Cẩm Nang | CẢM CÚM THEO MÙA: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH XỬ LÝ

CẢM CÚM THEO MÙA: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH XỬ LÝ

Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan, biểu hiện đặc trưng là ho sốt nhiều ngày, đau nhức cơ bắp… Vậy làm thế nào để phân biệt cúm mùa với các bệnh cảm sốt khác? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị cúm mùa.

1. Nguyên nhân và triệu chứng

1.1 Nguyên nhân gây bệnh cúm theo mùa

Bệnh cúm (hay cúm mùa) là bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm A, B, C gây ra. Người và động vật đều có thể bị nhiễm virus cúm. Chủng hay gây cúm ở người nhất là chủng A và B.

1.2 Triệu chứng của bệnh cúm mùa

Triệu chứng của người bị mắc bệnh cúm mùa sẽ là sốt ho, đau mỏi toàn thân, nhức đầu, chảy nước mũi, đau họng, mệt mỏi… Một số trường hợp có thể ói mửa và tiêu chảy, đối tượng thường gặp là trẻ em nhiều hơn so với người lớn.

Người bệnh cúm mùa thường có triệu chứng sốt cao ho nhiều

Sốt cao ho nhiều là biểu hiện thường gặp của cúm mùa

2. Những ai dễ mắc cúm mùa nhất?

Bệnh cúm mùa khá phổ biến, bất kỳ đối tượng nào từ già đến trẻ đều có thể mắc phải. Tuy nhiên với một số đối tượng dưới đây, rủi ro gặp biến chứng do cúm gây ra sẽ nhiều hơn so với nhóm đối tượng khác, đó là:

  • Trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi;
  • Người lớn, nhất là người trên 65 tuổi;
  • Phụ nữ đang mang thai;
  • Người bị suy giảm hệ miễn dịch;
  • Người bị béo phì;
  • Người mắc bệnh lý mãn tính như hen suyễn, bệnh phổi, tim mạch, HIV/AIDS hoặc ung thư…

Bên cạnh đó, những người làm việc tại các môi trường công cộng, tiếp xúc với nhiều người cũng rất dễ bị lây nhiễm cúm vì đây là bệnh truyền qua đường hô hấp, cụ thể như : làm việc tại bệnh viện, trường học và nơi công sở.

3. Điều trị cúm mùa

Ho sốt ở bệnh cúm mùa có nhiều dấu hiệu khiến người bệnh bị nhầm lẫn với cảm sốt thông thường nên dễ chủ quan xem nhẹ. Nếu không được điều trị sớm ngay từ đầu, bệnh có thể biến chuyển nặng hơn, gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như viêm phổi, suy hô hấp, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Không những thế, cúm còn là khởi nguồn của các bệnh liên quan như: viêm tai giữa, viêm xoang, viêm đường tiết niệu…

Với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ nếu bị nhiễm cúm thì rất dễ bị sảy thai, thai lưu hoặc dị tật thai nhi. Khi bị cúm, bà bầu cần phải chú ý khám thai và siêu âm mỗi 2 tuần trong 2 tháng đầu và khám định kỳ theo lịch. Không nên tự ý uống thuốc điều trị, mọi việc cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Cúm mùa có nguy hiểm không? Cúm mùa thông thường tiến triển lành tính, có thể khỏi trong vòng 1-2 tuần. Thế nhưng không nên chủ quan trong nguy cơ biến chứng của bệnh. Trong đó, biến chứng nguy hiểm nhất của cúm là hội chứng Reye làm sưng phù ở gan và não. Đây là biến chứng nghiêm trọng có tỷ lệ tử vong cao. Trẻ em từ 2-16 tuổi là đối tượng dễ bị biến chứng cúm mùa nhất. Biểu hiện dễ nhận biết là bệnh nhân đột nhiên nôn mửa, mê sảng, co giật đi vào hôn mê sâu rồi dẫn đến tử vong.

Cúm mùa có thể gây nguy hiểm nếu không được chữa trị

Cúm mùa không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm

Do đó, nếu thấy các triệu chứng như sốt cao ho nhiều, ớn lạnh trong người, nhức đầu, buồn nôn, đau họng, nghẹt mũi, toàn thân mệt mỏi… người bệnh cần được điều trị ngay. Ngoài ra người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý như ăn đồ dễ tiêu và thường xuyên uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, bổ sung các vitamin và cân bằng nước điện giải.

4. Cách phòng ngừa bệnh cúm mùa

Cúm mùa rất dễ lây qua tiếp xúc thông thường, do đó để phòng bệnh, chúng ta cần rửa tay bằng xà phòng thường xuyên; che miệng khi đang ho hoặc hắt hơi; không tiếp xúc với người bệnh cúm; vệ sinh cá nhân lẫn môi trường xung quanh; khi có dịch cúm cần mang khẩu trang trước khi đến nơi công cộng như bệnh viện, siêu thị, công viên…

Các đối tượng dễ tổn thương bởi cúm như người mắc bệnh mạn tính, trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ có thai không nên tiếp xúc với người đang bị cúm hoặc với người nghi mắc cúm.

Súc mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Bổ sung dinh dưỡng tăng sức đề kháng của cơ thể. Khi trời lạnh, chú ý giữ ấm cơ thể. Thường xuyên vận động rèn luyện thể chất.

Biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa cúm đó chính là tiêm vắc xin.Theo báo cáo của các nhà khoa học Canada, vắc xin cúm có thể làm giảm tới 50% nguy cơ gây ra biến chứng nặng như đau tim, đột quỵ và tử vong.

Trong thời điểm dịch bệnh phức tạp như hiện nay, việc bảo vệ bản thân trước nguy cơ mắc bệnh là vô cùng quan trọng không chỉ cho sức khỏe chính mình mà còn cho cộng đồng. Khi thấy có các triệu chứng như ho sốt, mệt mỏi, mất vị giác… cần liên hệ ngay với nhân viên y tế để được hỗ trợ kịp thời.

Nguồn tham khảo: https://vnvc.vn/benh-cum-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-phong-ngua-hieu-qua/

Các bài viết khác

TRƯỜNG HỢP TRẺ SỐT CAO NÊN NHẬP VIỆN NGAY

Sốt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể chống lại các tác nhân bên ngoài xâm nhập. Trẻ bị sốt...

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc và cách chữa nấc cho trẻ

Trẻ sơ sinh bị nấc không phải hiện tượng hiếm, thế nhưng bố mẹ không nên chủ quan, vì nếu không có...

NÊN CHO TRẺ ĂN GÌ KHI BỊ SỐT ĐỂ NHANH LẤY LẠI SỨC?

Tùy theo độ tuổi mà chế độ ăn uống của trẻ có nhiều sự khác biệt. Khi bị sốt dinh dưỡng là...

5 CÁCH PHÒNG NGỪA CẢM LẠNH ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ

Thời tiết giao mùa là lúc cơ thể dễ mắc cảm lạnh nhất. Tuy không phải bệnh nghiêm trọng, nhưng bị ho...

CẢM LẠNH & CẢM CÚM: LÀM GÌ KHI THỜI TIẾT THAY ĐỔI?

Cảm lạnh và cảm cúm là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau. Tuy có một số biểu hiện giống nhau nhưng đây...

HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC KHI TRẺ CÓ DẤU HIỆU BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị viêm đường hô hấp trên. Khi thấy trẻ ho sốt, đừng chủ quan mà hãy...