Cẩm Nang | Làm gì để phòng ngừa tình trạng sốt?

Làm gì để phòng ngừa tình trạng sốt?

Bạn có thể giảm thiểu tình trạng sốt cao bằng cách hạn chế để bản thân rơi vào tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.

1. Làm gì để phòng ngừa tình trạng sốt?

chăm sóc sức khỏe cẩn thận khi bị sốt

Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần

Các chuyên gia khuyến nghị mọi người nên tập một số thói quen dưới đây, bao gồm: 

  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt vào những thời điểm:
    • Trước khi ăn
    • Sau khi đi vệ sinh
    • Vừa đi thăm người bệnh
    • Sau khi tham dự sự kiện đông người
    • Vừa vuốt ve động vật
    • Sau khi đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng
  • Dùng xà phòng chà kỹ cả mặt trước lẫn mặt sau của bàn tay rồi rửa lại bằng nước sạch.
  • Mang theo chất khử trùng (nước rửa tay khô) và giấy vệ sinh, phòng trường hợp bạn không tìm thấy nơi có nước và xà phòng để rửa tay.
  • Không để tay chạm vào mặt, mắt, mũi hay miệng. Đây là những nơi các chủng vi sinh vật dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây nên tình trạng nhiễm trùng. 
  • Che miệng, mũi khi ho và hắt hơi. Nếu có người đang ở gần bạn, hãy quay lưng lại để tránh truyền vi trùng qua cho họ. Ngoài ra, đừng quên vệ sinh tay sau khi che nhé. 
  • Tránh dùng chung cốc, chai nước và đồ dùng cá nhân với người khác.
  • Tránh dùng chung cốc, chai nước và đồ dùng với con hoặc con bạn.  

2. Bạn cần chuẩn bị gì khi đến gặp bác sĩ?

Khi nhiệt độ cơ thể tăng quá cao hoặc tình trạng sốt kéo dài trong nhiều ngày, bạn nên cố gắng đến bệnh viện để được kiểm tra sức khỏe toàn diện và điều trị kịp thời.

Trước đó, bạn nên chuẩn bị trước những thông tin bác sĩ có thể cần biết và các câu hỏi về vấn đề bạn chưa có giải đáp. 

Những điều bạn cần chuẩn bị

Trước tiên, bác sĩ sẽ muốn tìm hiểu kỹ về tình huống của bạn, chẳng hạn như: 

  • Thông tin về cơn sốt: các chuyên gia cần biết thông tin chi tiết về cơn sốt đang xảy ra, bao gồm cả:
    • Thời gian nhiệt độ cơ thể của bạn bắt đầu tăng cao.
    • Vị trí cũng như cách bạn đo thân nhiệt của mình, ví dụ như dùng nhiệt kế kỹ thuật số đo ở miệng hay trực tràng.
    • Xung quanh bạn có người bị bệnh truyền nhiễm không.
  • Các kế hoạch gần đây: những địa điểm du lịch bạn vừa đặt chân đến hoặc khả năng tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm sẽ hỗ trợ bác sĩ mau chóng xác định nguyên nhân gây sốt. 
  • Danh sách các loại thuốc đang dùng: bác sĩ cũng có thể cần tìm hiểu những loại thuốc bạn đang sử dụng, bao gồm cả loại kê đơn hoặc không theo toa, vitamin cũng như chất bổ sung (thực phẩm chức năng).

Viết ra những câu hỏi bạn muốn nhờ bác sĩ giải đáp

Khi đi khám bệnh, bạn có thể có nhiều điều muốn hỏi bác sĩ. Để tiết kiệm thời gian, hãy liệt kê sẵn những điều bạn thắc mắc, chẳng hạn như:

  • Nguyên nhân gây sốt và những yếu tố rủi ro?
  • Cơn sốt của bạn có mối liên hệ gì với các loại bệnh lý nghiêm trọng không?
  • Bạn sẽ cần làm những loại xét nghiệm nào?
  • Phương pháp điều trị mà bạn muốn áp dụng? Nếu cách hạ sốt này không ổn, liệu có biện pháp nào thay thế?
  • Những thuốc hạ sốt nên dùng? Tác dụng phụ của chúng là gì?
  • Bạn có cần tuân thủ bất kỳ quy tắc nào không?
  • Liệu có thể hạ sốt mà không cần dùng đến thuốc?

Bên cạnh đó, bạn không cần phải ngại ngùng khi đặt vấn đề cho bác sĩ. Các chuyên gia sẵn lòng giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng sức khỏe của bạn cũng như phương hướng điều trị sắp tới. 

3. Một số thông tin bác sĩ muốn biết thêm

Ngoài những thông tin bạn đã cung cấp, bác sĩ sẽ đặt thêm câu hỏi để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng hiện tại của bạn.

Từ đó, họ sẽ sớm có kết quả chẩn đoán và đưa ra biện pháp điều trị thích hợp.

Thông thường, các chuyên gia có thể đặt những câu hỏi như: 

  • Triệu chứng đầu tiên xảy ra khi nào?
  • Bạn đã đo thân nhiệt của mình ra sao (vị trí đo, thời điểm đo, đo bao nhiêu lần, loại nhiệt kế sử dụng…)?
  • Nhiệt độ môi trường nơi bạn đang sống là bao nhiêu?
  • Bạn đã dùng qua bất kỳ thuốc hạ sốt nào chưa?
  • Những triệu chứng phát sinh bên cạnh sốt và mức độ nghiêm trọng của chúng?
  • Bạn có bị bất kỳ bệnh mãn tính nào hay không?
  • Những loại thuốc bạn dùng hàng ngày?
  • Xung quanh bạn có ai đang bị bệnh không?
  • Bạn có phải thực hiện phẫu thuật trong thời gian gần đây?
  • Thời gian gần đây, bạn hay đi đến những địa điểm nào?
  • Yếu tố nào đã giúp cải thiện triệu chứng của bạn?
  • Yếu tố nào khiến các dấu hiệu trở nên nghiêm trọng hơn?

Có thể bạn quan tâm:

Cách hạ sốt nhanh cho người lớn

Cách hạ sốt cho trẻ an toàn và hiệu quả

Nên làm gì khi trẻ bị sốt?

Các bài viết khác

Viêm khớp: nguyên nhân, dấu hiệu, chuẩn đoán và điều trị

Viêm khớp là tình trạng đau, sưng và giới hạn hoạt động ở một hay nhiều khớp xương. Có rất nhiều nguyên...

Viêm khớp cổ tay: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm khớp cổ tay là nguyên nhân gây ra đau cổ tay, tình trạng này thường xuất hiện ở người lớn tuổi....

Thông tin cần biết và cách chữa trị bệnh đau nhức khớp ngón tay

Bệnh viêm khớp ngón tay làm đau nhức khớp ngón tay, khó uốn cong hoặc khó cử động ngón tay và gặp...

Đau đầu sau khi ngủ dậy: tại sao bạn lại bị như vậy?

Đau đầu sau khi ngủ dậy hay nhức đầu vào buổi sáng có thể xảy ra vì rất nhiều lý do. Thỉnh...

Nên hay không nên mổ viêm xoang? Những điều bạn phải biết

Nếu bạn bị viêm xoang do polyp mũi hay lệch vách ngăn mũi, bác sĩ có thể khuyến nghị bạn lựa chọn...

Viêm xoang: nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị dứt điểm

Đôi khi các vấn đề nhiễm trùng như cảm lạnh hoặc cúm có thể dẫn đến tình trạng viêm xoang, gây ra...