Cẩm Nang | Cách dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, hạ sốt an toàn | Hapacol

Cách dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, hạ sốt an toàn | Hapacol

Thuốc giảm đau, kháng viêm, hạ sốt (NSAID) là một trong những loại thuốc thiết yếu nên có trong tủ thuốc gia đình. Tuy nhiên, bạn cần phải biết cách sử dụng để thuốc có thể phát huy tối đa hiệu quả mà không gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng.

Khi nào nên sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt kháng viêm?

Thuốc giảm đau kháng viêm NSAIDs là nhóm các thuốc có công dụng chống đau, giảm viêm và hạ sốt. Chúng hoạt động theo cơ chế can thiệp vào cấu trúc của các enzyme (cyclooxygenase – COX) trong cơ thể. Loại enzyme này có chức năng kiểm soát quá trình sản sinh chất hóa học prostaglandin. Đây là một loại chất tham gia vào các phản ứng tế bào cũng như những quá trình sinh lý bệnh.

Enzyme COX được chia thành 2 loại đó là COX-1 và COX-2. COX-1 thường hoạt động trong đường tiêu hóa giúp bảo vệ dạ dày trước tác động của axit trong dịch vị. Ngoài ra COX-1 còn hiện diện trong máu và chịu trách nhiệm nhưng tụ tiểu cầu. Trong khi đó COX-2 giữ nhiệm vụ kiểm soát sự giải phóng prostaglandin. Nếu prostaglandin bị phóng thích vào não thì có thể khiến người bệnh bị sốt, đau và viêm.

Sử dụng các loại thuốc giảm đau kháng viêm NSAIDs cũng là một biện pháp điều trị hiệu quả đối với những tình trạng bệnh lý mạn tính lâu dài như viêm khớp (viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp) hay các bệnh lý khác. Ngoài ra nhóm thuốc này còn được dùng trong các trường hợp đau sau phẫu thuật, đau nửa đầu và khi cần hạ sốt.

Nguyên tắc sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt kháng viêm

Lựa chọn thuốc phù hợp

Bạn nên bắt đầu bằng loại NSAID có ít tác dụng phụ không mong muốn nhất. Việc lựa chọn thuốc sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi người. Cần thận trọng nếu bạn nằm trong nhóm các đối tượng có nguy cơ cao (xem bên dưới) và nên cân nhắc giữa lợi và hại khi dùng thuốc.

Khi sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm, theo nguyên tắc, bạn nên dùng liều thấp nhất có hiệu quả và trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể. Mục đích là để giảm đau và giảm viêm nhưng ít có nguy cơ phát triển tác dụng phụ nhất. Tuy nhiên, một số người sử dụng NSAID trong một thời gian dài – ví dụ, NSAID giúp làm giảm đáng kể các triệu chứng ở những người bị viêm khớp. Trong trường hợp này, việc cần thiết phải điều trị lâu dài nên được bác sĩ xem xét theo từng giai đoạn.

Thuốc giảm đau hạ sốt kháng viêm là loại thuốc thiết yếu nên có trong tủ thuốc của mỗi gia đình

Sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt kháng viêm đúng cách

Tham khảo bác sĩ trước khi dùng thuốc giảm đau hạ sốt kháng viêm

Trước khi bắt đầu sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt kháng viêm, bạn nên tính đến nguy cơ mắc phải các tác dụng phụ nghiêm trọng về tim mạch (tim, mạch máu) và đường ruột. Phải theo dõi các tai biến dạ dày, gan, thận, máu, huyết áp cao, các vấn đề về tim và phát ban. Không sử dụng đồng thời hai hoặc nhiều loại NSAID, vì điều này có thể không tăng hiệu quả mà còn gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Bạn nên báo cho dược sĩ hoặc bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc kê đơn và không kê đơn mà bạn đang dùng. Họ sẽ cho bạn biết liệu NSAID có an toàn cho bạn hay không vì NSAID có thể tương tác với một số loại thuốc bao gồm thuốc được sử dụng để điều trị trầm cảm và huyết áp cao.

Một số nguyên tắc khác

  • Bạn nên chọn NSAID đường uống do thuốc được cơ thể hấp thu dễ dàng hơn qua đường tiêu hóa.
  • Uống thuốc giảm đau hạ sốt kháng viêm cùng với thức ăn hoặc ngay sau khi ăn để ngăn ngừa tình trạng đau dạ dày.
  • Bạn phải luôn tuân theo hướng dẫn sử dụng của loại thuốc giảm đau hạ sốt kháng viêm mà bạn đang uống vì mỗi loại thuốc đều khác nhau.
  • Không dùng thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm nếu bạn dùng aspirin hàng ngày vì nó có thể ngăn chặn hiệu quả của aspirin.
  • Cần kết hợp NSAID với thuốc giảm đau (nhóm paracetamol) và cố gắng tìm hiểu, điều trị nguyên nhân gây bệnh.
  • Bạn nên thử dùng paracetamol trước khi dùng thuốc giảm đau hạ sốt kháng viêm. Paracetamol là loại thuốc giảm đau có hiệu quả cao và ít gây ra các tác dụng phụ. Mặc dù paracetamol không làm giảm viêm nhưng thường được dùng trong các tình trạng cơ và khớp gây đau nhưng ít viêm.

Xem thêm: Những điều cần biết về nhóm thuốc giảm đau, chống viêm, hạ sốt không STEROID

Thận trọng khi sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt kháng viêm

Cách cơ thể phản ứng với thuốc giảm đau hạ sốt kháng viêm sẽ khác nhau ở mỗi người và một số người sẽ có thể gặp phải các tác dụng phụ do thuốc gây ra. Dưới đây là một số điểm cần thận trọng khi sử dụng thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm:

  • Rượu không có tương tác với những loại thuốc giảm đau cụ thể này, mặc dù uống rượu quá nhiều trong khi sử dụng NSAID có thể gây kích ứng ruột và làm tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày bên trong.
  • Sử dụng NSAID ở liều lượng lớn và trong thời gian dài khiến cho một số tác dụng phụ dễ xảy ra hơn.
  • Bạn không nên dùng NSAID đồng thời với thuốc chống đông máu.
  • Trẻ em dưới 16 tuổi và người trên 65 tuổi nên tránh dùng thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm.
Phụ nữ có thai không nên sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm

Phụ nữ có thai không nên sử dụng NSAID

Những ai không nên sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt kháng viêm?

Những nhóm đối tượng sau đây có thể cần phải tránh sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt kháng viêm hoặc chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ:

  • Những người bị dị ứng, mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Hen suyễn – NSAID có thể khiến căn bệnh này trở nên tồi tệ hơn trong một số trường hợp.
  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
  • Những người bị hoặc có tiền sử bị viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Những người có vấn đề với tim, gan, thận, huyết áp, hệ tuần hoàn hoặc ruột.

 

Nguồn tham khảo: https://youmed.vn/tin-tuc/thuoc-giam-dau-khang-viem-khong-steroid-nsaids/

Các bài viết khác

CÁCH CHĂM SÓC TRẺ SỐT CAO CHƯA RÕ NGUYÊN NHÂN MẸ NÊN BIẾT

Tình trạng trẻ sốt cao từ trên 39 độ không rõ nguyên nhân không hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong những trường...

ĐAU ĐẦU NHẸ CÓ NÊN UỐNG THUỐC GIẢM ĐAU KHÔNG?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau đầu. Các loại đau đầu có thể xuất hiện đột ngột trong vài phút hoặc kéo...

Lưu ý khi cho trẻ sử dụng thuốc thuộc nhóm giảm đau hạ sốt

Sốt là một phản ứng tự vệ của cơ thể trước những tác nhân lạ từ bên ngoài như vi khuẩn, virus…Khi...

Sốt xuất huyết bị ngứa có nguy hiểm không?

Sốt xuất huyết bị ngứa là dấu hiệu cho thấy bệnh nhân đang trong giai đoạn hồi phục, hoàn toàn bình thường...

Nguyên nhân, cách chăm sóc, điều trị và phòng ngừa bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm rất phổ biến trên thế giới trong nhiều năm qua. Theo ước tính, mỗi năm có...

10 cách giảm đau mỏi cơ bắp chân, bắp tay tại nhà hiệu quả

Có những cách giảm đau mỏi cơ bắp chân nhanh chóng thực hiện tại nhà hiệu quả sau khi bạn tập các...