Cẩm Nang | BÉ SƠ SINH BỊ HO LÀ DẤU HIỆU BỆNH GÌ VÀ NÊN XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

BÉ SƠ SINH BỊ HO LÀ DẤU HIỆU BỆNH GÌ VÀ NÊN XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Bé sơ sinh bị ho có nhiều nguyên nhân. Dựa theo các dấu hiệu mà bố mẹ có thể biết được đây là triệu chứng bệnh gì và có cách xử lý sao cho phù hợp. Ho có thể là dấu hiệu cho thấy bé có bệnh về đường hô hấp. Vậy những bệnh đường hô hấp phổ biến ở trẻ là gì?

1/ Nhận biết bệnh và cách xử lý

Bé bị ho do cảm lạnh, cảm cúm

Khi bé bị cảm lạnh hay cảm cúm, bạn sẽ thấy hiện tượng bé bị ho liên tục. Đặc điểm của ho do bị cảm đó là:

  • Nghẹt mũi.
  • Đau họng, khó nuốt.
  • Ho khan.
  • Tùy vào mức độ của bệnh cảm lạnh mà bé có thể có các triệu chứng khác như: ho có đờm nhớt, sốt nhẹ vào ban đêm.
  Tất tần tật thông tin về bệnh sởi ở trẻ sơ sinh

Những điều bạn cần làm khi thấy trẻ bị cảm lạnh:

Cho trẻ bú đủ. Ngoài việc cho trẻ bú đầy đủ, bạn có thể cho bé uống thêm chút nước. Khi cung cấp một lượng nước cho cơ thể có tác dụng làm loãng dịch đờm giúp bé ho và tống đờm ra ngoài dễ dàng hơn.

Không tự ý sử dụng thuốc ho cho bé. Các bác sĩ thuộc Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo bố mẹ không nên tự ý cho trẻ dưới 6 tuổi dùng thuốc ho và thuốc trị cảm lạnh. Vì chúng ẩn chứa những tác dụng phụ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.

Cách giảm ho: Nếu bé bị ho do nghẹt mũi (ngạt mũi), bạn có thể dùng nước muối sinh lý làm sạch mũi bé hay dùng máy phun sương để tạo độ ẩm trong không khí giúp bé dễ thở hơn. Với bé trên 1 tuổi, bạn có thể cho bé uống mật ong pha với nước ấm để làm loãng đờm.

Sử dụng thuốc hạ sốt. Cảm lạnh thường có triệu chứng sốt. Lúc này bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt dành cho trẻ sơ sinh. Nhưng nếu thấy bé sốt cao hơn 38°C và có dấu hiệu mệt mỏi, lừ đừ, bỏ bú, quấy khóc… thì hãy đưa bé đi khám ngay. Vì trẻ em dưới 4 tháng tuổi bị sốt cao có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, không nên tự ý điều trị tại nhà.

Sử dụng thuốc hạ sốt khi bé bị sốt cao

Dùng thuốc hạ sốt cho bé khi bị sốt cao

Bé bị ho do viêm thanh khí phế quản

Trẻ sơ sinh bị ho và thở khò khè có thể là do bị viêm thanh khí phế quản. Chứng viêm khiến lớp màng khí quản sưng lên gây nên tình trạng khó thở. Bệnh thường xảy ra vào ban đêm nên có thể khiến bé khó chịu, quấy khóc. Đặc điểm của bệnh:

  • Bé thở yếu.
  • Ho từng cơn ngắn và tiếng ho khá lớn.
  • Tiếng thở khò khè, nghe như tiếng huýt sáo.
  • Da trở nên tái xanh.
  • Khi tình trạng khó thở nặng hơn, bé sẽ cố vận động các cơ quanh mũi, cổ và cánh tay.

Tình trạng viêm tắc thanh quản ở trẻ sẽ tự giảm sau 3 – 5 ngày. Nếu sau thời gian này tình hình vẫn chưa thuyên giảm, bạn nên đưa bé đi bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu trẻ ho lâu ngày không dứt

Nên đưa trẻ đi khám nếu tình trạng ho không thuyên giảm

2/ Trường hợp nào cần đưa trẻ đi viện?

Trẻ bị ho có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng nếu thấy con bạn có một trong các dấu hiệu sau, bạn nên đưa trẻ đi khám:

  • Ho nhiều lần không dứt (nhất là trẻ dưới 4 tháng tuổi).
  • Ho khan, có các dấu hiệu của bệnh cảm lạnh kéo dài hơn 5 – 7 ngày nhưng không thấy sốt.
  • Ho khan, ho có đờm kèm theo các triệu chứng của bệnh cảm lạnh và sốt từ 38°C trở lên.
  • Thở khò khè hoặc thở nhanh.
  • Ho kịch phát, đột ngột và kéo thành từng cơn.
  • Da xanh hay tím tái.

Vì sức đề kháng còn kém, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ luôn là đối tượng dễ bị nhiễm các bệnh về đường hô hấp nhất. Điều bố mẹ cần làm, ngoài việc tự tìm hiểu và trang bị thông tin, kiến thức về sức khỏe con trẻ thì không nên tùy tiện cho trẻ uống thuốc khi thấy trẻ bệnh. Nếu không chắc chắn bé sơ sinh bị ho là bệnh gì, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có cách điều trị kịp thời.

Nguồn tham khảo: https://hellobacsi.com/nuoi-day-con/nhi-khoa/van-de-ho-hap-tre-em/giai-ma-khi-tre-so-sinh-bi-ho/

Các bài viết khác

SỐT CAO VÀ TIÊU CHẢY Ở NGƯỜI LỚN KHẮC PHỤC NHƯ THẾ NÀO?

Sốt cao và tiêu chảy khá phổ biến ở người lớn. Khi gặp hiện tượng này, người bệnh thường khó chịu, mệt...

BỊ THUỶ ĐẬU CÓ SỐT KHÔNG? THỜI GIAN KÉO DÀI VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Thủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm khá phổ biến ở nước ta. Thế nhưng không phải ai cũng có đủ hiểu...

BÉ BỊ SỐT SIÊU VI: LÀM GÌ ĐỂ HẠ SỐT NHANH & AN TOÀN

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị nhiễm sốt siêu vi do sức đề kháng còn non yếu. Tuy nhiên bố mẹ...

MÁCH MẸ NHỮNG MŨI TIÊM CHỦNG CẦN THIẾT CHO TRẺ SƠ SINH KHÔNG THỂ BỎ QUA

Chích ngừa cho trẻ sơ sinh là điều cần thiết mà bố mẹ nên thực hiện để phòng tránh trẻ không bị...

ĐAU KHỚP TAY: TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

Bàn tay được cấu tạo bởi nhiều xương, cơ và dây chằng khác nhau cho phép bạn sử dụng chúng một cách...

TRẺ BỊ TIÊU CHẢY CẤP: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU & CÁCH CHĂM SÓC

Trẻ bị tiêu chảy cấp là hiện tượng đi ngoài bất thường, kèm các dấu hiệu mệt mỏi, sốt… Nếu biết cách xử...