Cẩm Nang | TÌM HIỂU VỀ THUỐC GIẢM ĐAU HẠ SỐT CHỐNG VIÊM KHÔNG STEROID

TÌM HIỂU VỀ THUỐC GIẢM ĐAU HẠ SỐT CHỐNG VIÊM KHÔNG STEROID

Thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm không steroid (thuốc giảm đau NSAID) thường được nhiều người sử dụng khi bị đau đầu, cảm cúm, đau cơ… Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nguy cơ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc. Hãy cùng tìm hiểu về thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm không steroid qua bài viết dưới đây.

 1. Thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm không steroid là gì?

Thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm không steroid (thuốc giảm đau NSAID) là loại thuốc có công dụng giảm đau, kháng viêm và hạ sốt có thể là thuốc không kê đơn hoặc kê đơn. Thuốc thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng đau đầu, đau bụng kinh, bong gân và căng cơ, cảm lạnh và cúm, viêm khớp và các nguyên nhân khác gây đau trong thời gian dài. Mặc dù thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm không steroid được sử dụng phổ biến nhưng có thể không phù hợp với tất cả mọi người và gây ra một số tác dụng phụ cho người sử dụng.

Hapacol 650 – thuốc giảm đau hạ sốt

NSAID giúp hạ sốt

2. Các loại thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm không steroid phổ biến

Có nhiều loại thuốc giảm đau NSAID không kê đơn và thuốc giảm đau NSAID kê đơn. Bốn loại NSAID phổ biến nhất hiện nay là:

  • Aspirin. Ngoài việc điều trị đau, sốt và viêm, Aspirin cũng có thể làm giảm nguy cơ huyết khối tim mạch
  • Ibuprofen. Ibuprofen có thể điều trị các tình trạng đau mức độ nhẹ và vừa như: đau đầu, đau răng, đau bụng kinh, đau khớp, đau mô mềm trong chấn thương và đau sau phẫu thuật.
  • Celecoxib. Celecoxib thường được sử dụng nhất để điều trị các cơn đau do các dạng viêm khớp khác nhau, bao gồm viêm xương khớp cột sống và viêm khớp dạng thấp. 

Các tình trạng đau mức độ nhẹ và vừa như: đau đầu, đau răng, đau bụng kinh, đau xương khớp, đau mô mềm trong chấn thương và đau sau phẫu thuật.

3. Cơ chế hoạt động của thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm không steroid

Cơ chế tác động của các thuốc giảm đau NSAID liên quan đến sự ức chế enzym cyclooxygenase-1 (COX-1) và/hoặc COX-2. COX-1 xúc tác sản xuất prostaglandin tham gia đến chức năng sinh lý khác nhau (duy trì chức năng thận, bảo vệ niêm mạc trong đường tiêu hóa, kích hoạt tiểu cầu). COX-2 là một phần của phản ứng viêm, gây giãn mạch, ức chế tiểu cầu. Sự ức chế COX-2 của NSAIDs có tác dụng đối với đau, sốt và viêm. Các NSAID không chọn lọc có tác dụng ức chế cả COX-1 và COX-2. Sự ức chế COX-1 làm gia tăng nguy cơ bị vấn đề về hệ tiêu hóa.

Tuy nhiên, prostaglandin cũng có các tác dụng khác trong cơ thể. Chúng giúp duy trì lớp niêm mạc của dạ dày và ruột, thúc đẩy quá trình đông máu và giúp thận hoạt động bình thường. Vì prostaglandin có nhiều vai trò trong cơ thể, nên việc dùng thuốc giảm đau hạ sốt kháng viêm không steroid để ngăn chặn việc sản xuất prostaglandin có thể có tác động tích cực lẫn tiêu cực.

4. Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm không steroid

Thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm không steroid (thuốc giảm đau NSAID) có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn nếu bạn dùng thuốc với liều lượng lớn hoặc dùng trong thời gian dài. Một số tác dụng phụ có thể không đáng kể và tự biến mất, trong khi những tác dụng phụ khác nghiêm trọng hơn và cần được chăm sóc y tế.

Các tác dụng phụ phổ biến nhất của thuốc giảm đau NSAID là các triệu chứng về đường tiêu hóa (dạ dày và ruột), chẳng hạn như:

Các tác dụng phụ phổ biến nhất của NSAID là các triệu chứng về đường tiêu hóa (dạ dày và ruột), chẳng hạn như:

  • Đầy hơi.
  • Ợ nóng.
  • Đau dạ dày.
  • Buồn nôn.
  • Nôn mửa.
  • Tiêu chảy và / hoặc táo bón.
Tác dụng phụ của thuốc giảm đau NSAID

Buồn nôn là một tác dụng phụ của thuốc giảm đau NSAID

Các tác dụng phụ khác của thuốc giảm đau NSAID bao gồm:

  • Chóng mặt.
  • Gặp vấn đề với việc giữ thăng bằng.
  • Khó tập trung.
  • Đau đầu nhẹ.
  • Huyết áp cao
  • Tăng men gan (phát hiện qua xét nghiệm máu)

Nếu các triệu chứng này kéo dài hơn một vài ngày, hãy ngưng dùng thuốc giảm đau NSAID và đến gặp bác sĩ.

Ngoài ra, thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm không steroid (ngoại trừ aspirin liều thấp) cũng có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ, ngay cả ở những người khỏe mạnh. 

Nói chung, bạn chỉ nên thỉnh thoảng sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm không steroid (thuốc giảm đau NSAID) thay vì sử dụng hàng ngày, và dùng ở liều thấp nhất có thể, để làm giảm nguy cơ mắc phải các tác dụng phụ nghiêm trọng. Nếu bạn lo lắng hoặc không chắc chắn về các tác dụng phụ có thể xảy ra với mình, hãy trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng thuốc giảm đau NSAID.

Các bài viết khác

Ba mẹ nên làm gì khi trẻ sốt 39 độ tại nhà?

Trẻ sốt cao trên 39- 39.5 độ không phải là một căn bệnh mà do nhiều nguyên nhân khác nhau: phản ứng...

Phân biệt bệnh sởi và rubella

Sởi và rubella tuy cùng là bệnh gây ra do virus, mang tính chất truyền nhiễm và người bệnh đều bị phát...

Sốt siêu vi có tắm được không? Nên ăn gì để mau khỏi bệnh?

Người bị sốt siêu vi có tắm được không là nỗi lo ngại của không ít người khi rơi vào trường hợp...

CÁCH CHĂM SÓC TRẺ SỐT CAO CHƯA RÕ NGUYÊN NHÂN MẸ NÊN BIẾT

Tình trạng trẻ sốt cao từ trên 39 độ không rõ nguyên nhân không hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong những trường...

ĐAU ĐẦU NHẸ CÓ NÊN UỐNG THUỐC GIẢM ĐAU KHÔNG?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau đầu. Các loại đau đầu có thể xuất hiện đột ngột trong vài phút hoặc kéo...

Lưu ý khi cho trẻ sử dụng thuốc thuộc nhóm giảm đau hạ sốt

Sốt là một phản ứng tự vệ của cơ thể trước những tác nhân lạ từ bên ngoài như vi khuẩn, virus…Khi...