Cẩm Nang | NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĐAU NHỨC KHỚP XƯƠNG VÀO MÙA LẠNH

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĐAU NHỨC KHỚP XƯƠNG VÀO MÙA LẠNH

Đau nhức khớp xương, chẳng hạn như đau nhức xương khớp chân, đau nhức khớp gối hay đau nhức xương khớp toàn thân, có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào trong năm, nhưng tình trạng này thường trở nên tồi tệ hơn vào mùa lạnh. Cùng Hapacol tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục cơn đau nhức khớp xương vào mùa lạnh qua bài viết sau.

1. Một số nguyên nhân phổ biến gây đau nhức khớp xương vào mùa lạnh

1.1 Viêm xương khớp

Loại viêm khớp phổ biến nhất là viêm xương khớp. Khi chúng ta lớn tuổi hơn, phần sụn giúp đệm các khớp sẽ dần bị hao mòn, dẫn đến sự cọ xát giữa các xương với nhau. Điều này có thể gây ra những thay đổi cơ học và sinh học dẫn đến các cơn đau nhức xương khớp chân, đau khớp ngón tay hay đau nhức xương khớp toàn thân. Chấn thương gây tổn thương khớp cũng có thể gây ra viêm xương khớp. Các triệu chứng khác của viêm xương khớp bao gồm hiện tương khớp bị sưng, cứng và phát ra tiếng kêu khi bạn cử động.

Đau nhức khớp xương vào mùa lạnh

Đau nhức xương khớp chân do viêm xương khớp

1.2 Viêm khớp dạng thấp

Điều này xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các khớp – thường là ở bàn tay, cổ tay và bàn chân. Các khớp và mô bị viêm sau đó trở nên cứng, đau và sưng. Những người bị viêm khớp dạng thấp có thể trải qua các cơn đau khớp ngón tay và đau nhức xương khớp chân dữ dội và đột ngột, khi các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Họ cũng có thể gặp các triệu chứng chung hơn như mệt mỏi hoặc sụt cân. Nếu bệnh viêm khớp dạng thấp không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ, cũng như tổn thương khớp.

1.3 Hoạt động quá mức và lặp lại

Nguyên nhân phổ biến nhất của đau nhức khớp xương ở những người dưới 50 tuổi là chấn thương do hoạt động quá mức hoặc lặp đi lặp lại, dùng lực nhiều ở các khớp hoặc có các tư thế dễ khiến khớp bị tổn thương, đặc biệt nếu duy trì trong thời gian dài. Thông thường các trường hợp xảy ra là do làm quá sức các hoạt động bình thường hàng ngày, chẳng hạn như xách túi nặng hoặc làm vườn.

1.4 Hàm lượng vitamin D thấp

Vitamin D được tổng hợp trong da do tiếp xúc với tia UVB từ ánh sáng mặt trời. Nó cũng được tìm thấy với số lượng nhỏ trong một số loại thực phẩm, bao gồm gan, cá béo và trứng. Nó cũng được thêm vào một số thực phẩm tăng cường như ngũ cốc, sữa và các chất thay thế sữa. Tuy nhiên, khó có khả năng bạn sẽ nhận đủ lượng vitamin D nếu chỉ từ chế độ ăn kiêng. Vitamin D rất quan trọng đối với sức khỏe của xương và chức năng của cơ bắp. Mức độ vitamin D thấp có thể dẫn đến các cơn đau nhức xương khớp chân, đau khớp ngón tay hay đau nhức xương khớp toàn thân. Khi cường độ ánh sáng mặt trời suy yếu vào mùa lạnh, bạn nên bổ sung 10mcg Vitamin D mỗi ngày.

2. Các cách khắc phục đau nhức khớp xương vào mùa lạnh

2.1 Thực hiện các hoạt động thể chất bình thường 

Đau nhức xương khớp chân hay đau nhức xương khớp toàn thân là một cơ chế bảo vệ để ngăn bạn gây ra thêm tổn thương nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên đắp chăn và bỏ tập thể dục hoàn toàn vào mùa lạnh. Trong thực tế, duy trì hoạt động thể chất là rất quan trọng. Việc di chuyển và vận động sẽ giúp các khớp linh hoạt và cơ bắp chắc khỏe, từ đó làm giảm cơn đau. Khi trời lạnh, bạn có thể cân nhắc tập thể dục trong nhà.

2.2 Uống nhiều nước

Giữ cho cơ thể đủ nước luôn là điều cần thiết, nhưng nó đặc biệt quan trọng vào mùa lạnh. Mọi người thường nghĩ nên uống nhiều nước hơn khi trời nắng và nóng, nhưng khi trời lạnh, không khí khô sẽ khiến bạn mất nước, mệt mỏi và đau nhức xương khớp toàn thân. Hãy cố gắng uống khoảng tám cốc nước mỗi ngày để cơ thể không bị thiếu nước.

2.3 Xoa bóp

Xoa bóp là một cách hữu hiệu giúp làm dịu cơn đau nhức khớp xương. Phần lớn các cơn đau này xuất phát từ khớp và từ các cơ xung quanh khớp. Việc xoa bóp kéo dài khoảng một giờ, mỗi tuần một lần trong ít nhất tám tuần đã được chứng minh là giảm đau nhức xương khớp chân và các cơn đau nhức khớp xương khác.

2.4 Sử dụng thuốc giảm đau nhức xương khớp

Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau nhức xương khớp như paracetamol hoặc thuốc giảm đau chống viêm không steriod (NSAID) như ibuprofen, naproxen để đối phó với cơn đau nhức khớp xương khi tình trạng trở nặng vào mùa lạnh. Để tránh tác dụng phụ, hãy luôn nhớ dùng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất. Hapacol là thương hiệu uy tín mà bạn có thể tin dùng với các dòng thuốc giảm đau như Hapacol 650, Hapacol đau nhức, Hapacol Pain… giúp giảm đau hiệu quả.

Thuốc giảm đau nhức xương khớp

Điều trị đau nhứ khớp xương bằng thuốc giảm đau nhức xương khớp

Nguồn tham khảo:

https://www.axahealth.co.uk/health-information/musculoskeletal/overcoming-winter-aches-and-pains/

Các bài viết khác

Bé ho nhiều về đêm: Nguyên nhân và cách trị ho hiệu quả

Khi tiết trời trở lạnh, bố mẹ hay thấy trẻ bị ho về đêm, trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt...

CÁC THÓI QUEN TAI HẠI KHIẾN BẠN BỊ ĐAU NHỨC 1 BÊN VAI TRÁI

Đau nhức 1 bên vai trái có thể là kết quả của một chấn thương trong quá trình tập thể hình, nhưng...

TÌM HIỂU CÁC BỆNH LÝ VỀ ĐAU NHỨC MU BÀN TAY VÀ ĐẦU NGÓN TAY

Bàn tay và bàn chân của con người là một cấu trúc phức tạp và tinh tế. Các cơ và khớp ở...

5 CÁCH LÀM GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP TẠI NHÀ

Có nhiều phương pháp điều trị đau xương khớp tại nhà như: tập thể dục, chườm nóng và chườm lạnh, massage, tinh bột nghệ...

SỐT CAO VÀ TIÊU CHẢY Ở NGƯỜI LỚN KHẮC PHỤC NHƯ THẾ NÀO?

Sốt cao và tiêu chảy khá phổ biến ở người lớn. Khi gặp hiện tượng này, người bệnh thường khó chịu, mệt...

BÉ SƠ SINH BỊ HO LÀ DẤU HIỆU BỆNH GÌ VÀ NÊN XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Bé sơ sinh bị ho có nhiều nguyên nhân. Dựa theo các dấu hiệu mà bố mẹ có thể biết được đây...