Cẩm Nang | Bạn nên làm gì khi trẻ bị tay chân miệng một lần nữa?

Bạn nên làm gì khi trẻ bị tay chân miệng một lần nữa?

Hiện nay, số lượng người rơi vào tình trạng tái phát bệnh tay chân miệng đang ngày một tăng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nên làm gì khi trẻ bị tay chân miệng một lần nữa. Bài viết này, Hapacol sẽ chi tiết ra cho bạn biết cách để giải quyết tình trạng bệnh này nếu nó xuất hiện thêm lần nữa.

1. Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là vấn đề sức khỏe gây ra do nhiễm virus thuộc họ Picornavirus, giống Enterovirus, chủng virus gây bệnh tay chân miệng phổ biến nhất là Coxsackie A và virus Enterovirus 71 (EV-71).

Do đó, căn bệnh này có tính chất lây nhiễm cao. Bạn có thể nhiễm chủng vi sinh vật này thông qua:

  • Tiếp xúc trực tiếp với tay của người bệnh
  • Tiếp xúc với phân, nước bọt hoặc chất dịch nhiễm virus
làm gì khi trẻ bị tay chân miệng một lần nữa

Khi bị bệnh trẻ bị phát ban ở tay

Đặc trưng của bệnh tay chân miệng là sự hiện diện của các nốt mụn nước và phát ban ở tứ chi (đặc biệt là khuỷu tay, đầu gối, mông, vùng xương chậu) hoặc các vết loét trong miệng.

Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Sốt nhẹ
  • Mệt mỏi hay thậm chí là suy nhược cơ thể
  • Mất khẩu vị, chán ăn
  • Viêm họng

Tình trạng nhiễm trùng này có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bệnh có xu hướng phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Vì ở độ tuổi này, hệ miễn dịch của trẻ vẫn chưa phát triển toàn diện.

Trong vài trường hợp, con bạn có thể không biểu hiện bất kỳ dấu hiệu tay chân miệng nào. Mặc dù vậy, trẻ vẫn có khả năng truyền virus cho người khác.

Tay chân miệng có thể biến mất sau một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, không ít người có nguy cơ tái phát căn bệnh này từ một đến hai lần trong đời.

Bạn có thể xem thêm một số hình ảnh bệnh tay chân miệng trong bài viết này: Hình ảnh bệnh tay chân miệng ở trẻ em

2. Vì sao bệnh tay chân miệng tái phát?

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu bắt nguồn từ các loại enterovirus, cụ thể hơn là chủng coxsackievirus A16. Bệnh có thể tự cải thiện sau vài ngày.

virus gây bệnh tay chân miệng

Hình ảnh chủng virus coxsackievirus

Sau khi phục hồi, hệ miễn dịch trong cơ thể sẽ hình thành sức đề kháng với chủng virus trên. Khi virus lại xâm nhập, các tế bào bạch cầu sẽ nhận ra và đối phó tốt hơn.

Tuy vậy, thực tế không chỉ có một chủng virus gây ra bệnh tay chân miệng. Do đó, nếu một loại virus khác cũng có khả năng tương tự như coxsackievirus A16, bạn vẫn sẽ mắc bệnh tay chân miệng  như cũ.

Đây là lý do bệnh tay chân miệng có thể tái phát nhiều lần trên cùng một người.

3. Vì sao trẻ lại bị bệnh lần nữa?

virus lây lan khi trẻ ngậm đồ chơi

Trẻ tiếp xúc với đồ dùng, đồ chơi không được vệ sinh sạch sẽ

Trẻ có nguy cơ tái nhiễm virus gây bệnh tay chân miệng nếu tiếp xúc với:

  • Đồ vật có dính virus
  • Chất dịch từ mũi, miệng hoặc cổ họng của người bệnh
  • Phân
  • Chất dịch mủ từ chỗ rộp da

Mặt khác, bệnh cũng có thể lây qua đường hôn hoặc nói chuyện quá gần với người đang nhiễm virus.

Bên cạnh đó, trẻ nhỏ thường có xu hướng đưa tay hoặc đồ chơi vào miệng ngậm. Thói quen này tạo điều kiện thuận lợi cho virus dễ lây lan hơn. Đó là lý do vì sao trẻ em thường dễ mắc bệnh này hơn.

4. Bạn nên làm gì khi trẻ bị tay chân miệng một lần nữa?

Nếu chưa biết làm gì khi trẻ bị tay chân miệng một lần nữa, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp y tế từ bác sĩ.

Thực tế, một số bệnh lý khác cũng có khả năng tạo nên những triệu chứng tương tự tay chân miệng. Do đó, lúc này, việc chẩn đoán chính xác vấn đề sức khỏe là điều cần thiết.

Bạn nên mô tả chi tiết tình trạng của trẻ với bác sĩ, ví dụ như:

  • Bạn cảm thấy con không khỏe từ khi nào?
  • Thời điểm các triệu chứng đầu tiên xuất hiện?
  • Liệu những dấu hiệu đã trở nên tốt hơn hay xấu đi sau vài ngày?
  • Bạn hoặc trẻ nhỏ có tiếp xúc với người nhiễm virus tay chân miệng trong những ngày qua?

Sau khi chẩn đoán, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng một số loại thuốc không kê đơn nhằm xoa dịu các triệu chứng nhiễm trùng, bao gồm:

  • Thuốc giảm đau, ví dụ như ibuprofen hoặc acetaminophen (paracetamol)
  • Gel dưỡng da chiết xuất từ nha đam (lô hội)

Mặt khác, bạn cần lưu ý không tự ý điều trị bệnh tay chân miệng bằng kháng sinh. Tình trạng này phát sinh bởi virus, trong khi kháng sinh chỉ có tác dụng đối phó tốt với những tình trạng nhiễm khuẩn.

Xem thêm: Trẻ bị chân tay miệng uống thuốc gì để hiệu quả và an toàn

5. Cách phòng bệnh tay chân miệng

Nhằm đảm bảo sức khỏe của chính bản thân và trẻ nhỏ, bác sĩ khuyến nghị mọi người nên áp dụng một số cách phòng bệnh tay chân miệng dưới đây, bao gồm:

5.1. Rửa tay thường xuyên

rửa tay để ngừa bệnh tay chân miệng

Rửa tay thường xuyên giúp hạn chế vi khuẩn xâm nhập

Đối với cha mẹ

Một trong những cách phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả nhất là giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là tay. Theo các chuyên gia, thói quen rửa tay cẩn thận bằng nước ấm và xà phòng trong 20 giây có khả năng giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng đáng kể.

Đặc biệt, bạn nên rửa tay trước khi ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh cũng như thay tã cho trẻ. Đồng thời, hãy cố gắng bỏ thói quen đưa tay chạm vào mặt, mắt, mũi hay miệng nhé.

Đối với trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh tay chân miệng nhất. Do đó, bên cạnh việc nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân, bạn cũng nên tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên ngay từ bây giờ. Bạn có thể áp dụng một số bài hát đơn giản hoặc chơi trò đếm số với trẻ để canh thời gian phù hợp.

5.2. Vệ sinh đồ chơi của trẻ thường xuyên

Hầu hết trẻ nhỏ đều có xu hướng đưa đồ chơi lên miệng gặm. Vì vậy, ngoài việc tập cho trẻ bỏ thói xấu này, bạn còn cần vệ sinh đồ chơi của trẻ với nước ấm và xà phòng thường xuyên. Bên cạnh đó, đối với thú nhồi bông, bạn có thể đem phơi nắng như một biện pháp khử trùng tự nhiên.

Ngoài ra, chăn gối cũng là những thứ trẻ dễ ngậm lấy. Do đó, bạn nên giặt chăn, bao gối cũng như drap giường ít nhất một lần mỗi tuần.

5.3. Tranh thủ nghỉ ngơi

nghỉ ngơi để ngừa tay chân miệng

Nghỉ ngơi đủ giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng

Bạn nên tranh thủ nghỉ ngơi trong khoảng thời gian bị bệnh, giúp cơ thể được phục hồi hiệu quả. Đừng cố gắng đến công ty cũng như bắt buộc trẻ đến trường. Điều này có thể tạo điều kiện cho virus lây lan, hình thành nên dịch bệnh.

6. Cách ngăn ngừa và kiểm soát bệnh để tránh lây lan

Bạn nên có những biện pháp để ngăn ngừa và hạn chế lây lan bệnh tay chân miệng cho người xung quanh:

  • Dạy trẻ cách che miệng, mũi khi hắt hơi hoặc ho vào khăn giấy dùng một lần. Nếu không có khăn giấy, hãy chỉ cho trẻ cách ho vào khuỷu tay. Mọi người nên rửa tay thường xuyên sau khi tiếp xúc với khăn giấy đã sử dụng hoặc chất nhầy từ trẻ mắc bệnh, có thể thay luôn quần áo mới để tránh lây nhiễm.
  • Rửa sạch tay sau khi thay tã. Các bố mẹ có thể làm lan truyền virus sang những bề mặt đồ vật khác do chạm tay lung tung sau khi tiếp xúc với phân hay các dịch tiết khác.
  • Rửa sạch và khử trùng các đồ chơi có thể tiếp xúc với nước bọt của trẻ nhiễm bệnh.
  • Không chia sẻ thức ăn, đồ uống và dùng chung các vật dụng cá nhân như dụng cụ ăn uống, bàn chải đánh răng, khăn tắm với trẻ đang mắc bệnh.
  • Có biện pháp cách ly, bảo vệ những đứa trẻ khác trong nhà. Đừng để chúng tiếp xúc gần, ôm, hôn hay chia sẻ đồ chơi với trẻ đang mắc bệnh vì virus sẽ có khả năng lan truyền nhanh chóng.
  • Vệ sinh sạch sẽ các bề mặt mà con bạn tiếp xúc thường xuyên.

Bên cạnh việc phòng ngừa lây lan nhưng mà nhiều người không biết liệu tay chân miệng lây lan qua đâu. Để biết được thông tin đó hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết: Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?

Trẻ mắc bệnh có đến trường được không?

Hiện nay tại Việt Nam, do các lớp học thường có nhiều trẻ và các biện pháp ngăn ngừa như cách ly và vệ sinh trường lớp chưa được hiệu quả triệt để, nên các bé có biểu hiện tay chân miệng thì tốt nhất nên ở nhà, tránh lây lan cho cộng đồng.

Trẻ có thể quay lại trường lớp sau thời gian nghỉ theo quy định của nhà trường và trẻ cảm thấy đã khỏe mạnh trở lại. Nếu bạn còn cảm thấy lo lắng, hãy nói chuyện với bác sĩ để xem con bạn đã sẵn sàng để quay trở lại trường học hay chưa.

Liệu bệnh có nguy cơ tái phát ở trẻ?

Tin buồn là bệnh tay chân miệng ở trẻ có nguy cơ tái phát do tái nhiễm cùng một loại hoặc các loại virus khác gây ra bệnh. Do đó, bạn không nên chủ quan nghĩ rằng trẻ sẽ không có khả năng bị mắc bệnh trở lại.

Nguồn tham khảo:

Hand, Foot, and Mouth Disease. https://www.healthline.com/health/hand-foot-mouth-disease.

Why You Can Get HFMD More Than Once. https://www.healthline.com/health/hand-foot-mouth-disease.

Seven facts and a mystery about hand, foot and mouth disease. https://www.sciencenews.org/blog/growth-curve/seven-facts-and-mystery-about-hand-foot-and-mouth-disease.

Các bài viết khác

Viêm họng đỏ là gì? Cách điều trị viêm họng đỏ hiệu quả

Viêm họng đỏ là tình trạng niêm mạc họng bị nhiễm trùng và sưng huyết đỏ. Người mắc viêm họng đỏ thường...

Cách sử dụng thuốc hạ sốt khi trẻ bị sốt cao, co giật, nôn trớ

Làm cha mẹ, chúng ta hầu như ai cũng phải thường xuyên đối mặt với những cơn sốt của trẻ, từ sốt...

Chọn và dùng thuốc hạ sốt cho trẻ an toàn

Paracetamol(hay còn gọi là acetaminophen) là loại thuốc hạ sốt an toàn cho trẻ, được sử dụng trong hầu hết các trường...

Tủ thuốc gia đình cần có những gì để bảo vệ sức khỏe?

Tủ thuốc gia đình rất cần thiết cho mọi nhà vì đôi khi bạn và người thân có thể gặp phải những...

Các mũi tiêm và lịch tiêm vacxin cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Chích ngừa cho trẻ sơ sinh là điều cần thiết mà bố mẹ nên thực hiện để phòng tránh trẻ không bị...

Trẻ sơ sinh bị táo bón: Dấu hiệu và cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh

Với trẻ sơ sinh, việc đi vệ sinh như thế nào phản ánh tình trạng sức khỏe của bé hiện tại. Khi...