Cẩm Nang | CẢM LẠNH & CẢM CÚM: LÀM GÌ KHI THỜI TIẾT THAY ĐỔI?

CẢM LẠNH & CẢM CÚM: LÀM GÌ KHI THỜI TIẾT THAY ĐỔI?

Cảm lạnh và cảm cúm là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau. Tuy có một số biểu hiện giống nhau nhưng đây là 2 bệnh hoàn toàn riêng biệt. Những biểu hiện thường gặp của 2 bệnh này giống nhau ở một số điểm như hắt hơi, đau họng, ho sốt cao… Thế nhưng về mức độ nguy hiểm, bệnh cúm hơn hẳn so với các triệu chứng cảm lạnh. Do đó chúng ta cần học cách nhận biết 2 bệnh này để có hướng xử lý phù hợp.

Cảm lạnh và cảm cúm gây sốt khi thay đổi thời tiết

Theo BS Trịnh Ngọc Bình, BV Chợ Rẫy: “Tuy có một số triệu chứng giống nhau, nhưng cảm lạnh và cảm cúm do các loại virus khác nhau gây ra. Với cảm lạnh, có hơn 200 loại virus gây bệnh, phổ biến nhất là Rhinovirus, Coronavirus và virus Parainfluenza (RSV). Còn với bệnh cúm thì chỉ có 3 loại virus gây ra đó là virus cúm A, B hoặc C. Đặc biệt virus cúm A, B thường xâm nhập ở người và tốc độ lây nhiễm rất nhanh và một số chủng cúm nguy hiểm như A/H1N1, H5N1 đều có khả năng gây tử vong cao”.

Mức độ của các triệu chứng của bệnh cúm thường nặng hơn bệnh cảm lạnh rất nhiều, diễn tiến nhanh, và thay đổi liên tục, khó kiểm soát. Khi bị cúm, bệnh thường kéo dài khoảng 1-2 tuần, trong một số trường hợp hiện tượng mệt mỏi còn kéo dài tới 2-3 tuần sau khi khỏi bệnh.

Biểu hiện của cảm cúm đó là ho sốt lên tới 39 – 40 độ C, đau họng kèm theo rét run, ớn lạnh, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, choáng, ho khạc đờm có mủ. Nếu bị nhiễm cúm gia cầm có thể xuất hiện hiện tượng nôn ói, tiêu chảy liên tục và nhức đầu dữ dội.

Nếu người bệnh cảm lạnh hay cảm cúm có các biểu hiện như: đau thắt ngực, đau đầu dữ dội, khó thở, choáng váng, nôn ói liên tục, da dẻ tím tái, ở trẻ nhỏ thường bỏ bú, cả người ủ rũ đi kèm phát ban thì cần được đưa tới cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị, không được tự ý dùng thuốc tại nhà khi không có hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài cảm lạnh và cảm cúm, những bệnh đường hô hấp dễ gặp trong thời điểm giao mùa đó là: viêm mũi họng, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi và những bệnh mạn tính như hen phế quản, giãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn. Các đối tượng dễ mắc nhất đó là trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai…

Các triệu chứng cảm cúm và cảm lạnh bạn nên biết

Các triệu chứng của cảm cúm thường nặng hơn các triệu chứng của cảm lạnh. Cảm cúm thường đi kèm với các triệu chứng sau:

  • Sốt cao trên 38 độ C
  • Đau nhức cơ bắp
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Ho khan
  • Sổ mũi
  • Đau họng

Cảm lạnh thường đi kèm với các triệu chứng sau:

  • Sốt nhẹ, hoặc không sốt
  • Ho khan hoặc có đờm
  • Sổ mũi
  • Đau họng
  • Mệt mỏi
Ho sốt là biểu hiện đặc trưng của cảm cúm và cảm lạnh

Ho sốt là biểu hiện đặc trưng của cảm cúm và cảm lạnh

Thời gian ủ bệnh

Thời gian ủ bệnh của cảm cúm thường là 1-4 ngày, trong khi thời gian ủ bệnh của cảm lạnh thường là 1-3 ngày.

Thời gian khỏi bệnh

Hầu hết các trường hợp cảm cúm và cảm lạnh sẽ tự khỏi trong vòng 7-10 ngày.

Biến chứng

Cảm cúm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm phổi, viêm tai giữa, và viêm cơ tim. Cảm lạnh thường không gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Điều trị cảm lạnh và cảm cúm có gì khác nhau?

Cảm lạnh và cảm cúm là 2 bệnh gây nên bởi virus nên không có thuốc đặc trị hiệu quả, mà cách điều trị của 2 bệnh này chính là sử dụng những biện pháp để giảm các triệu chứng khi bị bệnh. Do đó, việc điều trị cảm lạnh và cảm cúm sẽ giống nhau về phương pháp điều trị nhưng sẽ khác nhau về cách điều trị các triệu chứng của từng bệnh.

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Điểm giống và khác nhau của cảm lạnh và cảm cúm

Điểm giống và khác nhau của cảm lạnh và cảm cúm

Làm sao để bạn phân biệt được triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm? Câu trả lời là sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể. Các triệu chứng cảm cúm thường giống các triệu chứng cảm lạnh, như nghẹt mũi, ho, đau và khó chịu.

Tuy nhiên, cảm lạnh thông thường hiếm khi làm bạn sốt trên 38°C. Đối với cảm cúm, triệu chứng đầu tiên là sốt cao ho nhiều và bạn sẽ cảm thấy mệt lả. Tình trạng đau nhức cơ thể và cơ bắp cũng phổ biến hơn ở người mắc bệnh cúm. Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa các triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm, bạn có thể tham khảo bảng so sánh sau:

Triệu chứng

Cảm lạnh

Cảm cúm

Sốt

Đôi khi xảy ra nhưng nhẹ

Thường xuyên xảy ra; sốt cao (38-39°C), đặc biệt ở trẻ em; kéo dài 3-4 ngày

Đau đầu

Thỉnh thoảng xảy ra

Thường xảy ra

Đau nhức

Nhẹ

Thường xảy ra với mức độ nghiêm trọng

Mệt mỏi/Yếu

Đôi khi xảy ra

Thường xảy ra, kéo dài 2-3 tuần

Mệt lả

Không có

Thường xảy ra ở giai đoạn đầu của bệnh

Nghẹt mũi

Phổ biến

Đôi khi xảy ra

Sổ mũi

Phổ biến

Đôi khi xảy ra

Đau họng

Phổ biến

Đôi khi xảy ra

Ho hoặc khó chịu ở ngực

Ho khan, mức độ từ nhẹ đến vừa

Phổ biến, mức độ nghiêm trọng

Phòng ngừa như thế nào?

Để phòng tránh cảm lạnh và cảm cúm, bạn cần thực hiện các biện pháp dưới đây, nhất là trong thời điểm giao mùa, nguy cơ dịch bệnh tăng cao.

Cân bằng dinh dưỡng

Bổ sung nhiều loại rau, củ, quả, ăn các thực phẩm làm từ lúa mì, quả óc chó… và những thực phẩm giàu khoáng chất Selenium, vitamin C từ các loại quả có múi như cam, chanh.

Không để cơ thể nhiễm lạnh

Khi trời lạnh nên trang bị đầy đủ áo khoác, mũ nón, khẩu trang khi đi ra đường. Mặc quần áo bằng vải len mỏng hoặc chất liệu cotton vì thấm hút mồ hôi tốt, vừa có thể giữ ấm cho cơ thể. Chú ý giữ ấm chân trong mùa lạnh.

Uống đủ nước

Nếu bị cúm hay cảm lạnh, gặp hiện tượng sốt ho, để hạ nhiệt nhanh, bạn cần uống nhiều nước (có thể là nước lọc, nước hoa quả, cháo, súp…), nhất là nước ấm.

Rửa tay

Cho dù đang khỏe mạnh hay bị cảm cúm, cảm lạnh, bạn nên thường xuyên giữ vệ sinh bằng cách rửa tay thường xuyên. Điều này hạn chế các virus mới xâm nhập vào cơ thể.

Có hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp bạn phòng ngừa bệnh

Có hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp bạn phòng ngừa bệnh

Súc miệng bằng nước muối

Thói quen này cần được thực hiện vài lần mỗi ngày giúp làm giảm triệu chứng viêm họng cũng như ngăn nhiễm trùng không phát sinh. Bạn có thể sử dụng nước ấm để không tổn thương niêm mạc họng và có thể cho thêm một chút tinh chất từ củ nghệ tăng cường kháng viêm.

Giữ không gian nhà ở luôn thông thoáng

Khi sống trong không gian kín, không khí lưu thông kém tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh, từ đó nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn. Giải pháp là bạn nên mở cửa sổ từ 10 – 15 phút mỗi ngày, để phòng thông thoáng hơn.

Thường xuyên tập thể dục

Vận động làm nóng cơ thể và lưu thông máu nhanh hơn, làm giảm triệu chứng mệt mỏi và nhiễm trùng năng lượng với người đang bị bệnh cảm. Hơn nữa, tập luyện thể thao sẽ khiến bạn uống nhiều nước hơn, giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố. Từ đó hệ miễn dịch sẽ hoạt động tích cực, phòng tránh bệnh tật nhất là cảm lạnh và cảm cúm.

Trên đây là một số cách phòng ngừa ho sốt do cảm lạnh và cảm cúm gây ra. Thời tiết thay đổi là lúc nhiều dịch bệnh có xu hướng tăng mạnh, do đó mỗi người nên có biện pháp bảo vệ bản thân để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.

Nguồn tham khảo:

https://kenhthoitiet.vn/cam-cum-luc-giao-mua-phong-va-tri-the-nao-cho-hieu-qua-121841/

Các bài viết khác

NÊN CHO TRẺ ĂN GÌ KHI BỊ SỐT ĐỂ NHANH LẤY LẠI SỨC?

Tùy theo độ tuổi mà chế độ ăn uống của trẻ có nhiều sự khác biệt. Khi bị sốt dinh dưỡng là...

CẢM CÚM THEO MÙA: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH XỬ LÝ

Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan, biểu hiện đặc trưng là ho sốt nhiều ngày, đau nhức cơ...

5 CÁCH PHÒNG NGỪA CẢM LẠNH ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ

Thời tiết giao mùa là lúc cơ thể dễ mắc cảm lạnh nhất. Tuy không phải bệnh nghiêm trọng, nhưng bị ho...

HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC KHI TRẺ CÓ DẤU HIỆU BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị viêm đường hô hấp trên. Khi thấy trẻ ho sốt, đừng chủ quan mà hãy...

SỐT XUẤT HUYẾT CÓ BIẾN CHỨNG GÌ?

Sốt xuất huyết là bệnh đặc trưng ở các nước khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam. Sốt xuất huyết...

3 DẤU HIỆU CẢNH BÁO BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TRỞ NẶNG Ở TRẺ

Bệnh tay chân miệng là bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Vào những mùa cao điểm của dịch bệnh, trẻ có...