Cẩm Nang | TRẺ BỊ TIÊU CHẢY CẤP: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU & CÁCH CHĂM SÓC

TRẺ BỊ TIÊU CHẢY CẤP: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU & CÁCH CHĂM SÓC

Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em là hiện tượng đi ngoài bất thường, kèm các dấu hiệu mệt mỏi, sốt… Nếu biết cách xử lý, trẻ có thể tự hồi phục tại nhà. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân và dấu hiệu cũng như cách chăm sóc trẻ em bị tiêu chảy tại đây nhé!

1/ Nhận biết bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ

Khi bé bị tiêu chảy, bé sẽ đi ngoài nhiều hơn bình thường, phân lỏng như nước hay có lẫn máu, kéo dài dưới 14 ngày. Thông thường, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có thể đi ngoài khoảng 5-7 lần/ngày, phân dạng sệt, lợn cợn màu xanh và có mùi chua, thường đi ngay sau bữa bú, trẻ không sốt, bú nhiều, chơi đùa vui vẻ.

Các triệu chứng đi kèm khi trẻ bị tiêu chảy cấp đó là sốt, nôn ói, đau bụng, biếng ăn và mất nước trong cơ thể. Nặng hơn trẻ có thể mệt vật vã, bứt rứt tay chân hoặc thậm chí dẫn đến li bì khó đánh thức, mắt trũng, thóp lõm (ở trẻ nhũ nhi), môi khô tiểu ít, đòi uống nước liên tục.

Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy cấp thường đi ngoài nhiều lần, mệt mỏi, khó chịu, sốt

Để biết trẻ bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em, bạn nên quan sát số lần đi ngoài của con cũng như hình dạng phân. Bình thường, với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, đặc biệt dưới 6 tháng, số lần đi ngoài trung bình từ 3 – 10 lần/ ngày. Phân của trẻ có thể ở dạng sệt, lỏng, nhiều màu vàng, xanh, hoặc nâu.

Trẻ bú sữa mẹ thường đi ngoài nhiều hơn trẻ uống sữa công thức. Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên, thông thường có khoảng 1 – 2 lần đi ngoài trong 1 ngày.

Với trẻ dưới 1 tuổi, trường hợp được xem là tiêu chảy khi bạn thấy trẻ đi ngoài gấp đôi bình thường. Đối với trẻ trên 1 tuổi, là khi trẻ đi ngoài phân lỏng từ 3 lần một ngày trở lên.

2/ Vì sao bé bị tiêu chảy cấp?

Nguyên nhân thường gặp nhất đó là do nhiễm siêu vi (virus), một số ít đến từ vi khuẩn và ký sinh trùng hoặc do tự ý dùng kháng sinh kéo dài, rối loạn tiêu hóa hấp thu ở ruột khi trẻ đổi sữa.

Những trường hợp dễ bị tiêu chảy cấp:

Khi trẻ từ 6-11 tháng tuổi và bắt đầu tập ăn dặm.

Bé bị suy dinh dưỡng.

Cơ thể suy giảm miễn dịch.

Khi thời tiết chuyển mùa, nhất là mùa khô lạnh là thời điểm vi khuẩn rotavirus phát tán mạnh mẽ trong môi trường bên ngoài.

Những thói quen không tốt khiến trẻ bị tiêu chảy cấp: Bú chai, ăn dặm không đúng cách, uống nước lã, bố mẹ không vệ sinh tay kỹ sau khi dọn phân cho bé, chế biến thức ăn không hợp vệ sinh…

3/ Chăm sóc cho trẻ bị tiêu chảy cấp

Điều quan trọng nhất khi trẻ bị tiêu chảy cấp đó là cho trẻ uống nhiều nước và lưu ý việc trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì. Cụ thể, đối với trẻ còn bú mẹ thì cho trẻ bú thường xuyên và lâu hơn bình thường vì lúc này trẻ đang cần năng lượng cũng như tăng hệ miễn dịch để hồi phục.

Bố mẹ có thể cho trẻ uống dung dịch oresol với cách làm như sau: một gói pha 1 lít nước chín, uống 50-100ml sau mỗi lần trẻ tiêu tiêu chảy (áp dụng với trẻ dưới 2 tuổi và 100-200ml ở trẻ trên 2 tuổi). Ngoài ra, cần cho trẻ uống thêm nước cháo, nước đun sôi mỗi ngày.

Nếu trẻ có dấu hiệu sốt do tiêu chảy, cách xử lý là dùng thuốc hạ sốt chứa paracetamol để giảm các triệu chứng đau nhức, mệt mỏi do sốt. Bố mẹ có thể dùng thuốc giảm đau hạ sốt Hapacol cho trẻ, thuốc dễ dàng hòa tan trong nước, giúp trẻ hấp thu nhanh chóng.

Trẻ bị tiêu chảy cấp uống thuốc gì?

Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ khi bị tiêu chảy cấp

Khi bé bị tiêu chảy cấp, bạn cứ cho trẻ ăn uống như bình thường, chú ý chế độ dinh dưỡng cân bằng và đa dạng trong mỗi bữa ăn, có thể chia làm nhiều bữa nhỏ để trẻ dễ tiêu.

Một số lưu ý

Khi trẻ sơ sinh tiêu chảy, bố mẹ không nên tự ý sử dụng dung dịch điện giải khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ. Vì cho uống điện giải có thể làm trẻ giảm cữ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức và từ đó có thể làm trẻ mệt mỏi hơn. Những bé 2 tuổi bị tiêu chảy vì đã ăn dặm, bạn có thể sử dụng dung dịch điện giải dễ dàng.

Nhiều người cho rằng nên bổ sung nước trái cây giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn. Tuy nhiên bạn không nên cho trẻ uống nước trái cây vì sẽ làm cho tình trạng tiêu chảy nặng hơn, vì trong nước trái cây chứa nhiều đường. Một cách khác là cho trẻ uống nước trái cây pha loãng với nước lọc. Những loại nước ngọt, nước “điện giải” bán trong siêu thị chứa nhiều chất bảo quản, đường hóa học không tốt cho hệ đường ruột còn non yếu của trẻ, thậm chí còn khiến trẻ đi ngoài nhiều hơn.

4/ Điều trị bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

Để điều bệnh trị tiêu chảy cấp ở trẻ em, cha mẹ cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Cho trẻ uống nhiều nước: Trẻ bị tiêu chảy kéo dài thường bị mất nước nhiều hơn bình thường. Do đó, cần cho trẻ uống nhiều nước, sữa, nước hoa quả để bù nước.
  • Cho trẻ ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa: Cho trẻ ăn các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng như cháo, súp, chuối, khoai lang,… Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Không cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, nước ngọt có ga: Đồ ngọt, nước ngọt có ga có thể làm tăng nguy cơ tiêu chảy.
  • Hạ sốt: Nếu trẻ bị sốt, có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
  • Bảo vệ trẻ khỏi nhiễm lạnh: Trẻ bị tiêu chảy cần được giữ ấm, tránh nhiễm lạnh.

Ngoài ra, cha mẹ có thể cho trẻ uống một số loại thuốc men bổ sung để giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh, bao gồm:

  • Men vi sinh: Men vi sinh giúp bổ sung lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa tiêu chảy tái phát.
  • Kẽm: Kẽm giúp tăng cường miễn dịch, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.

Ngoài ra bạn có thể áp dụng thêm các mẹo điều trị tiêu chảy trong bài viết: Mẹo chữa tiêu chảy hiệu quả cho trẻ sơ sinh tại nhà

Tiêu chảy cấp thường tự khỏi sau một thời gian, tuy nhiên nếu không được chăm sóc đúng cách, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như mất nước, suy dinh dưỡng,… Do đó, cha mẹ cần lưu ý chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp cẩn thận để trẻ mau chóng khỏi bệnh.

Với những thông tin trên, Hapacol mong rằng bậc phụ huynh đã hiểu rõ về bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em và cách xử lý tại nhà sao cho nhanh hồi phục nhất rồi nhé!

Nguồn tham khảo: https://pasteur.com.vn/bai-viet/tre-bi-tieu-chay-cap

Các bài viết khác

SỐT CAO VÀ TIÊU CHẢY Ở NGƯỜI LỚN KHẮC PHỤC NHƯ THẾ NÀO?

Sốt cao và tiêu chảy khá phổ biến ở người lớn. Khi gặp hiện tượng này, người bệnh thường khó chịu, mệt...

BÉ SƠ SINH BỊ HO LÀ DẤU HIỆU BỆNH GÌ VÀ NÊN XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Bé sơ sinh bị ho có nhiều nguyên nhân. Dựa theo các dấu hiệu mà bố mẹ có thể biết được đây...

ĐAU KHỚP TAY: TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

Bàn tay được cấu tạo bởi nhiều xương, cơ và dây chằng khác nhau cho phép bạn sử dụng chúng một cách...

CÚM A: TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN, CHUẨN ĐOÁN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Cúm là một bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Cúm A là một trong bốn loại virus cúm, có...

4 cách xử lý hiệu quả và an toàn khi trẻ sơ sinh bị ho

Mặc dù trẻ sơ sinh bị ho là hiện tượng thường gặp, nhưng không phải ai cũng phân biệt được đâu là...

Bé ngủ hay giật mình phải làm sao? Nguyên nhân, giải pháp

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khiến phụ huynh đau đầu vì muốn con ngủ ngon giấc đã khó, để con ngủ tiếp...