Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khiến trẻ khó thở, thở khò khè, không ngủ được… Vậy mẹ cần làm gì để giúp trẻ giảm tình trạng nghẹt mũi? Dưới đây là một số cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh hữu ích, các mẹ hãy cùng tham khảo nhé!
Nguyên nhân gây nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh có thể gây ra khó khăn trong hoạt động hô hấp qua đường thở. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi do mũi bị dịch nhầy ngăn cản, gây khó khăn trong việc thở qua đường thở. Dịch nhầy có thể tích tụ trong mũi của trẻ. Đây là một tình trạng tự nhiên và thường không đáng lo ngại.
Xem thêm: Cách xử lý trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi
Cảm cúm là một loại bệnh nguyên nhân bởi vi rút gây ra, gây viêm mũi và nghẹt mũi.
Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm cảm cúm từ người lớn hoặc từ những người xung quanh.
Ngoài cảm cúm, một số vi rút khác cũng có thể gây ra bệnh đường hô hấp và nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh. Virus syncytial (RSV) và vi rút cúm (influenza) là những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh đường hô hấp ở trẻ sơ sinh.
Viêm xoang là một tình trạng viêm nhiễm trong các túi xoang xung quanh mũi và mắt, có thể gây nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân chính của viêm xoang là nhiễm trùng vi khuẩn hoặc virus, thường xảy ra khi các kênh thông hơi trong túi xoang bị tắc nghẽn.
Môi trường thiếu độ ẩm và thời tiết khô hanh có thể gây nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh.Ngoài ra, trên sơ sinh cũng có thể bị nghẹt mũi do dị ứng bụi, khói thuốc lá, nước hoa và các món ăn.
Trẻ bị nghẹt mũi có nhiều cách để xử lý, tuy tình trạng này không nguy hiểm nhưng không nên để kéo dài lâu bởi sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khác không tốt cho sức khỏe của trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất.
Sử dụng nước muối sinh lý có tác dụng đào thải dịch nhầy, thông mũi, làm sạch và sát khuẩn mũi hiệu quả. Các mẹ nên nhỏ mũi cho trẻ từ 3 – 5 lần/ngày, tối đa 4 ngày liên tiếp để đảm bảo thông mũi hoàn toàn. Lưu ý không nên sử dụng nước muối sinh lý thường xuyên trong thời gian dài vì rất dễ gây khô mũi và khiến mũi trẻ trở nên nhạy cảm hơn. Tư thế nhỏ nước muối đúng cách là mẹ hãy đặt bé nằm ngửa, nhỏ mỗi bên mũi một vài giọt, chờ khoảng vài phút và cuối cùng là lau sạch nước muối bị thừa chảy ra ngoài.
Nếu trẻ bị nghẹt mũi lâu ngày, dịch mũi nhiều và đặc, thì bạn có thể dùng cụ hút mũi cho bé. Cách làm: đầu tiên cho nước muối sinh lý vào để làm loãng dịch trong khoang mũi, sau đó dùng bóng bóp để đẩy hết không khí ra ngoài rồi đưa đầu hút vào trong mũi bé sau đó từ từ nhả bóng. Nhớ lây giấy lau sạch đầu hút trước khi tiếp tục với bên còn lại. Sau khi làm xong, bạn vệ sinh mũi cho bé cũng như dụng cụ hút mũi. Để có thể tái sử dụng lần sau, dụng cụ hút mũi nên được tiệt trùng bằng xà phòng dịu nhẹ và ngâm rửa qua nước sôi. Áp dụng cách này khoảng 1 – 3 lần/ngày, không nên hút mũi quá nhiều lần sẽ dễ tổn thương niêm mạc mũi, gây kích ứng cho trẻ.
Đây là cách trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh giúp dịch mũi loãng ra và dễ trôi ra ngoài hơn. Bạn nên massage cánh mũi cho bé sau khi đã nhỏ nước muối sinh lý. Cách làm là dùng ngón cái và ngón trỏ chà nhẹ vào 2 bên cánh mũi. Thực hiện động tác này nhiều lần sẽ giúp đường thở của bé được lưu thông dễ dàng hơn, giảm các dấu hiệu ngạt mũi ở trẻ nhỏ.
Việc sử dụng phương pháp xông hơi có thể mang lại nhiều lợi ích cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi do cảm lạnh. Phương pháp này giúp loãng dịch nhầy trong mũi, làm ấm mũi, giảm triệu chứng ho và tình trạng nghẹt mũi. Một trong những ưu điểm của phương pháp này là không tác động trực tiếp vào mũi của trẻ, giúp tránh làm tổn thương niêm mạc mũi nhạy cảm của trẻ sơ sinh.
Để thực hiện phương pháp xông hơi, bạn có thể bắt đầu bằng cách chuẩn bị một cái chậu và nước nóng. Đổ nước nóng vào chậu và đặt chậu ở một khoảng cách an toàn để tránh nguy cơ bỏng cho trẻ. Sau đó, hãy đặt trẻ ngồi gần chậu, sao cho hơi nước có thể lan tỏa vào mũi của trẻ. Ngoài ra nếu bạn không có thời gian thì bạn có thể tìm những loại thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh bị ngạt mũi có rất nhiều trên thị trường.
Xem thêm: Cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm
Ngoài những nguyên nhân gây nghẹt mũi và sốt nhẹ đã được đề cập ở trên, có một số phương pháp khác có thể áp dụng để giúp trẻ dễ thở hơn và ngủ sâu giấc hơn. Điều này rất có ích đối với tình trạng trẻ sơ sinh ngạt mũi về đêm. Một trong số đó là nâng cao gối đầu cho trẻ khi ngủ.
Khi trẻ bị nghẹt mũi, việc nâng cao gối đầu có thể giúp làm giảm sự tắc nghẽn và cải thiện thông khí thông qua đường hô hấp. Khi đầu của trẻ được nâng cao, điều này sẽ làm giảm áp lực lên niêm mạc mũi và xoang mũi. Nhờ thế mà sẽ giúp giảm sưng viêm và tắc nghẽn cho phép không khí lưu thông dễ dàng hơn.
Việc nâng cao gối đầu có thể được thực hiện bằng cách đặt một gối phụ hoặc gấp một chiếc gối thêm dưới gối chính của trẻ. Điều quan trọng là đảm bảo rằng gối đầu được nâng cao một góc đủ để có hiệu quả. Góc nâng cao tối ưu thường dao động từ 30 đến 45 độ.
Ngoài cách nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh để giảm tình trạng nghẹt mũi, bố mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau để chăm sóc trẻ an toàn, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Nếu bạn thực hiện các biện pháp chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh như trên nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm, hãy nhanh chóng đưa trẻ đi khám ngay nhé!
Dưới đây là những dấu hiệu nghẹt mũi nặng mà phụ huynh cần chú ý và khi cần sự can thiệp y tế khẩn cấp, đưa trẻ đến bệnh viện:
Nguồn tham khảo:
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/dieu-tri-va-cham-soc-nghet-mui-o-tre-so-sinh/