Cẩm Nang | Lưu ý khi cho trẻ sử dụng thuốc thuộc nhóm giảm đau hạ sốt

Lưu ý khi cho trẻ sử dụng thuốc thuộc nhóm giảm đau hạ sốt

Sốt là một phản ứng tự vệ của cơ thể trước những tác nhân lạ từ bên ngoài như vi khuẩn, virus…Khi trẻ bị sốt, ba mẹ cần phải ưu tiên làm giảm nhiệt độ cơ thể của trẻ về gần mức bình thường để đảm bảo các mô bên trong cơ thể không bị tổn hại.

Các nhóm giảm đau hạ sốt thông dụng cho trẻ

Phụ huynh có thể cho trẻ sử dụng một trong những nhóm giảm đau hạ sốt phổ biến sau đây:

Paracetamol

Là thuốc phổ biến và thông dụng nhất hiện nay, có tác dụng làm giảm các triệu chứng sốt, đau đầu, cảm cúm. Liều dùng 60mg/kg/ngày hoặc 15mg/kg mỗi 6 giờ hoặc 10mg/kg mỗi 4 giờ. (10 – 15mg/kg cân nặng với mỗi lần uống cách nhau 4-6 giờ). Paracetamol được bào chế ở nhiều dạng, thông dụng nhất là dạng viên đạn và dạng uống (viên nén, siro, gói bột sủi bọt).

Thuốc hạ sốt viên đạn:

  • Thuốc hạ sốt viên đạn thích hợp để sử dụng khi trẻ không uống được thuốc do nôn mửa, sốt cao lên cơn co giật, trẻ không chịu uống thuốc, hoặc khi cần hạ sốt cho trẻ trong lúc trẻ đang ngủ.
  • Lưu ý không dùng thuốc hạ sốt đút hậu môn nếu bị dị ứng với paracetamol hoặc có vấn đề về chức năng gan, thận, bị viêm da vùng hậu môn và chảy máu trực tràng.
  • Cách dùng: Làm lạnh viên thuốc trong ngăn mát tủ lạnh trước khi sử dụng. Nhẹ nhàng đặt thuốc vừa vào hết hậu môn là được. Sau khi đặt thuốc nên cho trẻ nằm yên trong 2-3 phút để thuốc không rơi ra ngoài.
  • Thuốc dạng viên đạn hiện có 3 hàm lượng là 80mg, 150mg và 300mg cho các bé có cân nặng khác nhau. Ba mẹ nên chọn loại phù hợp với mức cân nặng của trẻ.

Dạng uống:

  • Thích hợp khi cần hạ sốt trong lúc trẻ đang thức và có khả năng uống thuốc. Thuốc để uống có nhiều dạng như thuốc dạng gói bột sủi bọt, sirô, viên nén. Đa phần các thuốc đều có vị ngọt và hương thơm trái cây, rất phù hợp với cho các bé.
  • Cách dùng: Đối với dạng sủi bọt thì chỉ cần hòa thuốc vào chén nước đun sôi để nguội, lượng nước vừa đủ theo hướng dẫn sử dụng. Cho trẻ uống ngay sau khi thuốc đã hòa tan hoàn toàn. Với dạng siro thì phụ huynh cần đong lượng thuốc phù hợp theo xilanh hoặc cốc có chia vạch.
  • Phụ huynh có thể chọn mua các sản phẩm của Hapacol do chất lượng thuốc tốt và độ tin cậy cao trên thị trường. Hiện Hapacol đang có các dòng sản phẩm dạng bột sủi bọt và dạng viên nén như Hapacol 250, Hapacol 80, Hapacol 150,… dành riêng cho trẻ em.
Hapacol giảm đau hạ sốt nhanh

Thuốc hapacol giúp trẻ hạ sốt an toàn

Thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm không steriod

Thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm bao gồm ibuprofen, naproxen và ketoprofen và chỉ dành cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Ở trẻ nhỏ hơn, ibuprofen thường gây ra nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là trẻ bị bệnh thủy đậu. Không cho trẻ sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt kháng viêm nếu trẻ mắc phải bất kỳ bệnh nào sau đây:

  • Tiền sử xuất huyết nội tiêu hóa
  • Bệnh thận hoặc gan
  • Phản ứng dị ứng với aspirin hoặc các loại thuốc liên quan
  • Thiếu máu
  • Bệnh đông máu

Ngoài ra, nếu trẻ đang sử dụng thuốc chống đông máu hay corticosteroid (chẳng hạn như prednisone) thì ba mẹ cũng không cho con uống thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm.

  • Liều dùng 20 – 30mg/kg/ngày hoặc 7-10mg/kg mỗi 6 – 8 giờ qua đường uống.
  • Chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ.

Khi dùng thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm không steriod, cần theo dõi tình trạng cơ thể của trẻ thường xuyên vì thuốc thuộc nhóm giảm đau hạ sốt này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Xem thêm: Cần đưa trẻ bị sốt đi khám Bác sĩ – Bệnh viện

Lưu ý chung khi dùng thuốc thuộc nhóm giảm đau hạ sốt cho trẻ em 

  • Không tự ý dùng thuốc thuộc nhóm giảm đau hạ sốt cho trẻ dưới 3 tháng tuổi khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Trẻ dưới 3 tháng tuổi muốn dùng thuốc phải được bác sĩ hướng dẫn cụ thể.
Lưu ý khi dùng thuốc thuộc nhóm giảm đau hạ sốt

Không tự ý dùng thuốc thuộc giảm đau hạ sốt cho trẻ dưới 3 tháng

  • Chỉ dùng thuốc giảm đau hạ sốt nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C.
  • Liều lượng thuốc giảm đau hạ sốt cần dựa trên cân nặng thực tế của trẻ thay vì tháng, tuổi. Sử dụng thuốc đúng liều sẽ giúp đảm bảo tính hiệu quả của thuốc và an toàn cho trẻ.
  • Phụ huynh cần giữ bình tĩnh nếu thấy trẻ đã uống thuốc giảm đau hạ sốt nhưng chưa hạ sốt ngay. Trong trường hợp này, phụ huynh cần tuân thủ thời gian giữa 2 lần sử dụng thuốc (dù là thuốc ở dạng viên đạt, siro, viên nén hay gói bột sủi bọt) để đề phòng tình trạng trẻ uống thuốc quá liều, dẫn đến ngộ độc thuốc gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Thuốc giảm đau hạ sốt phải còn hạn sử dụng và có xuất xứ rõ ràng.
  • Tuyệt đối không sử dụng paracetamol đồng thời với ibuprofen vì điều này sẽ làm tăng độc tính của thuốc.
  • Cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị ngay nếu trẻ xuất hiện một trong số các triệu chứng sau:
    • Sốt cao trên 40 °C hoặc sốt liên tục trong 72h.
    • Sốt kèm theo tình trạng co giật.
    • Trẻ bị khó thở, cơ thể tím tái.

Xem thêm: Hapacol giảm đau hạ sốt dành cho trẻ em

 

Các bài viết khác

TÌM HIỂU VỀ THUỐC GIẢM ĐAU HẠ SỐT CHỐNG VIÊM KHÔNG STEROID

Thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm không steroid (thuốc giảm đau NSAID) thường được nhiều người sử dụng khi bị đau...

CÁCH CHĂM SÓC TRẺ SỐT CAO CHƯA RÕ NGUYÊN NHÂN MẸ NÊN BIẾT

Tình trạng trẻ sốt cao từ trên 39 độ không rõ nguyên nhân không hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong những trường...

ĐAU ĐẦU NHẸ CÓ NÊN UỐNG THUỐC GIẢM ĐAU KHÔNG?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau đầu. Các loại đau đầu có thể xuất hiện đột ngột trong vài phút hoặc kéo...

Cách dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, hạ sốt an toàn | Hapacol

Thuốc giảm đau, kháng viêm, hạ sốt (NSAID) là một trong những loại thuốc thiết yếu nên có trong tủ thuốc gia...

Sốt xuất huyết bị ngứa có nguy hiểm không?

Sốt xuất huyết bị ngứa là dấu hiệu cho thấy bệnh nhân đang trong giai đoạn hồi phục, hoàn toàn bình thường...

Nguyên nhân, cách chăm sóc, điều trị và phòng ngừa bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm rất phổ biến trên thế giới trong nhiều năm qua. Theo ước tính, mỗi năm có...