Cẩm Nang | Hapacol 250 – Thuốc bột sủi bọt

Hapacol 250 – Thuốc bột sủi bọt

Hapacol 250 giúp giảm đau và hạ sốt hiệu quảTHÀNH PHẦN

Paracetamol … 250mg.

Tá dược vừa đủ … 1 gói.

DẠNG BÀO CHẾ

Thuốc bột sủi bọt.

QUY CÁCH ĐÓNG GÓI

Hộp 24 gói x 1,5 g.

CHỈ ĐỊNH

Hạ sốt, giảm đau cho trẻ trong các trường hợp: cảm, cúm, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, mọc răng, sau khi tiêm chủng, sau phẫu thuật, …

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc. Người bệnh thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase.

THẬN TRỌNG VÀ CẢNH BÁO ĐẶC BIỆT KHI SỬ DỤNG THUỐC

Đối với người bị phenylceton-niệu và người phải hạn chế lượng phenylalanin đưa vào cơ thể nên tránh dùng Paracetamol với thuốc hoặc thực phẩm có chứa Aspartam. Đối với một số người quá mẫn (bệnh hen) nên tránh dùng Paracetamol với thuốc hoặc thực phẩm có chứa sulfit. Phải dùng thận trọng ở người bệnh có thiếu máu từ trước, suy giảm chức năng gan và thận. Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của Paracetamol, nên tránh hoặc hạn chế uống rượu. Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-John (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).

Xem thêm: Những lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ em

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Ít gặp: ban da; buồn nôn, nôn; bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày; giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu. Hiếm gặp: phản ứng quá mẫn. Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

LIỀU DÙNG VÀ CÁCH DÙNG

Hòa tan thuốc vào lượng nước (thích hợp cho bé) đến khi sủi hết bọt. Cách mỗi 6 giờ uống một lần, không quá 5 lần/ ngày. Liều uống: trung bình từ 10 – 15mg/ kg thể trọng/ lần. Tổng liều tối đa không quá 60mg/ kg thể trọng/ 24 giờ. Hoặc theo phân liều sau: Trẻ em từ 4 đến 6 tuổi: uống 1 gói/ lần. Hoặc theo chỉ dẫn của Thầy thuốc. Lưu ý: Không nên kéo dài việc tự sử dụng thuốc cho trẻ mà cần có ý kiến bác sĩ khi: Có triệu chứng mới xuất hiện. Sốt cao (39,5oC) và kéo dài hơn 3 ngày hoặc tái phát. Đau nhiều và kéo dài hơn 5 ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Xem thêm: Tìm hiểu về thuốc thuộc nhóm giảm đau hạ sốt cho trẻ em

Các bài viết khác

Đau lưng khi mang thai: Bà bầu nên làm gì?

Đau bụng và đau lưng khi mang thai tháng đầu là tình trạng phổ biến, thế nhưng điều này khiến cho không...

7 cách hạ sốt nhanh cho người lớn tại nhà, an toàn, hiệu quả

Sốt cao ở người lớn gây ra nhiều mệt mỏi cho người bệnh và ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt....

Chăm sóc trẻ an toàn sau tiêm chủng

Tiêm chủng là một trong những biện pháp phòng bệnh chủ động, hiệu quả và thiết thực nhất trước những tác nhân...

Viêm họng cấp ở trẻ em là gì? Có gây ra sốt không?

Viêm họng cấp ở trẻ em rất dễ xảy ra thời điểm giao mùa, nếu không chữa dứt điểm có thể tái...

NHIỄM KHUẨN HẬU SẢN GÂY SỐT CAO VÀ CÁCH XỬ LÝ

Ngoài táo bón sau sinh thì nhiễm khuẩn hậu sản cũng là những vấn đề thường gặp ở nhiều chị em sau...

Trẻ bị ho sốt nên uống thuốc gì?

Chắn hẳn bố mẹ nào cũng lo lắng khi thấy trẻ bị ho sốt và muốn trị dứt điểm tình trạng này....