Cẩm Nang | 5 CÁCH PHÒNG NGỪA CẢM LẠNH ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ

5 CÁCH PHÒNG NGỪA CẢM LẠNH ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ

Thời tiết giao mùa là lúc cơ thể dễ mắc cảm lạnh nhất. Tuy không phải bệnh nghiêm trọng, nhưng bị ho sốt do cảm lạnh khiến chúng ta mệt mỏi, làm gián đoạn công việc, sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là cách nhận biết cảm lạnh cũng như cách phòng ngừa bạn cần biết.

Nhận biết cảm lạnh

Bệnh cảm lạnh thường do nhiễm các loại virus từ bên ngoài. Triệu chứng bệnh bộc phát từ 1 đến 3 ngày sau khi tiếp xúc nguồn lây. Triệu chứng không hoàn toàn giống nhau ở mỗi người, tuy nhiên thường gặp nhiều nhất là: viêm họng, sổ mũi, đau đầu, hay hắt xì, sưng hạch bạch huyết, hay chảy nước mắt, mất vị giác, sốt ho, mất vị giác, người mệt mỏi khó chịu.

Bệnh cảm lạnh thường kéo dài từ 3-7 ngày. Người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với người khác trong vào 3 ngày đầu, vì đây là giai đoạn bệnh dễ gây lây nhiễm nhất.

Cảm lạnh có thể hoàn toàn tự chữa khỏi ở nhà nếu ở tình trạng nhẹ. Tuy nhiên nếu xảy ra các trường hợp dưới đây, cần đưa người bệnh đi khám.

  • Ở người lớn: Sốt cao hơn 38,5°C, cơn sốt kéo dài hơn năm ngày hoặc tái sốt sau vài ngày. Ngoài ra, nếu thấy khó thở, đau họng hoặc đau vùng xoang nghiêm trọng cần phải đến bệnh viện ngay.
  • Ở trẻ nhỏ: Trẻ sơ sinh đến 12 tuần tuổi bị trên 38°C, sốt kéo dài không hạ nhiệt; thở khò khè, đau tai, chán ăn, ngủ li bì; nên đưa trẻ gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Dấu hiệu thường gặp của cảm lạnh là sốt ho, viêm họng

Sốt ho, viêm họng là triệu chứng thường gặp nhất khi bị cảm lạnh

Phòng ngừa cảm lạnh

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, giữ cơ thể khỏe mạnh không chỉ tăng chất lượng cuộc sống mà còn giúp bảo vệ bản thân cũng như mọi người xung quanh. Vậy nên làm gì để không bị cảm lạnh?

Giữ vệ sinh và ngủ đủ giấc

Cảm lạnh là bệnh do tiếp xúc nguồn lây vi rút, do đó việc giữ vệ sinh cho bản thân là điều quan trọng. Nên nhớ rửa tay bằng xà phòng, nhất là sau khi tiếp xúc ở nơi công cộng hoặc những nơi đông người. Không tiếp xúc gần với người bị cảm lạnh.

Giấc ngủ ảnh hưởng không nhỏ đến hệ miễn dịch. Nếu ngủ đủ giấc (6-8 tiếng mỗi ngày) có thể giúp bạn phòng tránh nhiều bệnh lây nhiễm. Vì giấc ngủ là thời điểm cơ thể phục hồi và tái tạo năng lượng sau một ngày hoạt động, từ đó đảm bảo khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Không dùng chung vật dụng với người nhiễm bệnh

Vi rút gây cảm lạnh bay tự do trong không khí và bám vào các bề mặt vật dụng xung quanh, do đó người nhiễm bệnh khi ho sốt sẽ bắn ra các giọt nước nhầy nhỏ mà mắt thường chúng ta không thể quan sát được. Chính vì thế vi rút có thể lây lan quan bạn nếu có chạm tay lên các đồ đạc của người nhiễm bệnh cũng như tiếp xúc gần với họ.

Giữ vệ sinh cá nhân và hạn chế tiếp xúc người bệnh để tránh nguồn lây

Vệ sinh cá nhân và hạn chế tiếp xúc người bệnh để tránh bị lây virus

Vận động đều đặn

Vào mùa lạnh, nhiều người thường có tâm lý ngại tập thể dục khi cảm lạnh. Nhưng đây chính là cách phòng ngừa cảm lạnh rất hiệu quả. Bạn nên ra ngoài vào ban ngày thường xuyên và có thói quen vận động cơ thể đều đặn mỗi ngày. Hoạt động thể chất làm gia tăng lượng tế bào của hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại được nhiều bệnh truyền nhiễm như cảm lạnh.

Uống nhiều nước

Đừng đợi đến khi bị sốt cao ho nhiều do cảm lạnh bạn mới uống nhiều nước để bổ sung, uống nước mỗi ngày chính là cách bảo vệ cơ thể khỏi nhiều nguy cơ nhiễm bệnh. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giúp cơ thể bạn đào thải độc tố.

Ăn hành và tỏi

Tuy đây là 2 loại thực phẩm không phải ai cũng thích ăn nhưng không thể phủ nhận công dụng tuyệt vời của chúng với sức khỏe. Hành và tỏi chứa nhiều tinh dầu có khả năng ức chế sự tăng trưởng và phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Không những thế chúng còn giúp ích cho các loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột hoạt động tăng cường từ đó quá trình tiêu hóa của bạn diễn ra thuận lợi hơn. Nếu bạn không thích mùi nồng của tỏi tươi, có thể thử tỏi đen lên men. Tỏi lên men không những có mùi dễ chịu hơn mà còn dễ ăn, có hiệu quả gấp đôi so với tỏi thường.

Bảo vệ bản thân khỏi cảm lạnh, ho sốt rất cần thiết trong thời điểm dịch bệnh phức tạp như hiện nay. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có kiến thức phòng bệnh và nâng cao sức khỏe trong mùa dịch.

Nguồn tham khảo:

https://vncdc.gov.vn/thay-doi-thoi-quen-de-ngua-cam-lanh-nd15405.html;

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/cac-trieu-chung-benh-cam-lanh/

Các bài viết khác

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc và cách chữa nấc cho trẻ

Trẻ sơ sinh bị nấc không phải hiện tượng hiếm, thế nhưng bố mẹ không nên chủ quan, vì nếu không có...

NÊN CHO TRẺ ĂN GÌ KHI BỊ SỐT ĐỂ NHANH LẤY LẠI SỨC?

Tùy theo độ tuổi mà chế độ ăn uống của trẻ có nhiều sự khác biệt. Khi bị sốt dinh dưỡng là...

CẢM CÚM THEO MÙA: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH XỬ LÝ

Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan, biểu hiện đặc trưng là ho sốt nhiều ngày, đau nhức cơ...

CẢM LẠNH & CẢM CÚM: LÀM GÌ KHI THỜI TIẾT THAY ĐỔI?

Cảm lạnh và cảm cúm là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau. Tuy có một số biểu hiện giống nhau nhưng đây...

HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC KHI TRẺ CÓ DẤU HIỆU BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị viêm đường hô hấp trên. Khi thấy trẻ ho sốt, đừng chủ quan mà hãy...

SỐT XUẤT HUYẾT CÓ BIẾN CHỨNG GÌ?

Sốt xuất huyết là bệnh đặc trưng ở các nước khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam. Sốt xuất huyết...