Cẩm Nang | Cẩm nang | Giải đáp: Sốt xuất huyết ra mồ hôi nhiều có sao không?

Giải đáp: Sốt xuất huyết ra mồ hôi nhiều có sao không?

Sốt xuất huyết là một bệnh lý nguy hiểm thường xuất hiện phổ biến trong mùa hè. Bệnh này có khả năng gia tăng nhanh chóng và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Một trong những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc sốt xuất huyết là ra mồ hôi nhiều. Vậy, sốt xuất huyết ra mồ hôi nhiều có sao không? Tham khảo bài viết của Hapacol để biết thêm chi tiết.

1. Tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi rút dengue gây ra, thường xuất hiện ở các vùng có khí hậu nhiệt đới với thời tiết nóng ẩm và nhiều mưa. Ở Việt Nam, bệnh này phổ biến ở cả thành thị và nông thôn, thường bùng phát mạnh vào khoảng tháng 7 – tháng 10. 

Bệnh sốt xuất huyết được truyền từ người này sang người khác thông qua muỗi vằn, đóng vai trò là “vectơ” trung gian. Virus Dengue gây bệnh này có 4 loại huyết thanh. Lần đầu tiên một người nhiễm vi rút sốt xuất huyết, triệu chứng thường nhẹ, nhưng nếu họ bị nhiễm lại với một loại vi rút khác, có thể xảy ra các tình trạng nghiêm trọng như chảy máu hoặc sốc và có thể dẫn đến tử vong. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng thường nó phổ biến hơn ở trẻ em dưới 15 tuổi.  (1)

Xem thêm: Sốt xuất huyết có tái phát không? Những điều lưu ý

Tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết – bệnh lây nhiễm đáng lo ngại hiện nay

2. Những triệu chứng khi bị bệnh sốt xuất huyết

Triệu chứng của sốt xuất huyết có thể khác nhau tùy theo giai đoạn bệnh: 

  • Giai đoạn sốt ban đầu: Bệnh nhân sẽ sốt cao, thời gian kéo dài lâu khiến cơ thể mệt mỏi, và có thể xuất hiện các nốt xuất huyết dưới da. Các triệu chứng khác bao gồm đau đầu, đau cơ và khớp, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng. Giai đoạn này kéo dài từ 2-7 ngày. 
  • Giai đoạn sốc: Người bệnh có thể không còn sốt, nhưng giai đoạn này trạng thái của bệnh nhân tổn thương nghiêm trọng hơn. Họ có thể cảm thấy buồn ngủ, mồ hôi nhiều, tay chân lạnh, mạch nhanh và yếu, đau tức ở hạ sườn phải, ít tiểu tiện, và xuất hiện các triệu chứng chảy máu như chảy máu mũi, nôn máu, và phân có máu. Trong trường hợp nặng, có thể gây sốc và dẫn đến tử vong. Giai đoạn này thường kéo dài trong khoảng  24 đến 48 giờ.
  • Giai đoạn hồi phục: Bệnh nhân có dấu hiệu cải thiện, bao gồm: ăn ngon hơn, huyết áp ổn định, mạch yếu nhưng chậm lại, và lượng nước tiểu bình thường. Có thể còn xuất hiện các nốt xuất huyết dưới da trên cơ thể trong giai đoạn này.

Xem thêm: Phòng tránh các ngộ nhận về sốt xuất huyết

Những triệu chứng khi bị sốt xuất huyết

Một số triệu chứng mắc bệnh bạn cần đặc biệt lưu tâm

3. Bị sốt xuất huyết ra mồ hôi nhiều có sao không?

Bị sốt xuất huyết ra mồ hôi nhiều có sao không? Sốt xuất huyết ra nhiều mồ hôi là một tình trạng nguy hiểm. Bởi đây là dấu hiệu của việc cơ thể đang chống lại vi rút và có thể gây ra các biểu hiện nghiêm trọng như xuất huyết dưới da, huyết áp tụt, và sốc…

Vì vậy, khi bệnh nhân vừa mới vượt qua giai đoạn sốt hoặc khi sốt đã giảm đi nhưng bắt đầu xuất hiện triệu chứng ra mồ hôi nhiều, chúng ta không nên coi thường. Cần tập trung vào việc chăm sóc bệnh nhân và đồng thời theo dõi sát sao tiến triển của bệnh, chú ý đến các triệu chứng khác liên quan đến thoát huyết tương. Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường, chúng ta cần ngay lập tức đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để có điều trị kịp thời và ngăn chặn nguy cơ tử vong.

Xem thêm: Sốc sốt xuất huyết: Nên làm gì khi bệnh trở nặng?

4. Nên làm gì khi bị sốt xuất huyết ra mồ hôi nhiều?

Nên làm gì khi bị sốt xuất huyết ra nhiều mồ hôi

Uống đủ nước khi bị sốt xuất huyết

Khi sốt xuất huyết ra nhiều mồ hôi, có một số biện pháp quan trọng cần thực hiện: 

  • Uống đủ nước: Mất nước nghiêm trọng do việc đổ mồ hôi và quá trình thoát nước trong giai đoạn sốt có thể gây hại. Cần uống nhiều nước và các chất lỏng có lợi để duy trì cơ thể đủ nước. Nước cam, nước ép trái cây, nước dừa, và nước uống điện giải là các lựa chọn tốt. 
  • Dinh dưỡng lành mạnh: Đảm bảo người bệnh cung cấp đủ protein, vitamin, khoáng chất, và chất béo cần thiết cho cơ thể. Tránh thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm cay nóng, và thức ăn nhiều dầu mỡ. 
  • Mặc đồ thoáng mát: Chọn quần áo mỏng, rộng, thoáng mát để giúp cơ thể mát mẻ hơn và ngăn tình trạng bết dính do mồ hôi. 
  • Giữ vệ sinh và ngăn ngừa muỗi: Đảm bảo môi trường sạch sẽ và không để nước đọng, sử dụng kem/chất chống muỗi và màn ngủ để ngăn muỗi đốt và lây truyền bệnh. 
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Hãy nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc để giảm tình trạng đổ mồ hôi và giúp cơ thể phục hồi. 

Xem thêm: Làm gì khi bị sốt xuất huyết? Các lưu ý cần nhớ

5. Những điều không nên làm khi người bệnh sốt xuất huyết ra mồ hôi nhiều

Khi chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết ra mồ hôi nhiều, cần tuân thủ các quy tắc sau và tránh những hành động không đúng. Hãy tham khảo để có những cách chăm sóc phù hợp cho người bệnh.

5.1 Không cho người bệnh nằm quạt

Trong giai đoạn sốc, người bệnh có thể đổ mồ hôi nhiều. Sử dụng quạt hoặc các thiết bị làm mát có thể làm co các mạch ngoài da, gây tắc nghẽn và gây ra các biến chứng nguy hiểm như tê liệt thần kinh mặt hoặc tử vong.

5.2 Không xông lá

Việc xông lá làm cơ thể mất nước nhiều hơn, đặc biệt nguy hiểm khi bị sốt xuất huyết. Trong giai đoạn sốc, việc xông lá không chỉ làm mất nước mà còn có thể làm tăng tình trạng xuất huyết và khiến cho tình hình nguy cấp hơn.

5.3 Không tắm bằng nước lạnh

Tắm bằng nước lạnh có thể gây co các mạch máu ngoài da và làm tăng tình trạng xuất huyết, dẫn đến tử vong. Chính  vì vậy, nên sử dụng nước ấm để vệ sinh cũng như giảm nhiệt độ cơ thể.

Trên đây là giải đáp chi tiết của Hapacol về vấn đề “sốt xuất huyết ra mồ hôi nhiều có sao không?”. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng.

Xem thêm: Mẹ bầu bị sốt xuất huyết khi mang thai có sao không?

Các bài viết khác

Sốt xuất huyết ở người lớn: Biểu hiện và cách điều trị

Sốt xuất huyết được xem là một trong những căn bệnh truyền nhiễm phổ biến thường xuất hiện nhiều. Vậy triệu chứng...

Cách trị ho sổ mũi cho trẻ trên 1 tuổi ngay tại nhà

Ho sổ mũi là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ trên 1 tuổi. Ho sổ mũi có...

6 biện pháp chữa trị trẻ bị sổ mũi kéo dài không khỏi

Sổ mũi là phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn xâm...

Viêm họng hạt có mủ: Triệu chứng và cách điều trị

Viêm họng hạt có mủ là một vấn đề phổ biến về sức khỏe mà nhiều người gặp phải. Trong bài viết...

BỊ THUỶ ĐẬU CÓ SỐT KHÔNG? THỜI GIAN KÉO DÀI VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Thủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm khá phổ biến ở nước ta. Thế nhưng không phải ai cũng có đủ hiểu...

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm sao ba mẹ đã biết cách xử lý chưa?

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khiến trẻ khó thở, thở khò khè, không ngủ được… Vậy mẹ cần làm gì để giúp...