Cẩm Nang | BỊ THUỶ ĐẬU CÓ SỐT KHÔNG? THỜI GIAN KÉO DÀI VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

BỊ THUỶ ĐẬU CÓ SỐT KHÔNG? THỜI GIAN KÉO DÀI VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Thủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm khá phổ biến ở nước ta. Thế nhưng không phải ai cũng có đủ hiểu biết về bệnh, nhất là các triệu chứng và phương pháp điều trị đúng cách. Bên cạnh đó liệu bị thủy đậu có sốt không? Để trả lời cho câu hỏi đó thì mới các độc giả tìm hiểu qua bài viết dưới này nhé!

1) Tìm hiểu về bệnh thủy đậu

Thuỷ đậu do virus varicella zoster vi rút (VZV) gây nên. Bệnh này chủ yếu lây nhiễm qua đường hô hấp. Cách thức lây nhiễm thông qua hành vi nói, hắt hơi (nhảy mũi) hoặc ho… của người bệnh. Theo đó, virus có trong nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi. Người xung quanh khi hít phải bụi này sẽ bị lây bệnh, do đó trở thành chuỗi lây nhiễm.

Khi thời tiết có độ ẩm cao, đây chính là cơ hội cho các loại virus phát triển và phát tán nhanh nhất, trong đó có vi rút Varicella zoster gây bệnh thủy đậu. Những đối tượng có nguy cơ mắc thuỷ đậu cao là trẻ sơ sinh, trẻ em bị bệnh bạch cầu cấp, bệnh nhân thiếu hụt miễn dịch (điều trị ung thư, nhiễm HIV)…

 

2/ Thời gian mắc bệnh kéo dài bao lâu?

Sau khi virus xâm nhập cơ thể, phải qua thời gian ủ bệnh khoảng 10 – 20 ngày thì người bệnh mới xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Đó chính là sốt nhẹ hoặc có thể sốt cao khi bị thủy đậu, đi kèm đó là cảm giác mệt mỏi, nhức đầu, đau họng, sổ mũi…

Tiếp theo, trên da người bệnh xuất hiện những nốt ban đỏ có đường kính vài milimet ở vùng đầu, mắt rồi dần dần lan ra toàn thân. Sau đó, những nốt ban này phát triển thành các nốt phỏng có dịch nước bên trong rồi đục dần, có mủ và sau 8 – 10 tiếng thì vỡ ra và bắt đầu đóng vảy. Nếu thấy trên người có nốt đậu nổi nhiều đó là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thủy đậu nặng. Thời gian kéo dài bệnh thủy đậu từ 7 đến 10 ngày. Nếu không có biến chứng gì nghiêm trọng thì các nốt đậu sẽ tự khô dần, bong vảy, thâm ở chỗ nốt mụn nổi, đa phần không để lại sẹo, nhưng nếu trong quá trình nổi mụn nước nếu bị nhiễm khuẩn rất dễ để lại sẹo.

Nổi các nốt mụn nước là triệu chứng dễ biết nhất của bệnh thủy đậu

Người bị thủy đậu bị nổi mụn nước toàn thân

3) Bị bệnh thủy đậu có sốt không?

Khi mắc bệnh thủy đậu, người bệnh thường trải qua một loạt triệu chứng, trong đó sốt là một triệu chứng phổ biến. Trẻ nhỏ thường có tình trạng sốt nhẹ, biếng ăn, trong khi trẻ lớn hơn hoặc người lớn có thể bị sốt cao, đau đầu, đau cơ, buồn nôn và nôn ói. Thời gian sốt của bệnh nhân thường kéo dài từ 2 đến 3 ngày, tuy nhiên, điều này cũng phụ thuộc vào cơ địa của từng người.

Ngoài triệu chứng sốt, bệnh nhân thủy đậu còn có những dấu hiệu khác đặc trưng. Mụn nước xuất hiện trên da (thường là trên vùng đầu, mặt, chi và thân), bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Thời gian bệnh thường kéo dài trong khoảng từ 7 đến 10 ngày. Trong trường hợp không có biến chứng, các nốt mụn nước do thủy đậu sẽ dần khô, bong vảy và làm thâm da tại các vị trí xuất hiện mụn nước nhưng chúng không để lại sẹo. Dù là vậy nhưng nếu bị nhiễm khuẩn, mụn nước có thể gây sẹo.

4/ Điều trị thủy đậu bằng cách nào?

Bệnh thủy đậu về cơ bản có thể tự khỏi mà không cần can thiệp nhiều. Tuy nhiên người mắc thủy đậu cũng không nên chủ quan mà không theo dõi diễn biến của bệnh và có cách chăm sóc bản thân phù hợp để bệnh nhanh khỏi và hạn chế các rủi ro hoặc di chứng. Dưới đây là cách điều trị thủy đậu hiệu quả bằng thuốc.

Thuốc uống chống virus (như acyclovir…) sẽ làm giảm độ nặng của bệnh đồng thời làm giảm độc lực của virus, hạn chế khả năng lây nhiễm trong cộng đồng.  Người bệnh nên sử dụng thuốc ngay khi phát hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh. Lưu ý tác dụng phụ có thể xảy ra với người bệnh là buồn nôn, nôn ói. Còn đối với người suy giảm miễn dịch khi dùng acyclovir đồng thời với zidovudin có thể gây trạng thái ngủ lịm và lơ mơ.

Để khắc phục tình trạng ngứa rát khi bị nổi mụn nước, người bệnh có thể dùng thuốc kháng histamin tổng hợp hoặc bôi kem kháng histamin. Tác dụng phục có thể gây ngủ gà, khô miệng… Trẻ em bị thủy đậu nên dùng dạng siro nhưng khi dùng cần chú ý sử dụng theo hướng dẫn được khuyến cáo.

Để tránh để lại sẹo trên da, người bệnh có thể bôi xanh- methylen, hồ nước, mỡ kháng sinh (mỡ bactroban) và uống uống kháng sinh để chống bội nhiễm vi khuẩn.

Nếu gặp trường hợp sốt cao khi bị thủy đậu, bạn có thể dùng cách hạ sốt khi bị thủy đậu là uống thuốc hạ sốt dạng ống hoặc dạng viên có chứa Paracetamol như thuốc hạ sốt Hapacol. Điều người bệnh cần làm nhất trong khoảng thời gian này đó là nghỉ ngơi, không đến nơi đông người, không gãi hay chạm vào các nốt thủy đậu.

Dùng thuốc hạ sốt khi bị thủy đậu sốt cao

Uống thuốc hạ sốt là cách hạ sốt hiệu quả khi bị sốt cao

5/ Chế độ ăn cho người bệnh thủy đậu

Thời gian kéo dài thủy đậu bao lâu phụ thuộc vào chế độ sinh hoạt và chăm sóc cá nhân. Để bệnh nhanh khỏi và hạn chế biến chứng, chế độ ăn uống và sinh hoạt cho người bệnh cần chú ý những điều như sau:

  • Hạn chế các thực phẩm làm từ bơ sữa như kem, sữa tươi, bơ, phô mai…vì sẽ khiến cho da của người bệnh tiết nhiều dầu hơn, tạo điều kiện cho virus phát triển mạnh hơn.
  • Không ăn trái cây có nhiều vitamin C. Nguyên nhân là các nốt mụn nước có thể xuất hiện cả trong khoang miệng. Nếu ăn hoa quả chứa nhiều vitamin C, khi tiếp xúc trực tiếp với các nốt thủy đậu sẽ khiến vết thương đau và lở loét hơn.
  • Không ăn những thực phẩm cay, nóng, mặn vì dễ làm kích ứng lên các vết loét.

Nhìn chung, các triệu chứng sốt cao khi bị thủy đậu, nổi mụn nước… hoàn toàn có cách điều trị tại nhà bằng thuốc. Bệnh thủy đậu tuy không nguy hiểm nhưng dễ lây lan, gây nhiều phiền toái đến sinh hoạt hàng ngày, do đó những biện pháp nêu trên giúp cho người bệnh nhanh chóng kiểm soát được diễn biến của bệnh và hạn chế các di chứng sau này.

Các bài viết khác

6 biện pháp chữa trị trẻ bị sổ mũi kéo dài không khỏi

Sổ mũi là phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn xâm...

Giải đáp: Sốt xuất huyết ra mồ hôi nhiều có sao không?

Sốt xuất huyết là một bệnh lý nguy hiểm thường xuất hiện phổ biến trong mùa hè. Bệnh này có khả năng...

Viêm họng hạt có mủ: Triệu chứng và cách điều trị

Viêm họng hạt có mủ là một vấn đề phổ biến về sức khỏe mà nhiều người gặp phải. Trong bài viết...

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm sao ba mẹ đã biết cách xử lý chưa?

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khiến trẻ khó thở, thở khò khè, không ngủ được… Vậy mẹ cần làm gì để giúp...

BỆNH THUỶ ĐẬU Ở TRẺ: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG & BIẾN CHỨNG CẦN LƯU Ý

Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em lẫn người lớn. Sốt cao khi bị thủy đậu là...

11 cách giảm đau tự nhiên hiệu quả mà bạn chưa biết

Paracetamol là một trong những loại thuốc giảm đau phổ biến, nếu lạm dụng thuốc trong thời gian dài sẽ gặp nhưng...