Cẩm Nang | Bé sốt cao về chiều và đêm là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Bé sốt cao về chiều và đêm là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, nhiệt độ bình thường ở trẻ nhỏ dao động từ 36,8 độ C đến 37,3 độ C. Tuy nhiên, nhiệt độ buổi chiều và tối thường tăng hơn buổi sáng khoảng nửa độ (tức khoảng 37,3 độ C – 37,8 độ C). Vì thế, chỉ có thể xác định trẻ bị sốt về đêm khi có nhiệt độ trên 38 độ C và trẻ sốt cao về đêm nếu có nhiệt độ từ 39 – 40 độ C. Vậy điều gì đã khiến cho trẻ bị sốt về chiều đêm?

Bé hay bị sốt cần theo dõi và điều trị đúng cách

Trẻ sốt về chiều và đêm vô cùng phổ biến nhưng cũng rất nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách.

1. Điểm danh các nguyên nhân phổ biến khiến bé sốt cao về đêm

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sốt cao về đêm, cụ thể:

  • Nhiễm trùng (viêm đường hô hấp, viêm ruột, bị nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng da, sốt do nhiễm lao…) hoặc nhiễm siêu vi: Đây là 2 nguyên nhân gây ra hầu hết các cơn sốt, bao gồm cả sốt ở người lớn và sốt cao về chiều cũng như sốt cao về đêm ở trẻ. Khi bị nhiễm trùng hoặc nhiễm siêu vi (siêu vi trùng) cơ thể sẽ chống lại chúng bằng cách kích thích các cơ chế bảo vệ tự nhiên, và sốt là biểu hiện của cơ chế này.
  • Tiêm ngừa: Cơ chế gây sốt do tiêm ngừa cũng tương tự như khi bé bị nhiễm trùng hoặc nhiễm siêu vi. Cần lưu ý rằng, bản chất của vaccine là chế phẩm có chứa kháng nguyên (có thể là các vi rút hoặc vi khuẩn sống đã được giảm độc lực, hay bị bất hoạt, giết chết) “bắt chước” giống như nhiễm trùng tự nhiên nhằm kích thích cơ thể tạo nên miễn dịch. Do đó sau khi tiêm vaccine, trẻ bị sốt về đêm là hiện tượng bình thường do lúc này cơ thể trẻ đang chống lại các “mô phỏng” nhiễm trùng tự nhiên.
  • Mặc quần áo quá mức: Trẻ sơ sinh có thể bị sốt nếu mặc quần áo quá nóng hoặc ở trong môi trường nóng vì bản thân các bé không điều chỉnh được thân nhiệt tốt như trẻ lớn. Thế nhưng, sốt ở trẻ sơ sinh cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nghiêm trọng. Do đó, khi trẻ sơ sinh bị sốt về chiều hoặc bé sốt về đêm, bố mẹ vẫn nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
  • Các nguyên nhân khác: Trúng nắng, trúng nóng, mọc răng, sử dụng kháng sinh kéo dài … cũng có thể làm trẻ sốt về chiều và trẻ hay sốt về đêm.
Nguyên nhân khiến trẻ sốt cao về đêm

Thời tiết chuyển mùa, kèm theo mưa là điều kiện thuận lợi cho các loại virus gây bệnh phát triển mạnh.

  Ho sốt cao kéo dài không rõ nguyên nhân do đâu?

2. Bé hay bị sốt về chiều và đêm có nguy hiểm không?

Sốt không phải là bệnh mà là một trong những biểu hiện phổ biến của cơ thể. Vì thế dù ở bất kỳ độ tuổi nào, bạn cũng có thể bị sốt. 

Theo các chuyên gia, trẻ càng nhỏ càng dễ bị sốt. Thế nhưng bố mẹ không cần phải quá lo lắng bởi ở trẻ nhỏ thường dễ hạ sốt nếu tìm ra nguyên nhân và xử lý nguyên nhân. 

Thông thường, sốt ở nhiệt độ bình thường ( 38 – 40,5 độ C) không quá nguy hiểm và có thể khỏi dần sau 2, 3 ngày. Trong khi đó, nếu bé sốt cao về chiều và đêm trên 40,5 độ C thì vô cùng nguy hiểm bởi ngưỡng này rất dễ xảy ra co giật. Tuy nhiên ở nhiều trẻ có tiền căn co giật thì ngưỡng sốt gây co giật có thể thấp hơn, thậm chỉ chỉ cần sốt dưới 38 độ C là có nguy cơ gây co giật. Vì thế khi trẻ sốt cao về chiều và đêm, bố mẹ cần theo dõi bé liên tục nhằm tránh những rủi ro không đáng có.

3. Nên làm gì khi trẻ em sốt về đêm?

Khi bé ho sốt về chiều hoặc ho sốt về đêm, bố mẹ nên

– Lau người bằng nước ấm cho bé.

– Cho bé uống nhiều nước, trẻ còn bú mẹ thì vẫn cho bú theo nhu cầu.

– Khi đã qua cơn sốt cho bé ăn nhẹ, thức ăn dễ tiêu, và tăng lên từ từ.

– Theo dõi các dấu hiệu đi kèm sốt để tìm ra nguyên nhân gây sốt và lưu ý những dấu hiệu trở nặng của trẻ .

– Thuốc: Paracetamol (Hapacol) 

Không nên:

– Không nên chườm lạnh khi bé đang sốt. 

– Không dùng rượu hay chanh để lau cho bé vì dễ gây ngộ độc và dễ tổn thương da 

– Không cho trẻ uống aspirin do có liên quan đến hội chứng Reye (một bệnh hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong.) 

Cho bé uống nhiều nước khi sốt

Bố mẹ nên khuyến khích bé uống nhiều nước để hạ sốt.

4. Khi nào nên đưa trẻ đến bác sĩ?

Khi bé sốt cao về đêm, sẽ rất nguy hiểm nếu xuất hiện các dấu hiệu sau:

– Bé sốt cao khó hạ dù đã thực hiện các biện pháp như lau mát, uống thuốc hạ nhiệt, bổ sung nước….

– Xuất hiện triệu chứng nguy hiểm khác như nôn ói , thở khò khè, thở mệt, giật mình hoảng hốt, lạnh tay lạnh chân

– Bé sốt cao 2 ngày liên tục hoặc sốt tái đi tái lại kéo dài hơn 1 tuần.

Với trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi khi bị sốt về chiều và đêm, dù chưa xuất hiện các biểu hiện trên thì bố mẹ vẫn cần đi khám để tìm nguyên nhân, nhất là trẻ còn trong tháng mà bị sốt.

5. Làm thế nào để phòng tránh trẻ bị sốt về đêm?

Để phòng tránh trường hợp trẻ sốt về chiều cũng như những bệnh lý truyền nhiễm khác, bố mẹ cần:

– Hướng dẫn bé rửa tay bằng xà phòng và nước trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi hắt hơi. 

– Mang theo dung dịch rửa tay cho bé nếu nơi sắp đi đến không có xà phòng và nước. 

– Dạy bé cố gắng tránh dùng tay chạm vào mũi, miệng hoặc mắt, vì đây là những cách chính mà vi rút và vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể và gây nhiễm trùng.

– Hướng dẫn bé che miệng khi ho và che mũi khi hắt hơi.

– Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần tăng cường các dưỡng chất cho bé trong mỗi bữa cơm, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa vì đây là thời điểm bé rất dễ bị bệnh nhất.

  4 biện pháp giúp hạ sốt nhẹ hiệu quả tại nhà

Trẻ bị sốt về đêm khiến rất nhiều bố mẹ lo lắng. Hapacol 250 với 250mg paracetamol chính là giải pháp dành cho bố mẹ. Sản phẩm giúp hạ sốt, giảm đau cho trẻ nhanh chóng trong các trường hợp: cảm, cúm, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, mọc răng, sau khi tiêm chủng, sau phẫu thuật…

Hapacol 250 giúp bé hạ sốt nhanh khi bé hay bị sốt.

Hapacol 250 có hương vị cam thơm ngon, giúp bé hạ sốt nhanh, mẹ an tâm.


Nguồn tham khảo:

http://www.benhviennhi.org.vn/news/detail/2090/nhung-luu-y-khi-tre-bi-sot.html

https://kidshealth.org/en/parents/fever.html

Các bài viết khác

Tiêm sởi có sốt không: Những điều cha mẹ cần biết

Tiêm phòng vắc-xin sởi cho bé là việc làm rất cần thiết. Tuy nhiên, sau khi tiêm sởi có sốt không là...

Ho sốt cao kéo dài không rõ nguyên nhân do đâu?

Sốt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh....

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc trẻ em sốt cao nhưng chân tay lạnh

Làm thế nào để giúp bé hạ sốt và cảm thấy dễ chịu hơn khi bị sốt cao nhưng chân tay lạnh....

Điểm mặt 7 bệnh mùa mưa thường gặp nhất bạn nên lưu ý

Sốt xuất huyết, cảm lạnh, bệnh về da, bệnh thương hàn… là các bệnh mùa mưa phổ biến mà bất kỳ ai...

Sốc sốt xuất huyết: Nên làm gì khi bệnh trở nặng?

Sốc sốt xuất huyết Dengue nặng là triệu chứng nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp...

Bị muỗi đốt có thể gây bệnh gì? Điểm mặt 10 bệnh nguy hiểm

Muỗi là một trong những loài động vật hút máu xuất hiện phổ biến ở nhiều quốc gia. Thế nhưng nếu bị...