Cẩm Nang | Cẩm nang | Bà bầu bị cúm A có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị cúm A có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Sức khỏe và sự an toàn của thai nhi là mối quan tâm hàng đầu của các bà bầu. Tuy nhiên trong quá trình mang thai, việc mẹ bầu mắc các bệnh nguy hiểm như cúm A là điều có thể xảy ra. Vậy, cúm A có ảnh hưởng đến thai nhi không? Câu hỏi này được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Theo dõi bài viết dưới đây của Hapacol để tìm câu trả lời thích hợp. 

Những hệ lụy của bà bầu khi bị cúm A 

Bà bầu mắc cúm A 

Bà bầu mắc cúm A

Vậy, cúm A có nguy hiểm cho bà bầu không? Đây là một bệnh lý nghiêm trọng có ảnh hưởng đối với cả thai nhi và mẹ bầu. Khi mắc cúm A trong thời kỳ mang bầu, phụ nữ phải đối diện với nguy cơ mắc phải các biến chứng cao hơn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. 

Các virus cúm A tấn công mạnh mẽ vào hệ miễn dịch khiến cho hệ miễn dịch của người mẹ bị suy giảm. Từ đó gây ra những vấn đề nghiêm trọng như viêm phổi, suy hô hấp, tang thai và sảy thai. Vì vậy, các chị em phụ nữ cần đặc biệt chú trọng đến vấn đề phòng ngừa và điều trị cúm A trong thời kỳ mang bầu.

Cúm A có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Cúm A có ảnh hưởng nhiều đến thai nhi 

Cúm A có ảnh hưởng đến thai nhi nhiều không?

Bất kể bệnh lý nào mà mẹ bầu mắc phải trong quá trình mang thai đều có ảnh hưởng đến thai nhi và cúm A cũng không phải ngoại lệ. Giống như cúm nói chung, khi bệnh cúm A biến chứng, có thể gây viêm phổi hoặc viêm phế quản. Bên cạnh việc khiến cho mẹ mệt mỏi và chán ăn, cúm A có thể gây ra những tác động xấu cho thai nhi như:

  • Cúm A làm mẹ bầu mất năng lượng, giảm lượng chất dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi.
  • Biểu hiện sốt cao do cúm A gây ra có thể kích thích co bóp tử cung mạnh, gây nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. 
  • Nếu mắc cúm A trong những tháng đầu thai kỳ, nguy cơ dị tật bẩm sinh tăng lên, ví dụ như bệnh tim, hở hàm ếch, hen suyễn, dị ứng. Bệnh cúm A cũng có thể ảnh hưởng đến não, gây tổn thương và tăng nguy cơ rối loạn tâm thần cho trẻ.

Những lưu ý khi bà bầu bị cúm A 

Những lưu ý khi bà bầu bị cúm A

Những lưu ý khi bà bầu bị cúm A

Đối với các mẹ bầu bị cúm A thì cần đặc biệt cẩn thận. Khi phát hiện ra các triệu chứng cúm a bà bầu nên đến cơ sở y tế để được khám và được hướng dẫn cách điều trị. Các biện pháp cần thực hiện trong trường hợp này bao gồm:

Không tự ý sử dụng các loại thuốc trị cúm A

Bà bầu không nên sử dụng các loại thuốc điều trị nếu bị cúm A. Lý do là vì một số loại thuốc có thể có tác động tiêu cực và gây hại cho thai nhi, bao gồm cả nguy cơ dị tật. Thay vào đó, các bà bầu cần liên hệ với bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để được khám và tư vấn. 

Khi đến khám bác sĩ, các bạn sẽ được đề xuất các biện pháp cách ly, chế độ dinh dưỡng, các biện pháp tự nhiên để giảm triệu chứng cúm và bảo vệ sức khỏe của thai nhi. Gặp bác sĩ và tuân thủ các chỉ định của họ là điều cực kỳ quan trọng để đảm bảo an toàn cho bà bầu và thai nhi trong quá trình điều trị cúm A.

Cách ly ở phòng riêng

Cúm A là một bệnh lây nhiễm bởi vậy khi bà bầu bị cúm A cần cách ly ở một phòng riêng. Bà bầu bị cúm A cần đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, hạn chế tiếp xúc với vật dụng xung quanh và rửa tay thường xuyên.

Chú trọng đến dinh dưỡng

Khi bị cúm A, các bà bầu cần phải chú ý tới việc tiếp nhận các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Chế độ ăn uống mẹ bầu bị cúm A cần đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi. Ngoài ra nên bổ sung thêm trái cây giàu vitamin C như cam, quýt để tăng cường hệ miễn dịch và chống bệnh.

Chú ý đến sinh hoạt hàng ngày 

Bên cạnh việc chú trọng đến dinh dưỡng thì việc chú ý đến sinh hoạt hàng ngày cũng là điều mà các mẹ bầu bị cúm A cần để tâm. Khi bị cúm A, các mẹ bầu nên tắm nước ấm để giúp thư giãn cơ thể và để tăng cường tuần hoàn máu. Việc nghỉ ngơi đầy đủ, đúng giờ cũng sẽ giúp cơ thể các mẹ bầu nhanh chóng phục hồi. Ngoài ra các mẹ bầu cần chú ý đến sức khỏe tinh thần để tránh căng thẳng mệt mỏi và các biến chứng cúm A khác.

Cách chăm sóc cho bà bầu bị cúm A 

Trong trường hợp bà bầu bị cúm A có biểu hiện nhẹ và được bác sĩ đồng ý điều trị tại nhà có thể áp dụng một số biện pháp sau để cải thiện triệu chứng, giúp cải thiện sức khỏe của người bệnh: 

  • Bà bầu cần được nghỉ ngơi nhiều hơn, không nên làm những công việc quá sức để tránh đau bụng, đau lưng khi mang thai
  • Cho bà bầu uống đủ lượng nước để tránh tình trạng mất nước do sốt, làm dịu đi những cơn đau họng. 
  • Mẹ bầu bị cúm A nên súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày nếu thấy xuất hiện các triệu chứng ho và đau họng. 
  • Chế độ ăn uống của thai phụ nhiễm cúm A cần đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C và kẽm để tăng cường hệ miễn dịch
  • Sử dụng nước nhỏ mũi hoặc thuốc xịt mũi mỗi ngày để vệ sinh sạch sẽ mũi và giảm bớt mức độ của các mô bị viêm. 

Trên đây là những thông tin mà Hapacol muốn đem đến cho các bạn. Hy vọng sau khi đọc bài viết này các bạn đã có câu trả lời về các câu hỏi cúm A có ảnh hưởng đến thai nhi không hay cúm A có nguy hiểm cho bà bầu không. Từ đó, có thể có những biện pháp phòng và chống cúm A một cách tốt nhất để có một thai kỳ khỏe mạnh. 

Các bài viết khác

Cách điều trị Cúm A an toàn để tránh biến chứng Cúm A

Trên thế giới hiện nay, cúm A (còn được gọi là cúm mùa) vẫn là một bệnh truyền nhiễm phổ biến và...

Cúm A H5N1 là gì? Cách phòng chống và điều trị H5N1

Cúm A H5N1 là căn bệnh lây nhiễm nguy hiểm gây ra bởi virus H5N1. Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ...

Bệnh Cúm mùa có nguy hiểm không? Chi tiết về Cúm mùa từ A-Z

Cúm mùa là loại bệnh ai cũng đã từng bị qua với khả năng truyền nhiễm nhanh chóng. Bệnh cúm xuất hiện...

Sau khi tiêm vắc xin cúm mùa có bị sốt không?

Tiêm vắc xin cúm mùa có bị sốt không? Đây là câu hỏi mà nhiều mẹ đang băn khoăn. Vì thế bạn...

Trẻ đêm là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Theo các chuyên gia, nhiệt độ bình thường ở trẻ nhỏ dao động từ 36,8 độ C đến 37,3 độ C. Tuy...