Cẩm Nang | KHÔNG ĐƯỢC CHỦ QUAN KHI SỐT CAO Ở NGƯỜI LỚN

KHÔNG ĐƯỢC CHỦ QUAN KHI SỐT CAO Ở NGƯỜI LỚN

Sốt là khi nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường. Đây là một dấu hiệu của nhiều loại bệnh lý. Sốt có thể xảy ra ở bất kỳ ai và ở bất kỳ lứa tuổi nào. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tình trạng sốt cao ở người lớn.

1. Sốt là bao nhiêu độ và khi nào là sốt cao?

Để hiểu rõ hơn về sốt, trước tiên bạn cần phải biết sốt là bao nhiêu độ. Sốt thường là hiện tượng thân nhiệt tăng lên trong thời gian ngắn giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Sốt bắt đầu khi hệ thống miễn dịch tạo ra nhiều tế bào bạch cầu hơn để chống lại sự nhiễm trùng. Sự gia tăng các tế bào bạch cầu truyền thông tin đến não bộ để làm cơ thể nóng lên. Điều này tạo ra một cơn sốt. Đáp lại, cơ thể sẽ cố gắng tự làm mát bằng cách tăng cường lưu lượng máu đến da và các cơ đang co thắt. Điều này khiến bạn rùng mình và có thể gây đau nhức cơ.

Để biết sốt là bao nhiêu độ, tiếp theo bạn nên biết nhiệt độ cơ thể bình thường nằm trong khoảng từ 36,1 đến 37,2 độ C. Bạn có thể bị sốt nếu nhiệt độ của bạn tăng cao hơn mức này. Người lớn thường bị sốt nếu nhiệt độ cơ thể của họ tăng lên đến 38 độ C. Đây được gọi là sốt nhẹ. Sốt cao xảy ra khi nhiệt độ cơ thể của bạn dao động từ 38,5 đến 39 độ C hoặc cao hơn.

Người lớn không được chủ quan khi bị sốt cao

Sốt là bao nhiêu độ và khi nào được gọi là sốt cao?

Hầu hết các cơn sốt thường tự khỏi sau 1 đến 3 ngày. Sốt dai dẳng hoặc tái phát có thể kéo dài hoặc lặp lại trong tối đa 14 ngày. Tình trạng sốt kéo dài hơn bình thường, dù là sốt nhẹ, cũng có thể nghiêm trọng bởi chúng có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe hoặc nhiễm trùng đáng quan ngại hơn.

Vậy là bạn đã biết sốt là bao nhiêu độ và khi nào được gọi là sốt cao rồi nhé.

2. Tại sao không được chủ quan khi bị sốt cao?

Nếu bạn bị sốt cao và kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời vì sốt cao có thể là dấu hiệu của một số tình trạng nghiêm trọng như sau.

  • Nhiễm virus (như cúm hoặc cảm lạnh)

Nhiễm virus là một trong những nguyên nhân gây sốt thường xuyên nhất ở người lớn. Các triệu chứng phổ biến của nhiễm virus bao gồm sổ mũi, đau họng, ho, khàn giọng và đau nhức cơ. Nhiễm virus cũng có thể gây tiêu chảy, nôn mửa hoặc đau bụng. Vậy bị sốt nên làm gì? Bạn có thể uống thuốc hạ sốt không kê đơn như paracetamol (Hapacol) hoặc ibuprofen. Nếu bị tiêu chảy hoặc nôn mửa, bạn nên uống nhiều nước để tránh bị mất nước. Nếu uống thuốc hạ sốt không có tác dụng, bạn nên ngừng uống thuốc và đến gặp bác sĩ.

Uống thuốc hạ sốt

Uống thuốc hạ sốt là một cách giúp hạ sốt nhanh

  • Nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn có thể ảnh hưởng đến hầu hết các hệ thống cơ quan trong cơ thể. Nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương (não và tủy sống) có thể gây sốt, nhức đầu, cứng cổ hoặc lú lẫn. Ngoài ra, người bệnh còn có thể cảm thấy lờ đờ và cáu kỉnh, và ánh sáng có thể gây kích ứng mắt. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm màng não hoặc nhiễm trùng não, vì vậy hãy đến bệnh viện ngay lập tức khi sốt kèm theo những triệu chứng này. Nhiễm khuẩn có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

  • Nhiễm trùng nấm

Nhiễm trùng nấm có thể ảnh hưởng đến bất kỳ hệ thống cơ quan nào của cơ thể. Thường thì bác sĩ có thể xác định những bệnh nhiễm trùng này thông qua khám sức khỏe. Đôi khi cần phải kiểm tra thêm và trong một số trường hợp hiếm hoi, sốt do nhiễm trùng nấm có thể được yêu cầu sinh thiết để chẩn đoán nhiễm trùng.

  • Một khối u
  ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ KHI BỊ SỐT CHƯA RÕ NGUYÊN NHÂN

Ung thư có thể gây sốt theo nhiều cách khác nhau. Đôi khi khối u tạo ra pyrogens, một chất hóa học tự gây sốt. Một số khối u có thể bị nhiễm trùng. Các khối u trong não có thể ngăn cản vùng dưới đồi (cơ quan điều chỉnh nhiệt của cơ thể) điều chỉnh nhiệt độ cơ thể một cách thích hợp. Nhiều loại thuốc bệnh nhân ung thư dùng cũng có thể gây sốt. Ngoài ra, hệ thống miễn dịch ở bệnh nhân ung thư có thể bị suy yếu, khiến họ dễ bị các bệnh nhiễm trùng khác nhau.

  • Các cục máu đông

Đôi khi một cục máu đông có thể phát triển ở chân, gây ra tình trạng sưng và đau nhức ở bắp chân. Một phần của cục máu đông này có thể vỡ ra và di chuyển đến phổi (còn gọi là thuyên tắc phổi). Điều này có thể gây đau ngực và khó thở. Trong cả hai trường hợp, người bệnh đều có thể bị sốt do các mạch máu bị viêm. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, bạn nên đến bệnh viện ngay.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thể giải đáp câu hỏi sốt là bao nhiêu độ và tại sao không nên chủ quan khi bị sốt cao rồi nhé.

Nguồn tham khảo:

https://www.emedicinehealth.com/fever_in_adults/article_em.htm

https://www.healthline.com/health/cold-flu/fever-in-adults#causes

Các bài viết khác

TRẺ BỊ CÚM A SỐT BAO LÂU THÌ KHỎI?

Cúm là một bệnh về đường hô hấp, ảnh hưởng đến các bộ phận của cơ thể liên quan đến hô hấp...

CÚM A VÀ CÚM THƯỜNG KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

Bạn tự hỏi sự khác biệt giữa cúm A và cúm thường là gì, khi cả 2 đều là bệnh nhiễm trùng...

ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ KHI BỊ SỐT CHƯA RÕ NGUYÊN NHÂN

Sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe. Vậy sốt...

CÁCH HẠ SỐT NHANH VÀ AN TOÀN CHO NGƯỜI LỚN

Sốt xảy ra khi nhiệt độ cơ thể của một người tăng lên trên mức bình thường. Mặc dù sốt thường vô...

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI TRẺ DƯỚI 6 TUỔI SỐT CAO

Sốt có thể là một điều rất đáng sợ đối với các bậc cha mẹ, đặc biệt là đối với những người...

CÁC DẤU HIỆU KHÁC CỦA SỐT Ở TRẺ CẢNH BÁO SỰ NGHIÊM TRỌNG

Mặc dù các bậc cha mẹ thường lo lắng khi trẻ bị sốt cao, nhưng sốt cao không hẳn cho thấy nguyên...