Cẩm Nang | Đau khớp háng: Những phương pháp điều trị hiệu quả

Đau khớp háng: Những phương pháp điều trị hiệu quả

Háng là khu vực quan trọng trong việc di chuyển và hoạt động của chân. Đau khớp háng có thể ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát và đi lại của người bệnh. Nguyên nhân chính gây ra đau khớp háng thường là do chấn thương cơ học như va đập, rối loạn cơ hoặc gân. Việc đánh giá chính xác nguyên nhân đau khớp háng là quan trọng để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Cùng Hapacol đi tìm hiểu về thông tin này nhé.

1. Hiểu như thế nào về viêm khớp háng?

Viêm khớp háng là tình trạng khi khớp háng bị tổn thương hoặc có rối loạn cân bằng giữa các chu chuyển của khớp, gây ra viêm đau và khó chịu cho người bệnh. Cơn đau thường bắt đầu ở khu vực bị viêm rồi lan dần xuống đùi, chân hay thắt lưng. 

Đau cơ háng, viêm cơ háng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm viêm khớp, thoái hóa khớp, chấn thương, hoặc các bệnh lý khác như bệnh tự miễn, nhiễm trùng, hoặc bệnh lý dây thần kinh. Để điều trị viêm khớp háng, cần xác định nguyên nhân gốc rễ và áp dụng phương pháp điều trị thích hợp, bao gồm thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, liệu pháp vật lý, và trong một số trường hợp thì bệnh nhân cần được phẫu thuật. (1)

Xem thêm: Tình trạng đau nhức xương khớp ở người trẻ 

Hiểu như thế nào về tình trạng viêm khớp háng

Mỏi khớp háng là gì?

2. Những nguyên nhân gây đau khớp háng thường gặp

Sau đây là top các nguyên nhân đau khớp háng mà người bệnh thường gặp phải:

  • Viêm khớp dạng thấp: Tình trạng bệnh này có thể ảnh hưởng đến khớp háng và gây ra các triệu chứng như đau, sưng và cứng khớp. Viêm khớp dạng thấp là một loại bệnh tự miễn, khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các cấu trúc khớp, gây viêm và tổn thương. Khi xuất hiện các triệu chứng viêm khớp dạng thấp tại khớp háng, người bệnh cần điều trị sớm để ngăn ngừa sự tiến triển và biến dạng khớp. 
  • Thoái hóa khớp háng: Đây được xem là một bệnh phổ biến ở người lớn tuổi, khi sụn và xương dưới sụn bị thoái hóa và gây ra sự tiếp xúc trực tiếp giữa các đầu xương. Khi khe khớp hẹp nhỏ và xuất hiện gai xương, tình trạng viêm khớp và đau sẽ trầm trọng hơn. Người bệnh sẽ gặp đau nặng, hạn chế tầm vận động, đặc biệt là trong các động tác liên quan đến khớp háng.
  • Viêm cột sống dính khớp: Đây là một tình trạng viêm mạn tính của cột sống và khớp cùng chậu. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường phổ biến hơn ở nam giới. Khi bệnh tiến triển nặng, nó có thể gây ra ảnh hưởng tới những cơ quan khác trong cơ thể như tim, gan, phổi và các khớp khác như khớp háng, khớp gối và dây chằng. (2)

3. Dấu hiệu phổ biến của đau khớp háng

Các triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe do đau khớp háng gây nên bao gồm:

  • Đi lại khó khăn và khập khiễng do khớp háng chịu lực cơ thể rất nhiều.
  • Đau vùng bẹn và lan dần xuống đùi, có thể lan ra khớp gối, mông hoặc vùng xương đùi. Cơn đau tăng lên khi cử động hoặc đứng lâu.
  • Mệt mỏi và cảm giác tê cứng khi vận động hoặc co duỗi khớp háng.
  • Cảm thấy đau nhói khi xoay người, gập người hay dạng háng, và cơn đau thường giảm khi nghỉ ngơi.
  • Trong giai đoạn tiến triển sau, cơn đau thường xuất hiện dày đặc vào buổi sáng khi thức dậy và khoảng chiều tối. Thay đổi tư thế đột ngột từ ngồi sang đứng hoặc di chuyển nhiều có thể gây đau nhói. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn, cơn đau có thể xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa. (1)

Xem thêm: Những điều cần biết khi đau nhức khớp xương mùa lạnh

4. Những phương pháp chẩn đoán tình trạng đau khớp háng

Mỗi một căn bệnh đều sẽ có các cách chẩn đoán riêng và tình trạng đau khớp háng cũng vậy: 

  • Chẩn đoán hình ảnh: Thông qua chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang và MRI sẽ giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây viêm đau khớp háng như chấn thương hoặc bệnh lý. 
  • Chẩn đoán bằng xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu cũng rất quan trọng để xác định tình trạng viêm đau khớp háng có liên quan đến nhiễm trùng hay không, và cũng giúp xác định nguyên nhân gây bệnh khác như viêm khớp dạng thấp, thiếu canxi và các bệnh khác.(1)
Những phương pháp chẩn đoán tình trạng đau khớp háng

Cải thiện đau khớp háng bằng cách nào?

5. Làm sao để điều trị đau khớp háng?

Để giúp cơ thể của bạn thêm khỏe mạnh, cải thiện tình trạng đau khớp háng hiệu quả, bạn có thể tham khảo các phương pháp điều trị cơ bản như sau:

5.1 Điều trị đau khớp háng tại nhà

Kiểm soát cân nặng cũng là tiêu chí rất quan trọng để giảm áp lực lên khớp háng. Người bị thừa cân hoặc béo phì nên tuân thủ chế độ ăn uống khoa học và thực hiện vận động lành mạnh để duy trì trọng lượng ổn định.

Ngoài ra, đi bộ cũng là một hoạt động thể thao phù hợp cho người bị đau khớp háng. Đi bộ giúp giảm cường độ tác động lên khớp, đồng thời tăng cường sự linh hoạt của cơ khớp và cải thiện sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, nếu đau khớp háng trở nên nghiêm trọng hoặc không giảm sau khi tập thể dục, nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.(3)

Xem thêm: 7 cách trị đau khớp gối tại nhà an toàn và hiệu quả

5.2 Điều trị đau khớp háng bằng thuốc

Trong trường hợp triệu chứng đau khớp háng nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) chứa thành phần như ibuprofen, acetaminophen, naproxen để giảm đau và kiểm soát viêm. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần được hướng dẫn và theo sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị. (3)

Thuốc giảm đau khớp háng

Sử dụng thuốc Hapacol đau nhức để giảm đau khớp háng

5.3 Điều trị đau khớp háng bằng Đông y

Theo quan điểm Đông y, viêm khớp háng có thể được giải thích bằng tình trạng tắc nghẽn trong vận hành khí huyết hoặc do chức năng tạng phủ suy yếu. Một số bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp chữa căng cơ háng bằng bài thuốc cổ truyền để giải tỏa sự tắc nghẽn và bổ dưỡng khí huyết, mạnh gân xương.

Tuy nhiên, việc sử dụng bài thuốc cổ truyền trong viêm khớp háng cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn và giám sát của bác sĩ hoặc chuyên gia Đông y có kinh nghiệm. Việc này đảm bảo rằng phương pháp chữa trị phù hợp và an toàn cho từng trường hợp cụ thể.(3)

5.4 Vật lý triệu liệu giảm đau khớp háng

Vật lý trị liệu là chương trình tập luyện phù hợp và sử dụng các thiết bị hiện đại như nhiệt trị liệu, laser, sóng xung kích có thể được thiết kế để thúc đẩy tuần hoàn máu, tái tạo mô khớp và giảm đau khớp háng hiệu quả. Các phương pháp này có thể được áp dụng trong quá trình điều trị viêm khớp háng để cải thiện chức năng và giảm triệu chứng đau.(3)

5.5 Sử dụng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống

Điều trị bảo tồn không xâm lấn là một giải pháp phổ biến – phương pháp trị liệu thần kinh cột sống được sử dụng trong trường hợp đau khớp háng do thoái hóa hoặc lệch cấu trúc xương khớp. Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) là một phương pháp không xâm lấn được áp dụng để cải thiện hiệu quả đau khớp háng.

Phương pháp này tập trung vào việc điều chỉnh và cân bằng cột sống để cải thiện chức năng và giảm triệu chứng đau. Trị liệu thần kinh cột sống có thể giúp giảm căng cơ, giảm viêm, tăng cường tuần hoàn máu và cải thiện sự linh hoạt của khớp.(3)

6. Những cách để phòng ngừa tình trạng đau khớp háng hiệu quả

Dưới đây là top các cách phòng ngừa tình trạng đau khớp háng hiệu quả mà bạn nên thử:

  • Bạn cần thực hiện các bài tập thể dục như tập cơ bụng, tập cơ lưng, tập cơ mông và chân để tăng cường sự ổn định và hỗ trợ cho khớp háng. Nên thực hiện tập luyện đều đặn, ít nhất 3-4 lần mỗi tuần, để duy trì sự linh hoạt và sức khỏe của khớp háng.
  • Người bệnh cũng cần lưu ý về tư thế khi ngồi và đứng để không gây căng thẳng cho khớp háng. Hạn chế lực đè và tác động mạnh đến khớp háng bằng cách tránh những động tác nhảy lên, nhảy xuống hoặc quá tải trọng.
Những cách phòng ngừa tình trạng đau khớp háng

Cần lưu ý về tư thế ngồi

  • Ngoài việc thực hiện chương trình tập luyện và những biện pháp phòng ngừa, người bệnh cũng nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ và điều chỉnh chương trình tập luyện phù hợp.
  • Chế độ nghỉ ngơi hợp lý và đủ giấc ngủ là rất quan trọng để cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm triệu chứng của bệnh. Nên tạo ra một môi trường ngủ thoải mái và đảm bảo đủ giấc ngủ hàng đêm.
  • Luyện tập các bộ môn thể thao có cường độ nhẹ như yoga, bơi lội và đi bộ có thể giúp tăng cường sự dẻo dai của xương khớp và cải thiện chức năng của khớp háng. 
  • Cần tránh thực hiện các bài tập tăng áp lực trực tiếp lên khớp háng như nâng tạ hoặc chạy bộ, để tránh gây căng thẳng và tổn thương cho khớp. (3)

Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh đau khớp vai và các biện pháp phòng ngừa

Vậy là bạn đã cùng với Hapacol đi tìm hiểu các thông tin về đau khớp háng. Hy vọng qua những nội dung chia sẻ trên bạn có thể hiểu hơn về tình trạng bệnh này cũng như tìm kiếm cho mình các cách hỗ trợ cải thiện phù hợp.

Nguồn tham khảo: 

  1. https://tamanhhospital.vn/viem-khop-hang/ 
  2. https://medlatec.vn/tin-tuc/nguyen-nhan-gay-dau-khop-hang-thuong-gap-va-cach-dieu-tri-s68-n23314 
  3. https://acc.vn/nguyen-nhan-dau-viem-khop-hang-va-cach-dieu-tri-hieu-qua/
Các bài viết khác

Cách giảm đau răng khôn hiệu quả nhất mà bạn nên biết

Mọc răng khôn là một quá trình đau đớn và khó chịu mà nhiều người phải trải qua. Tuy nhiên, bạn có...

Lời khuyên dành cho bố mẹ khi trẻ sơ sinh quấy khóc đêm

Trẻ khóc đêm là hiện tượng thường gặp nhưng cũng là điều khiến bố mẹ mệt mỏi, mất ngủ. Vì sao trẻ...

Trẻ sơ sinh thở khò khè: Nguyên nhân và các điều ba mẹ không được chủ quan

Trẻ sơ sinh thở khò khè báo hiệu trẻ đang gặp vấn đề về hô hấp. Nguyên nhân của hiện tượng này từ...

Đau bụng dưới rốn có liên quan đến bệnh lý nào không?

Đau bụng dưới rốn là triệu chứng thường thấy ở mọi đối tượng nên mọi người thường bỏ qua, mặc dù xuất...

Nguyên nhân đau bụng dưới ở nam và cách khắc phục hiệu quả

Đau bụng dưới ở nam là triệu chứng phổ biến, nhưng nam giới lại ít để tâm đến những vấn đề sức...

Đau bụng trên bên phải và những điều bạn cần biết?

Đau bụng là triệu chứng phổ biến ở tất cả mọi người, nhưng ở mỗi một vị trí đau sẽ thể hiện...