiệu quả, tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng vẫn kéo dài thì mẹ mẹ cần đưa bé tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và tư vấn cách điều trị thích hợp.

4/Mẹo dân gian chữa sôi bụng cho trẻ sơ sinh

Dùng tỏi hoặc hành để chữa sôi bụng

Dùng tỏi hoặc hành để chữa sôi bụng

Tỏi và hành là hai loại thực phẩm có tính kháng khuẩn, kháng viêm và giúp tiêu hóa tốt. Chúng có thể giúp giảm đau bụng, đầy hơi và sôi bụng cho trẻ sơ sinh một cách nhanh chóng và an toàn. Cách làm như sau:

  • Chọn một củ tỏi hoặc hành tươi, rửa sạch và nướng trên lửa cho đến khi chín mềm.
  • Bọc củ tỏi hoặc hành vào một miếng gạc sạch, sau đó đặt lên rốn của bé. Cần quấn chặt để củ tỏi hoặc hành không bị rơi ra.
  • Giữ nguyên trong khoảng 10 – 15 phút, sau đó tháo ra và lau sạch rốn của bé.
  • Lặp lại mỗi ngày cho đến khi bé hết sôi bụng.

Trị sôi bụng cho trẻ bằng vỏ cam hoặc quýt

Trị sôi bụng cho trẻ bằng vỏ cam hoặc quýt

Vỏ cam hoặc quýt chứa nhiều tinh dầu và vitamin C, có tác dụng giúp tiêu hóa, giảm đầy hơi, chống nhiễm khuẩn và giảm viêm cho đường ruột của bé. Cách làm như sau:

  • Chọn một quả cam hoặc quýt tươi, rửa sạch vỏ và cạo lớp vỏ mỏng bên ngoài. Không nên cạo quá sâu vì sẽ làm mất tinh dầu có lợi.
  • Thái vỏ cam hoặc quýt thành những miếng nhỏ, cho vào nồi cùng với một lít nước sạch. Đun sôi trong khoảng 15 – 20 phút cho đến khi nước còn lại khoảng một nửa.
  • Lọc lấy nước cốt, để nguội một chút rồi cho bé uống từng thìa nhỏ. Có thể thêm một ít đường hoặc mật ong để tăng hương vị cho bé dễ uống hơn.
  • Lưu ý: Không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng mật ong.

Sử dụng nước gừng

Sử dụng nước gừng

Gừng có tính ấm nóng, giúp kích thích tiêu hóa, giảm nôn mửa, sôi bụng, đầy bụng và giải độc cho cơ thể. Có nhiều cách sử dụng gừng để chữa sôi bụng cho trẻ sơ sinh, như:

  • Giã nát gừng rồi pha với nước nóng hoặc mật ong, cho trẻ uống từng thìa nhỏ. Có thể thêm một ít chanh để tăng hiệu quả và hương vị.
  • Dùng vài lát gừng tươi cho trẻ nhai trực tiếp, ngậm và nuốt dần. Cách này chỉ áp dụng cho những trẻ đã biết nhai và nuốt được thức ăn cứng.
  • Dùng nước gừng để xoa bóp bụng cho bé.

Cách làm như sau:

    • Lấy một củ gừng tươi, rửa sạch và cắt thành lát mỏng. Cho vào nồi cùng với một lít nước sạch và đun sôi trong khoảng 10 phút.
    • Lọc lấy nước gừng, để nguội một chút rồi dùng bông gòn thấm nước gừng và xoa bóp nhẹ nhàng lên bụng của bé. Xoa theo chiều kim đồng hồ, từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong.
    • Lặp lại mỗi ngày cho đến khi bé hết sôi bụng.

5/ Tránh tình trạng sôi bụng ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh ị són nhiều lần trong ngày và bị sôi bụng tức là hệ tiêu hóa đã mất cân bằng, khiến khả năng hấp thụ dinh dưỡng giảm xuống. Để đảm bảo sức khỏe cho bé phát triển toàn diện, bố mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:

Trẻ sơ sinh cần được bú mẹ hoàn toàn trong những tháng đầu đời. Nếu mẹ ít sữa có thể cho con bú nhiều lần để bé cảm thấy đủ no và cơ thể mẹ cũng tự điều chỉnh để tiết ra lượng sữa nhiều hơn. Nếu bắt buộc dùng sữa công thức thay thế, bố mẹ cần tìm hiểu kỹ thành phần, lượng sữa và cách pha theo đúng hướng dẫn. Khi mua sữa hoặc các chế phẩm làm từ sữa, lưu ý đọc kỹ thành phần dinh dưỡng để chọn loại có hàm lượng lactose thấp để bé tiêu hóa dễ dàng hơn.

Cho bé bú bình đúng cách. Mẹ nên nhó pha sữa trước khi cho bé bú 5 – 10 phút rồi để bình sữa đứng nhằm tăng thời gian phân hủy bọt khí trong bình, khuấy nhẹ sữa trong lúc pha để hạn chế nổi bong bóng khí trong sữa.

Để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng, ngoài những lưu ý trên, trong thực đơn hàng ngày của mẹ hãy chọn ăn các loại thực phẩm ít mỡ, tránh thức ăn có tính nhiệt, bổ sung nhiều rau củ và hoa quả và nhớ uống ít nhất 2 lít nước/ngày.

Xem thêm các bài viết liên quan:
Nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, dấu hiệu rõ ràng và cách chữa trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Các bài viết khác

Tủ thuốc gia đình cần có những gì để bảo vệ sức khỏe?

Tủ thuốc gia đình rất cần thiết cho mọi nhà vì đôi khi bạn và người thân có thể gặp phải những...

Các mũi tiêm và lịch tiêm vacxin cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Chích ngừa cho trẻ sơ sinh là điều cần thiết mà bố mẹ nên thực hiện để phòng tránh trẻ không bị...

Trẻ sơ sinh bị táo bón: Dấu hiệu và cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh

Với trẻ sơ sinh, việc đi vệ sinh như thế nào phản ánh tình trạng sức khỏe của bé hiện tại. Khi...

Xử lý nhanh các cơn đau đầu hiệu quả

Những cơn đau đầu thoáng qua thường không nguy hiểm, chỉ cần nghỉ ngơi, thư giãn là hết. Tuy nhiên, cần cảnh giác khi...

Tình trạng đau đầu ở sau gáy, nguyên nhân và cách điều trị

Đau đầu mỏi cổ và đau nhức sau gáy là tình trạng phổ biến xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau....

Cách xử lý trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi

Vào thời điểm giao mùa trẻ thường hay mắc các bệnh về đường hô hấp như nghẹt mũi, sổ mũi, viêm họng,...Tuy...