Chích ngừa cho trẻ sơ sinh là điều cần thiết mà bố mẹ nên thực hiện để phòng tránh trẻ không bị nhiễm những bệnh nguy hiểm thường gặp. Vậy những mũi tiêm chủng cần thiết cho trẻ là gì? Có tác dụng như thế nào? Dưới đây là những thông tin bố mẹ cần biết về chích ngừa cho trẻ sơ sinh.
Trong vắc xin chứa kháng nguyên của virus hoặc vi khuẩn gây bệnh. Trong khi đó, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa từng gặp những virus hay vi khuẩn này. Việc chích ngừa cho trẻ sơ sinh giúp kích thích hệ miễn dịch của trẻ sản xuất các kháng thể. Kháng thể sẽ tồn tại trong máu một thời gian dài để bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
Hơn nữa, chi phí khi tiêm phòng cho trẻ thấp hơn rất nhiều so với chi phí điều trị và chăm sóc y tế nếu bé bị nhiễm bệnh. Do đó tiêm phòng chính là biện pháp tối ưu nhất, hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Tiêm phòng cho trẻ chính là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu
Vậy những mũi tiêm chủng cần thiết cho trẻ là gì? Lịch tiêm chủng cho trẻ như thế nào? Dựa vào độ tuổi của trẻ mà bố mẹ đưa trẻ đi tiêm ngừa các loại vắc xin khác nhau.
Các mũi tiêm chủng cho trẻ sơ sinh theo từng độ tuổi như sau:
Với trẻ mới sinh: bé cần được tiêm 2 mũi quan trọng là vắc xin phòng bệnh lao và viêm gan B. Bố mẹ nên cho bé tiêm càng sớm càng tốt sau sinh. Nếu để lâu, vắc xin phòng lao sẽ không được tiêm sau khi trẻ trên 1 tháng tuổi. Vắc xin viêm gan B hiệu quả nhất là tiêm trong vòng 24h sau sinh.
Với trẻ 2 tháng tuổi: Trẻ cần được tiêm mũi phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B mũi thứ 2 và vắc xin phòng các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Hib, đặc biệt là viêm màng não, viêm phổi. Hiện nay bạn có thể chọn vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1, tiêm 1 lần để phòng được nhiều bệnh cho trẻ. Ngoài ra, bạn nên cho trẻ uống thêm vắc xin phòng tiêu chảy cấp do Rotavirus.
Với trẻ 3 tháng tuổi: Bạn tiếp tục đưa bé đi tiêm phòng cho trẻ 3 tháng tuổi những mũi tiêm ở tháng thứ 2 theo các loại vắc xin đã tiêm trước đó.
Với trẻ 4 tháng tuổi: Tiếp tục tiêm phòng mũi thứ 3 cho vắc xin phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, nhiễm khuẩn do Hib.
Với trẻ 6 tháng tuổi: Trẻ cần được tiêm mũi cúm để phòng tránh các chủng cúm A (H1N1, H3N2) và một chủng cúm B. Nên tiêm mũi đầu khi trẻ được 6 tháng tuổi và tiêm nhắc lại sau đó 1 tháng.
Với trẻ 9 tháng tuổi: Đây là thời điểm phù hợp để bé được tiêm vắc xin sởi riêng. Nếu bạn muốn tiêm vắc xin 3 trong 1 (phòng sởi, quai bị, rubella) thì phải chờ đến khi trẻ được 12-15 tháng tuổi. Vắc xin sởi riêng cần được tiêm 1 mũi nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi còn vắc xin kết hợp 3 trong 1 sẽ được tiêm mũi 2 nhắc lại lúc trẻ được 4 – 6 tuổi.
Sau khi tiêm chủng cho trẻ sơ sinh, việc cơ thể trẻ có phản ứng là chuyện bình thường. Đó có thể là mẩn ngứa, đau, sưng, đỏ tại vị trí tiêm; sốt dưới 39 độ C và một số triệu chứng khác như khó chịu, mệt mỏi, chán ăn. Việc chăm sóc cho bé sau khi tiêm là vô cùng quan trọng. Một số việc bố mẹ cần làm:
Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi bị sốt từ 38.5 độ do chích ngừa
Chích ngừa cho trẻ sơ sinh là điều vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Đây chính là biện pháp tăng cường cho hệ miễn dịch non nớt của trẻ để chống lại những mầm bệnh nguy hiểm tiềm ẩn ở môi trường xung quanh. Hy vọng qua bài viết này bố mẹ đã ghi nhớ được lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và đưa trẻ đi tiêm đúng thời điểm nhé!
Nguồn tham khảo: https://hongngochospital.vn/lich-tiem-phong-cho-tre-so-sinh-cha-me-can-biet/