Cẩm Nang | Khi xuất hiện dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh, mẹ có nên dùng thuốc không?

Khi xuất hiện dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh, mẹ có nên dùng thuốc không?

Trẻ đi ngoài như thế nào cũng biểu thị tình trạng sức khỏe có tốt không. Vậy nếu có dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh mẹ nên làm gì? Có cần dùng thuốc hay không? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

1/ Tiêu chảy ở trẻ

Trẻ được xem là tiêu chảy khi đi ngoài phân lỏng từ 3 lần trở lên trong cùng một ngày. Tại Việt Nam, bệnh tiêu chảy khá phổ biến do nhiễm khuẩn từ môi trường sống không đảm bảo vệ sinh, khí hậu nóng ẩm làm cho vi khuẩn sinh sôi.

Khi bị nhiễm vi khuẩn, vi trùng cơ thể của trẻ sẽ có dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh bao gồm sốt, buồn nôn, nôn, mất nước và đi ngoài nhiều lần. Các tác nhân gây bệnh đó là rotavirus, salmonella hay ký sinh trùng như giardia. Nhiễm trùng đường tiêu hóa do virus gây ra bao gồm các triệu chứng như nôn mửa, đau dạ dày, đau đầu hoặc sốt.

Ngoài ra ăn uống thiếu vệ sinh gây ngộ độc thực phẩm cũng làm trẻ bị tiêu chảy. Thông thường các triệu chứng xuất hiện khá nhanh như đau bụng, đi ngoài nhiều lần, nôn mửa sẽ hết trong vòng 24 giờ sau khi ăn.

Một số nguyên nhân khác như ruột kích thích, dị ứng thực phẩm… cũng gây tiêu chảy.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy uống thuốc gì mau khỏi?

Tiêu chảy rất phổ biến ở trẻ nhỏ

2/ Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy

Biểu hiện trẻ sơ sinh bị tiêu chảy đó là mệt mỏi, biếng ăn, ngủ li bì. Bé đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng như nước, có màu vàng hoặc xanh và thậm chí có kèm chất nhầy, máu lẫn vào hay phần thức ăn không tiêu. Còn trẻ mót rặn nhưng phân lỏng thì là biểu hiện của bệnh kiết lỵ.

Trẻ bị tiêu chảy do bệnh tả: lúc đầu bé sẽ nôn nhiều, sốt nhẹ, bị vọp bẻ. Sau đó là đi ngoài phân lỏng rất nhiều, màu trắng đục như nước vo gạo, có mùi tanh.

Một dấu hiệu đặc trưng khác khi bé bị tiêu chảy đó là mất nước. Mất nước được chia thành các cấp độ nhẹ, vừa và nặng như sau:

Mất nước nhẹ

Bé bị khô mắt, khóc ít chảy nước mắt hoặc không có.

Miệng khô.

Đi tiểu tiện ít hơn bình thường, nếu bé còn dùng tã mẹ có thể kiểm tra thử tã của bé nếu thấy tiểu ít hay tã ướt nhẹ đây chính là dấu hiệu thiếu nước.

Bé mệt mỏi và quấy khóc.

Mất nước do tiêu chảy được chia thành nhiều cấp độ

Trẻ bị mất nước do tiêu chảy

Mất nước vừa

Mắt trũng xuống.

Bé lờ đờ hoặc nằm li bì.

Da bé khô và đàn hồi kém.

Mất nước nặng

Biểu hiện trẻ sơ sinh bị tiêu chảy và mất nước nặng đó là phần thóp trũng (vùng nhỏ và mềm trên đỉnh đầu của trẻ).

Bé không đi tiểu trong vòng 6 tiếng.

Da bé mất khả năng đàn hồi.

Bé bị tụt huyết áp, mạch đập yếu.

Những dấu hiệu khác của tiêu chảy: buồn nôn, nôn ngay sau khi ăn, sốt (từ nhẹ tới cao, thậm chí sốt co giật), đau bụng.

3/ Cách chữa tiêu chảy cho bé

Lúc này, cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh là cố gắng bù nước và điện giải cho bé. Ngoài việc cho bé bú, mẹ có thể áp dụng cho bé uống thêm như sau (nếu trẻ có thể uống nước):

Pha dung dịch oresol với nước theo hướng dẫn trên bao bì.

Pha 1 muỗng muối, 8 muỗng đường, 1 lít nước sôi để nguội.

Nấu cháo loãng pha muối gồm: 1 muỗng muối, 1 nắm gạo, 1 lít nước đun sôi.

Cho trẻ uống nước dừa pha chút muối.

Ngoài uống bù nước, trẻ cũng cần được ăn uống đầy đủ dinh dưỡng không kiêng cử gì. Tuy nhiên không nên cho bé uống nước ngọt hay cam vắt. Thức ăn trong ngày nấu chín kỹ, mềm dễ ăn. Mẹ không nên bắt trẻ ăn nhiều một bữa, có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Khi trẻ sốt cao, có thể cho bé uống thuốc hạ sốt theo độ tuổi và cân nặng của bé. Nếu phải sử dụng kháng sinh thì cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Việc dùng bất cứ loại thuốc nào cũng cần phải hỏi ý kiến bác sĩ, mẹ không nên tự ý mua và cho bé uống rất dễ xảy ra tác dụng phụ không mong muốn. Tiêu chảy có nhiều nguyên nhân gây ra, do đó trước tiên cần biết được nguyên nhân gây bệnh từ đâu mới có loại thuốc điều trị thích hợp.

Bố mẹ cần đưa bé đi khám ngay nếu có biểu hiện sau:

Hiện tượng tiêu chảy kéo dài trên 3 ngày không giảm.

Trẻ nôn nhiều, ăn vào là nôn ra.

Đau bụng và quấy khóc liên tục.

Có dấu hiệu mất nước vừa tới nặng.

Trẻ em sốt 38 độ nhưng uống thuốc không hạ.

Đi ngoài lẫn máu.

Đây là những biểu hiện nghiêm trọng do đó bố mẹ không nên chủ quan để tránh xảy ra các biến chứng.

Trên đây là những thông tin về dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và hướng dẫn phụ huynh chăm sóc bé khi bị tiêu chảy. Mong rằng qua bài viết này bố mẹ đã có thêm kiến thức về các bệnh thường gặp ở trẻ và cách xử lý rồi nhé!

Nguồn: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/tre-so-sinh-bi-tieu-chay-nhung-dieu-can-biet/

Các bài viết khác

Nguyên nhân đau nhức bàn chân và cách điều trị hiệu quả

Đau nhức bàn chân làm bạn khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày? Vậy nguyên nhân do đâu và...

Viêm phế quản cấp ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Viêm phế quản cấp ở trẻ em là bệnh về đường hô hấp khá phổ biến, nhất là vào mùa lạnh. Vậy...

Phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ mẹ cần làm gì?

Vì sức đề kháng còn yếu nên trẻ bị viêm đường hô hấp rất phổ biến. Nếu không điều trị kịp thời...

Chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Nên và không nên cho trẻ ăn gì?

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nếu muốn nhanh hồi phục bạn cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày....

Viêm mũi ở trẻ em: Đừng xem nhẹ những hệ lụy có thể xảy ra

Viêm mũi họng cấp ở trẻ em là bệnh khá phổ biến, tuy không quá khó để điều trị nhưng phụ huynh...

Sổ mũi uống thuốc gì? Cách chữa hắt hơi sổ mũi cho bé & người lớn

Hắt hơi sổ mũi là một tình trạng cực kỳ phổ biến, nhiều người cảm thấy khó chịu nhất là trẻ nhỏ....