Cẩm Nang | Cẩm nang | Bệnh Cúm mùa có nguy hiểm không? Chi tiết về Cúm mùa từ A-Z

Bệnh Cúm mùa có nguy hiểm không? Chi tiết về Cúm mùa từ A-Z

Cúm mùa là loại bệnh ai cũng đã từng bị qua với khả năng truyền nhiễm nhanh chóng. Bệnh cúm xuất hiện lần đầu tiên tại Ý vào năm 1580 và sau đó có mặt trên khắp hành tinh. Vậy bạn đã biết những dấu hiệu mắc bệnh và cách điều trị chưa? Bài viết của Hapacol sẽ giải đáp các vấn đề về bệnh cúm mùa một cách chi tiết. 

Cúm mùa là gì?

Người bị cúm mùa thường hắt hơi liên tục

Người bị cúm mùa thường hắt hơi liên tục

Cúm mùa là gì? Bệnh cúm mùa là loại bệnh được gây ra bởi virus cúm (influenza virus) và lan truyền với tốc độ nhanh chóng. 
cu
Ở Việt Nam, bệnh cúm mùa thường được gây ra bởi các loại virus A,B,C và phổ biến nhất là chủng virus cúm A, B. Cúm mùa có thể lây lan thành đại dịch, cướp đi mạng sống của hàng triệu người. Bất cứ ai cũng có thể mắc cúm mùa, bệnh có thể diễn tiến nghiêm trọng nếu không phát hiện và điều trị đúng cách. Cúm mùa diễn tiến nghiêm trọng ở những người có bệnh nền, bệnh mạn tính, hệ miễn dịch suy giảm.

Dấu hiệu và nguyên nhân bị Cúm mùa 

Bệnh cúm mùa có rất nhiều dấu hiệu từ nhẹ cho tới nghiêm trọng. Do đó, bạn cần nhanh chóng tới bệnh viện để kiểm tra khi thấy mình xuất hiện những triệu chứng cúm mùa dưới đây: 

Như đã biết, cúm mùa là loại bệnh được gây ra bởi vi Virus Influenza. Tuy nhiên, việc lây truyền bệnh cúm mùa xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác như:

  • Do thời Thời tiết: Vào những màu thời tiết biến đổi thất thường dẫn đến độ ẩm không khí thấp, đây là điều kiện hoàn hảo cho virus phát triển và xâm nhập vào cơ thể người 
  • Có bệnh lý nền trước đó: Nhưng người có bệnh lý nền thường hệ miễn dịch của họ rất thấp, điều này giúp virus dễ dàng xâm nhập vào người và phát tán bệnh cúm mùa. Nếu bạn mắc các bệnh như đái tháo đường, suy thận, suyễn,…nên cẩn thận vào các mùa mà bệnh này bùng phát. 
  • Do hàng rào hệ miễn dịch chưa vững chắc và những người có sức đề kháng yếu như trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú, người đang điều trị thuốc kéo dài (HIV/AIDS).

Điều trị cúm mùa

Nếu gặp phải các triệu chứng cúm mùa ở người lớn như trên, điều bạn cần là giảm nhẹ và loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng. Người mắc cúm cấp độ nhẹ có thể tự điều trị tại nhà. Đối với những người mắc cúm ở mức độ nặng cần đến bác sĩ thăm khám, nhập viện để được chăm sóc điều trị và thực hiện các chăm sóc phòng ngừa nhiễm khuẩn. 

Người bị bệnh cúm mùa nên được nghỉ ngơi cho tới khi hạ sốt, ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và uống nhiều nước. Hãy sử dụng nước muối loãng có tính sát khuẩn cao để vệ sinh họng 2-3 lần mỗi ngày. Ngoài ra cần thông tắc và vệ sinh mũi bằng thuốc xịt. 

Sử dụng thuốc để điều trị cúm mùa 

Sử dụng thuốc để điều trị cúm mùa

Thuốc điều trị Cúm mùa 

Thuốc đặc trị cúm mùa có khả năng kháng virus thường được sử dụng đối với những trường hợp người bệnh diễn tiến nặng, có biến chứng. Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị cúm mùa:

  • Thuốc giảm sốt, ho, đau đầu: Nhóm thuốc này được chia thành liều uống cho người trưởng thành và trẻ em, dựa theo cân nặng của từng người. Người bệnh cần dùng các loại thuốc này cách nhau từ 4-6 giờ. 
  • Thuốc giảm triệu chứng sổ mũi, hắt hơi, ho: Có tác dụng trong việc làm co các động mạch nhỏ, mao mạch và tĩnh mạch. Từ đó đẩy máu đi các nơi khác, làm thông thoáng hốc mũi để bệnh nhân dễ thở.
  • Thuốc giảm ho: Bác sĩ sẽ dựa theo tình trạng ho ở mỗi bệnh nhân để quyết định xem bệnh nhân có phải sử dụng thuốc trị cúm mùa hay không. Những bệnh nhân ít ho, ho nhẹ thì không bắt buộc phải sử dụng thuốc giảm ho. Còn nếu ho nhiều, ho thường xuyên, rát họng thì cần uống thuốc theo chỉ định. 
  • Thuốc kháng virus cúm: Thuốc đặc trị thường được bác sĩ chỉ định sử dụng đối với những trường hợp  bệnh nhân mắc cúm có biến chứng hoặc một số yếu tố nguy cơ. 

Cách phòng chống bệnh Cúm mùa 

Để phòng chống bệnh cúm mùa thì tiêm vaccine nên là lựa chọn hàng đầu vì đây là giải pháp hiệu quả nhất. Vaccine khi tiêm vào người, tạo ra một hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của virus influenza (hiệu quả đến 97%).

Đặc biệt, đối với mẹ bầu, trẻ em, người già và người mắc các bệnh lý nền cần tiêm đều hàng năm để ngăn nguy cơ xâm nhập của loại virus này vì họ là những đối tượng dễ mắc bệnh và nếu mắc bệnh thì sẽ có nhiều biến chứng hơn người bình thường.  

Bên cạnh đó, bạn nên thực hiện những cách sau đây để phòng chống bệnh cúm mùa hiệu quả:

  • Giữ ấm cho cơ thể, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn, vệ sinh mũi và họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày
  • Sử dụng khẩu trang khi ra đường và che miệng khi hắt hơi: Đây không chỉ là cách bảo vệ bản thân mà còn bảo vệ cộng đồng khỏi virus cúm mùa. 
  • Tập thể dục và sống lạnh mạnh.
  • Tránh những nơi có người bị mắc bệnh cúm mùa.
  • Khi ra đường về thì rửa tay sạch trước khi chạm vào mắt, mũi, miệng.
  • Làm sạch nhà cửa thường xuyên tránh virus trú ngụ. 
  • Không nên để nhiệt độ phòng thấp dưới 20 độ và giữ độ ẩm trên 50%.

Các câu hỏi thường gặp về bệnh Cúm mùa  

Trẻ mắc bệnh cúm mùa bao lâu thì khỏi?

Nếu bệnh vừa mới phát và có triệu chứng cảm nhẹ thì các mẹ chỉ cần áp dụng điều trị tốt thì các triệu chứng sẽ hết sau 5 đến 7 ngày. Bệnh khỏi hẳn trong 7 đến 10 ngày 

Làm gì để hồi phục cơ thể cho trẻ khi mắc bệnh cúm mùa?

Khi trẻ mắc bệnh cúm mùa thì các mẹ cần chú ý thực hiện các bước sau:

  • Theo dõi nhiệt độ của trẻ và chú ý cho trẻ uống thuốc hạ sốt đầy đủ
  • Vệ sinh mũi và tay cho trẻ
  • Lau người thường xuyên
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ 

Bài viết trên chúng tôi đã cung cấp cho bạn từ A đến Z về bệnh cúm mùa cũng như các nguyên nhân mắc bệnh và cách điều trị. Bạn nên thường xuyên chú ý đến sức khỏe của mình để tránh việc gặp những biến chứng đáng tiếc. 

Cúm mùa là loại bệnh ai cũng đã từng bị qua với khả năng truyền nhiễm nhanh chóng. Bệnh cúm xuất hiện lần đầu tiên tại Ý vào năm 1580 và sau đó có mặt trên khắp hành tinh. Vậy bạn đã biết những dấu hiệu mắc bệnh và cách điều trị chưa? Bài viết của Hapacol sẽ giải đáp các vấn đề về bệnh cúm mùa một cách chi tiết. 

Các bài viết khác

Cúm A H5N1 là gì? Cách phòng chống và điều trị H5N1

Cúm A H5N1 là căn bệnh lây nhiễm nguy hiểm gây ra bởi virus H5N1. Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ...

Bà bầu bị cúm A có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Sức khỏe và sự an toàn của thai nhi là mối quan tâm hàng đầu của các bà bầu. Tuy nhiên trong...

Sau khi tiêm vắc xin cúm mùa có bị sốt không?

Tiêm vắc xin cúm mùa có bị sốt không? Đây là câu hỏi mà nhiều mẹ đang băn khoăn. Vì thế bạn...

Trẻ đêm là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Theo các chuyên gia, nhiệt độ bình thường ở trẻ nhỏ dao động từ 36,8 độ C đến 37,3 độ C. Tuy...

Những lưu ý khi chuẩn bị thực đơn cho trẻ bị ho sốt

Trẻ bị ho, sốt do cảm lạnh, cảm cúm… cần được bồi dưỡng bằng thực phẩm phù hợp nhằm tăng cường sức...