Cẩm Nang | Cẩm nang | Cách điều trị Cúm A an toàn để tránh biến chứng Cúm A

Cách điều trị Cúm A an toàn để tránh biến chứng Cúm A

Trên thế giới hiện nay, cúm A (còn được gọi là cúm mùa) vẫn là một bệnh truyền nhiễm phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người vẫn chưa nắm rõ được thông tin của bệnh và các hậu quả mà biến chứng cúm A gây ra. Trong bài viết này, Hapacol sẽ giúp bạn hiểu rõ tất cả vấn đề liên quan đến bệnh và cách điều trị tại nhà hiệu quả.

 

Dấu hiệu và biến chứng Cúm A

Cúm A căn bệnh được gây ra bởi virus A, gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Vi-rút này được truyền qua các giọt bắn từ người bị nhiễm bệnh khi ho hoặc hắt hơi. Các triệu chứng của bệnh cúm A thường xuất hiện từ 1-4 ngày sau khi tiếp xúc và có thể kéo dài đến một tuần hoặc hơn. Triệu chứng của cúm A tương tự như cảm lạnh thông thường, nhưng có xu hướng nghiêm trọng hơn. Cúm A bao gồm các triệu chứng phổ biến nhất sau đây: 

Ngoài ra, một số bệnh nhân có thể bị buồn nôn và tiêu chảy. Những triệu chứng này phổ biến ở trẻ em hơn ở người lớn. 

Dấu hiệu và biến chứng Cúm A

Dấu hiệu và biến chứng Cúm A

Các biến chứng cúm A có thể xảy ra nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Một số biến chứng phổ biến nhất của cúm A như: viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng xoang và tai. Chúng có thể đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em, phụ nữ mang thai và những người có hệ thống miễn dịch yếu, người có bệnh nền như hen suyễn, tiểu đường hay bệnh tim. Trong một số ít trường hợp, cúm A có thể dẫn đến viêm não hoặc viêm cơ tim tăng nguy cơ tử vong.

Biến chứng Cúm A nguy hiểm như thế nào

Biến chứng bệnh cúm A có thể gây ra những biến đổi hoặc tình trạng bất thường trong cơ thể, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Ở mỗi đối tượng, các biến đổi sẽ khác nhau phụ thuộc vào tình trạng cơ thể.

  • Biến chứng cúm A ở trẻ và người già trên 65 tuổi: đây là hai đối tượng có sức đề kháng yếu nhất cùng như có nguy cơ biến chứng cao. Đồng thời, hậu di chứng để lại cũng nghiêm trọng hơn so với các đối tượng khác. Vì vậy, cần đặc biệt chú ý khi chăm sóc bệnh nhân ở hai độ tuổi này.
  • Đối với phụ nữ đang mang bầu: Trong thai kỳ, cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi nội tiết và hệ miễn dịch suy giảm. Chính vì vậy,  phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc cúm A và gặp phải các biến chứng rất cao. Biến chứng không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của mẹ mà còn có thể gây ra sự tổn thương cho thai nhi, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển quan trọng. Nếu mẹ bầu mắc cúm A trong ba tháng đầu của thai kỳ, có nguy cơ cao hơn 
  • Biến chứng cúm A ở người lớn: với một số đối tượng người trưởng thành, tỷ lệ xảy ra biến chứng ít hơn do sức đề kháng đang ở tình trạng tốt nhất. Tuy nhiên, vẫn có khả năng xảy ra và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe sau này.
Phòng chống bệnh Cúm A

Phòng chống bệnh Cúm A

Cách điều trị tránh biến chứng Cúm A an toàn

Để tránh biến chứng cúm A và đảm bảo an toàn sức khỏe, bạn nên áp dụng các biện pháp điều trị và phòng ngừa quan trọng sau đây: 

Tiêm chủng vaccine cúm A:

Tiêm chủng vaccine cúm A là phương pháp phòng ngừa tốt nhất hiện nay để ngăn ngừa mắc cúm A và các biến chứng liên quan. Vắc-xin giúp cung cấp kháng thể để bảo vệ cơ thể khỏi virus.

Phòng ngừa biến chứng Cúm A

Điều trị biến chứng Cúm A

Thực hiện biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cúm A

Hậu quả khi mắc bệnh và những biến chứng cúm A gây ra sẽ ảnh hưởng lâu dài cho sức khỏe con người về lâu về dài. Vì thế, hãy tuân thủ các biện pháp phòng ngừa để không bị lây nhiễm, bao gồm: 

  • Rửa tay thường xuyên cùng xà phòng và nước sạch trong thời gian ít nhất là 20 giây. 
  • Sử dụng dung dịch sát khuẩn tay chứa ít nhất 60% cồn nếu không có nước và xà phòng. 
  • Tránh tiếp xúc gần với những người bị cúm A hoặc có triệu chứng của bệnh. 
  • Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh hoặc trong môi trường có nguy cơ cao. Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng trừ khi đã rửa tay sạch. 

Nghỉ ngơi và chăm sóc tại nhà

Khi mắc cúm A, bạn nên nghỉ ngơi đủ, uống đủ nước và duy trì một lối sống lành mạnh để giúp cơ thể đánh bại bệnh. Khi hoặc hắt hơi, nên che miệng và mũi bằng khăn giấy một lần sử dụng hoặc miết cùi chỏ trong khuỷu tay. Tránh sử dụng tay để che mũi hoặc miệng trực tiếp để không lây nhiễm vi khuẩn và virus cho người khác.

Sử dụng thuốc trị cúm A theo hướng dẫn từ bác sĩ

Chỉ nên uống thuốc trị cúm A theo hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý sử dụng kháng sinh, vì cúm A là một bệnh do virus và không được điều trị bằng kháng sinh. 

Bệnh nhân cúm A nên trung tâm y tế để được chữa trị kịp thời

Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng nghi ngờ bị bệnh hoặc có triệu chứng cúm A nghiêm trọng, hãy đến ngay trạm y tế gần nhất. Các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng và chỉ định điều trị phù hợp.

Tổng kết lại, cúm A là loại bệnh xuất hiện vào mỗi năm và biến chứng cúm A để lại có những tác động vô cùng khó lường. Vì thế, khi có dấu hiệu mắc virus này, hãy đến các cơ sở y tế để được tư vấn và có phác đồ chữa trị hợp lý nhất.

Các bài viết khác

Sốt amidan: Nguyên nhân và cách hạ sốt cho trẻ bị viêm amidan

Viêm amidan là bệnh có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn nhưng với tỉ lệ ít hơn. Viêm amidan...

Cúm A có lây không? Cách phòng ngừa Cúm A an toàn

Cúm A được xem là một trong những bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp thường gặp và xuất hiện phổ...

Cúm A và Cúm B là gì? Cách phân biệt Cúm A và Cúm B

Cúm A và Cúm B là những bệnh truyền nhiễm phổ biến và có thể gây ra những tác động tiêu cực...

Cúm A H5N1 là gì? Cách phòng chống và điều trị H5N1

Cúm A H5N1 là căn bệnh lây nhiễm nguy hiểm gây ra bởi virus H5N1. Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ...

Bà bầu bị cúm A có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Sức khỏe và sự an toàn của thai nhi là mối quan tâm hàng đầu của các bà bầu. Tuy nhiên trong...