Cẩm Nang | TRẺ SƠ SINH THỞ KHÒ KHÈ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG: NGUYÊN NHÂN & CÁC ĐIỀU CẦN LƯU Ý

TRẺ SƠ SINH THỞ KHÒ KHÈ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG: NGUYÊN NHÂN & CÁC ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Trẻ sơ sinh thở khò khè báo hiệu trẻ đang gặp vấn đề về hô hấp. Nguyên nhân của hiện tượng này từ đâu? Cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh như thế nào và khi nào nên đưa trẻ đi thăm khám bác sỹ? Thông tin dưới đây sẽ giúp ích cho bố mẹ.

1/ Khi nào bé thở khò khè?

Bố mẹ dễ phát hiện trẻ thở khò khè bằng cách áp sát tai gần miệng trẻ (nghe tiếng thở của trẻ gần giống như tiếng ngáy, có âm sắc trầm). Tình trạng khó thở nặng hơn làm tiếng thở của trẻ kéo dài, gắng sức.

Bạn cần phân biệt tiếng thở khò khè với tiếng thở do bị nghẹt mũi ở trẻ. Do trẻ sơ sinh thở chủ yếu bằng mũi, mà kích thước lỗ mũi trẻ còn nhỏ và rất dễ bị tắc khi trẻ bị cảm ho (tiếng thở của trẻ nghe khụt khịt). Lúc này bạn có thể dùng 2-3 giọt nước muối nhỏ mũi cho trẻ. Khi hết nghẹt mũi, tiếng thở của trẻ sẽ êm dịu trở lại.

  NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĐAU NHỨC KHỚP XƯƠNG VÀO MÙA LẠNH

2/ Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị khò khè

Trẻ sơ sinh bị khò khè là do có bệnh lý gây tắc nghẽn đường hô hấp dưới (từ đoạn khí quản ngực đến các phế quản nhỏ). Các bệnh thường gặp có thể là: Bệnh hen suyễn (hen phế quản), viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phổi.

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, viêm tiểu phế quản thường gặp hơn. Còn ở trẻ trên 18 tháng tuổi, nguyên nhân thở khò khè hay gặp nhất là hen suyễn.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị khò khè

Trẻ sơ sinh thở khò khè có thể do bệnh về đường hô hấp

 

Những nguyên nhân hiếm gặp khác: dị vật đường thở, lao, phù phổi, trẻ mắc một số dị tật bẩm sinh ở phế quản, phế quản bị chèn ép (do mạch máu bất thường, xuất hiện u, hạch gần phế quản). Biểu hiện đặc trưng đó là trẻ thở khò khè dai dẳng không thuyên giảm.

3/ Trẻ sơ sinh thở khò khè có nguy hiểm không?

Điều này tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng thở khò khè ở trẻ. Bố mẹ cần chú ý lắng nghe tiếng thở của bé nếu có các đặc điểm sau:

Trẻ thở nghe như tiếng huýt sáo

Mũi của trẻ có lỗ thông khí nhỏ nên chỉ cần có một ít nước nhầy hay sữa bột “lạc” vào cũng làm cho lỗ thông khí bị thu hẹp lại, cản trở đường thở và tạo nên những âm thanh lạ như tiếng huýt sáo khi trẻ hít thở. Điều này sẽ chấm dứt khi bạn thông mũi cho bé.

Trẻ thở nghe khàn khàn

Đây là tình trạng nước nhầy nghẽn ở thanh quản làm trẻ sơ sinh bị khò khè, phát ra âm thanh khàn khàn lúc thở. Có thể đây là dấu hiệu của bệnh viêm thanh khí phế quản – một chứng bệnh làm phù nề thanh quản, khí quản, làm cho đường dẫn khí dưới dây thanh âm bị hẹp đi, khiến hơi thở của trẻ nặng nề hơn.

Trẻ bị thở dốc

Nếu bị viêm phổi, trẻ có thể thở nhanh và thở dốc một cách bất thường. Viêm phổi chủ yếu do virus hay vi khuẩn làm tích tụ các chất nhầy bên trong các phế nang. Đôi khi bạn sẽ thấy trẻ thở dốc kèm theo các triệu chứng như xanh tím mặt và ho kéo dài.

Trẻ sơ sinh thở khò khè có nguy hiểm không?

Trẻ thở khò khè không dứt cần được đưa đi khám

4/ Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị khò khè?

Nếu xác định trẻ sơ sinh bị khò khè do nghẹt mũi, dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi sẽ giúp bé dễ thở hơn.

Tuy nhiên với trẻ dưới 3 tháng tuổi bị thở khò khè, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra vì có thể đây là dấu hiệu bệnh lý liên quan đường hô hấp.

Nếu bạn thấy trẻ bị khò khè khó thở kéo dài trên 4 tuần, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám vì trong nhiều trường hợp để xác định nguyên nhân cần phải thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu như chụp X quang, siêu âm, đo hô hấp ký, chụp CT ngực, nội soi đường hô hấp…

Thấy trẻ sơ sinh thở khò khè, bố mẹ không nên tự ý dùng thuốc, kể cả các loại  kháng sinh, long đờm, kháng viêm… để điều trị bởi có nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe còn non nớt của trẻ.

Nguồn tham khảo:

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/tre-bi-kho-khe-nhan-dien-dau-hieu-bat-thuong/

Các bài viết khác

HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ SỐT CAO CO GIẬT Ở TRẺ EM DƯỚI 6 TUỔI

Sốt cao giật mình (co giật) là hiện tượng bất thường ở trẻ cần được theo dõi và điều trị kịp thời....

VÌ SAO TRẺ KHÓC ĐÊM & LỜI KHUYÊN DÀNH CHO BỐ MẸ

Trẻ khóc đêm là hiện tượng thường gặp nhưng cũng là điều khiến bố mẹ mệt mỏi, mất ngủ. Vì sao trẻ...

TRẺ MẤY THÁNG MỌC RĂNG? DẤU HIỆU TRẺ MỌC RĂNG MẸ CẦN LƯU Ý

Trẻ mọc răng là dấu mốc quan trọng cho thấy trẻ đã sẵn sàng chuyển sang chế độ ăn dặm thay vì...

BÍ QUYẾT CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU LÀM MẸ

Lần đầu làm mẹ, chắc chắn các bà mẹ sẽ gặp không ít bỡ ngỡ trong quá trình chăm sóc con. Do...

KỸ NĂNG CẦN BIẾT KHI CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH TỪ 0-6 THÁNG TUỔI

Chăm sóc trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời đòi hỏi mẹ ngoài việc có kiến thức về đặc điểm sinh...

TRẺ BỊ NÔN LIÊN TỤC, KHÔNG SỐT: NGUYÊN NHÂN & 5 ĐIỀU BỐ MẸ CẦN LÀM NGAY

Trẻ bị nôn liên tục là phản ứng bất thường của cơ thể cảnh báo trẻ đang gặp vấn đề nào đó....