Cẩm Nang | CÚM A LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

CÚM A LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Cúm là một bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Cúm A là một trong bốn loại virus cúm, có thể gây ho, đau nhức cơ thể và đau họng. Vậy cúm A là gì, cúm A sốt bao lâu, và làm thế nào để điều trị cúm A? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

1. Cúm A là gì?

Cúm A là một loại virus gây bệnh cúm, một bệnh rất dễ lây lan qua đường hô hấp. Nó có thể lây lan qua các giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Người khác thậm chí có thể bị sốt cúm A khi sờ vào miệng hoặc mũi sau khi đã dùng tay tiếp xúc với một bề mặt hoặc vật thể có virus trên đó. Nếu bị sốt cúm A, bạn cần nghỉ ngơi tại nhà để tránh lây nhiễm cho người khác.

Ngoài virus cúm A, còn các loại virus cúm khác là cúm loại B và loại C. Virus cúm A và B là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh cúm ở các quốc gia và có thể tạo ra các đợt bùng phát dịch trên diện rộng. Do có khả năng thay đổi và biến chủng nhanh từ mùa cúm này sang mùa cúm khác nên virus cúm A thường xuất hiện nhiều hơn trong các dịch bệnh cúm mùa. Cúm C có thể gây bệnh cho trẻ em tương tự như cảm lạnh thông thường.

Bệnh cúm A

Virus cúm A là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh cúm

2. Nguyên nhân của cúm A

Virus cúm A di chuyển trong không khí dưới dạng các giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Bạn có thể trực tiếp hít phải các giọt bắn này hoặc tiếp xúc với các đồ vật có virus – chẳng hạn như điện thoại hoặc bàn phím máy tính – rồi chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của mình.

Những người nhiễm virus cúm A có khả năng lây nhiễm từ khoảng một ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện cho đến khoảng năm ngày sau khi chúng bắt đầu. Trẻ em và những người có hệ thống miễn dịch yếu có thể bị lây nhiễm trong một thời gian dài hơn một chút.

Virus cúm liên tục biến đổi và thường xuyên xuất hiện các biến chủng mới. Nếu bạn đã từng bị sốt cúm A trước đây, cơ thể bạn đã tạo ra các kháng thể để chống lại chủng virus đó. Nếu virus cúm trong tương lai tương tự như virus bạn đã gặp trước đây, thì những kháng thể đó có thể ngăn ngừa bạn bị nhiễm bệnh hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của nó. Tuy nhiên, mức độ kháng thể có thể suy giảm theo thời gian.

Ngoài ra, các kháng thể chống lại virus cúm bạn đã gặp trong quá khứ có thể không bảo vệ bạn khỏi các chủng cúm mới, bởi chúng có thể là những virus rất khác với những virus bạn đã mắc phải trước đây.

  BÉ BỊ SỐT SIÊU VI: LÀM GÌ ĐỂ HẠ SỐT NHANH & AN TOÀN

3.Các triệu chứng của cúm A

Nếu bạn bị sốt cúm A, bạn sẽ có một số hoặc tất cả các triệu chứng sau:

  • Sốt và ớn lạnh
  • Nhức đầu và đau cơ
  • Cảm thấy mệt mỏi
  • Hắt hơi và nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
  • Đau họng và ho
  • Trẻ em cũng có thể bị đau bụng và buồn nôn.

Cúm A hơi giống cảm lạnh ở mức độ nặng, nhưng cảm lạnh thường không gây đau nhức hoặc sốt cao. Vậy cúm A sốt bao lâu thì hết? Sốt và các triệu chứng khác thường kéo dài trong vòng 1 tuần với người bình thường và 2 tuần với những người có sức đề kháng yếu hơn. Tuy nhiên, ho và cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài đến 2 tuần hoặc lâu hơn. Vậy là bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi cúm A sốt bao lâu rồi nhé.

4. Điều trị cúm A

Nếu bạn bị cúm A, bạn có thể sẽ khỏe hơn trong vòng một tuần bằng cách:

  • Cố gắng nghỉ ngơi nhiều.
  • Uống thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol (Hapacol) hoặc aspirin.
  • Uống nhiều nước.
  • Tắm nước ấm.
  • Mặc quần áo nhẹ, thông thoáng để làm giảm nhiệt độ cơ thể.
Thuốc giảm đau hạ sốt paracetamol 650 mg (Hapacol)

Uống thuốc hạ sốt paracetamol (Hapacol) để điều trị cúm A

Nếu các triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Bạn cũng nên ngừng uống thuốc hạ sốt và đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn cảm thấy đau ngực, khó thở, chóng mặt và nôn nhiều.

Nguồn tham khảo:

https://www.healthdirect.gov.au/influenza-a-flu

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/flu/symptoms-causes/syc-20351719

 

Các bài viết khác

MÁCH MẸ NHỮNG MŨI TIÊM CHỦNG CẦN THIẾT CHO TRẺ SƠ SINH KHÔNG THỂ BỎ QUA

Chích ngừa cho trẻ sơ sinh là điều cần thiết mà bố mẹ nên thực hiện để phòng tránh trẻ không bị...

ĐAU KHỚP TAY: TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

Bàn tay được cấu tạo bởi nhiều xương, cơ và dây chằng khác nhau cho phép bạn sử dụng chúng một cách...

TRẺ BỊ TIÊU CHẢY CẤP: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU & CÁCH CHĂM SÓC

Trẻ bị tiêu chảy cấp là hiện tượng đi ngoài bất thường, kèm các dấu hiệu mệt mỏi, sốt… Nếu biết cách xử...

4 CÁCH TRỊ HO DỨT ĐIỂM CHO TRẺ SƠ SINH HIỆU QUẢ & AN TOÀN

Mặc dù trẻ sơ sinh bị ho là hiện tượng thường gặp, nhưng không phải ai cũng phân biệt được đâu là...

CÁCH NHẬN BIẾT SỚM VÀ ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN Ở TRẺ SƠ SINH

Với trẻ sơ sinh, việc đi vệ sinh như thế nào phản ánh tình trạng sức khỏe của bé hiện tại. Khi...

TRẺ BỊ TIÊU CHẢY NÊN ĂN GÌ VÀ KIÊNG ĂN GÌ?

Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy như thế nào để nhanh chóng hồi phục và ăn uống bình thường trở lai? Dưới...