Cẩm Nang | SỐT XUẤT HUYẾT CÓ BIẾN CHỨNG GÌ?

SỐT XUẤT HUYẾT CÓ BIẾN CHỨNG GÌ?

Sốt xuất huyết là bệnh đặc trưng ở các nước khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam. Sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết tại đây.

1/ Nguyên nhân sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết nguyên nhân do virus Dengue gây ra, rất dễ bùng thành dịch. Bệnh có thể lây từ người sang người khi bị muỗi vằn có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus đốt. Sốt xuất huyết xảy ra quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa mưa, cụ thể là các tháng 7, 8, 9, 10.

Virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết ở 4 tuýp khác nhau được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Khi cơ thể mắc sốt xuất huyết tuýp nào thì miễn dịch chỉ đặc hiệu tuýp đó, cho nên mắc bệnh một lần rồi vẫn có khả năng nhiễm lại.

Nguyên nhân gây sốt xuất huyết

Muỗi vằn có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus

2/ Triệu chứng và diễn biến của bệnh

Các triệu chứng

Triệu chứng sốt xuất huyết khác nhau ở mỗi giai đoạn. Cụ thể, khi ở giai đoạn nhẹ, các dấu hiệu thường gặp có thể là:

  • Sốt cao 39 đến 40 độ C.
  • Sốt kéo dài 4 đến 7 ngày không giảm.
  • Nhức đầu dữ dội, nhất là vị trí sau nhãn cầu.
  • Nhức khớp và cơ.
  • Buồn nôn và nôn mửa.
  • Nổi mẩn đỏ, phát ban.
Người bị sốt xuất huyết giai đoạn đầu thường sốt cao nhiều ngày

Sốt cao là biểu hiện ban đầu của sốt xuất huyết

Triệu chứng nặng hơn của sốt xuất huyết:

  • Xuất huyết trong cơ thể: Nổi các nốt đỏ dưới da, có thể bị chảy máu ở một số nơi như mũi (máu cam), chân răng, trên người nhiều vết bầm tím, nôn ra máu, đi ngoài phân đen (xuất huyết nội tạng).
  • Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, cả người vật vã, choáng váng

Giai đoạn nặng nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Hội chứng sốc Dengue được xem là giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh với tỉ lệ tử vong cao nhất. Ngoài các dấu hiệu ở trên, cơ thể người bệnh còn bị xuất huyết nặng và tụt huyết áp, ứ dịch ở khoang màng phổi và ổ bụng.

Giai đoạn của bệnh

Sốt cao: Người bệnh trải qua cơn sốt cao bất thường có thể lên tới 40 độ C. Có thể xảy ra sốt 2 pha. Sốt 2 pha là gì? Đó là tình trạng sốt 2 ngày rồi hạ nhưng 3-5 ngày sau tái sốt.  Lúc này khó xác định được liệu người bệnh có phải mắc sốt xuất huyết hay không, chỉ có thể biết được thông qua xét nghiệm tại bệnh viện.

Xuất huyết: Khi tình trạng sốt thuyên giảm, thì dấu hiệu xuất huyết trong bắt đầu xảy ra, đó là: xuất huyết dưới da, chảy máu cam… nặng hơn có thể chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi, xuất huyết tiêu hóa…

Phục hồi: Sau khi vượt qua giai đoạn nguy hiểm trên, lúc này cơ thể đang dần phục hồi, lượng tiểu cầu tăng dần, huyết động trở nên ổn định. Người bệnh bắt đầu có thèm ăn trở lại.

  HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC KHI TRẺ CÓ DẤU HIỆU BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN

3/ Biến chứng của bệnh

Các biến chứng sốt xuất huyết khi xảy ra đều gây nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh khởi đầu bằng triệu chứng sốt. Trong vòng 4 đến 7 ngày, các dấu hiệu thường xuất hiện là: sốt cao, đau đầu, buồn nôn, phát ban, nhức mỏi khớp và cơ… Những dấu hiệu bệnh lúc đầu thường bị nhầm lẫn với các bệnh cảm sốt khác, không ít người chủ quan tự điều trị tại nhà. Thế nhưng đây chính là sai lầm có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng khó lường, cụ thể đó là:

  • Hạ tiểu cầu làm cơ thể mệt mỏi, chỉ muốn nằm một chỗ.
  • Tình trạng xuất huyết nặng có thể gây tổn thương mạch máu làm chảy máu cam, nướu răng, kèm theo huyết tương thoát khỏi mạch máu đi ra ngoài cơ thể, khiến bệnh nhân mất máu nhiều, đột ngột có thể dẫn đến tử vong.
  • Chảy máu trong quá nhiều khiến chức năng tim, thận bị suy giảm, dẫn đến rối loạn hệ thống tuần hoàn. Trong trường hợp tim không được bơm đủ máu, có thể dẫn đến tình trạng tràn dịch màng tim.
  • Tràn dịch màng phổi cũng có khả năng xảy ra khi bị sốt xuất huyết nặng.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, do đó chúng ta cần nâng cao ý thức phòng chống sốt xuất huyết ở mỗi cá nhân lẫn cộng đồng, cũng như không được chủ quan khi thấy cơ thể có biểu hiện sốt, không khỏe.  Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc sốt xuất huyết, cần chủ động đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời.

Nguồn tham khảo: https://tamanhhospital.vn/chuyen-gia-canh-bao-3-sai-lam-khien-benh-nhan-tro-nang-khi-bi-benh-sot-xuat-huyet/

Các bài viết khác

5 CÁCH PHÒNG NGỪA CẢM LẠNH ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ

Thời tiết giao mùa là lúc cơ thể dễ mắc cảm lạnh nhất. Tuy không phải bệnh nghiêm trọng, nhưng bị ho...

CẢM LẠNH & CẢM CÚM: LÀM GÌ KHI THỜI TIẾT THAY ĐỔI?

Ho sốt là triệu chứng của nhiều bệnh về đường hô hấp thường gặp thời điểm giao mùa. Cảm lạnh và cảm...

HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC KHI TRẺ CÓ DẤU HIỆU BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị viêm đường hô hấp trên. Khi thấy trẻ ho sốt, đừng chủ quan mà hãy...

NHẬN BIẾT SỐT VIRUS VÀ SỐT XUẤT HUYẾT

Sốt xuất huyết và sốt virus rất dễ bị nhầm lẫn vì có một số điểm giống nhau. Xác định đúng bệnh...

3 DẤU HIỆU CẢNH BÁO BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TRỞ NẶNG Ở TRẺ

Bệnh tay chân miệng là bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Vào những mùa cao điểm của dịch bệnh, trẻ có...

HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ SỐT CAO CO GIẬT Ở TRẺ EM DƯỚI 6 TUỔI

Sốt cao giật mình (co giật) là hiện tượng bất thường ở trẻ cần được theo dõi và điều trị kịp thời....